Chuẩn bị đàm phán:

Một phần của tài liệu LKHKD XUẤT KHẨU DETOX HOA QUẢ sấy KHÔ SANG THỊ TRƯỜNG mỹ (Trang 70 - 81)

6.1.1.1. Tổng quan về đối tác:

Cửa hàng bán lẻ Walmart Mô hình công ty: Công ty cổ phần Ngành nghề: Bán lẻ

Thành lập: Rogers, Arkansas, Hoa Kỳ

(1962)

Trụ sở chính: Bentonville, Arkansas,

Hoa Kỳ

Nhân viên chủ chốt: Sam Walton (1918–1992), người sáng lập: H. Lee Scott, CEO

S. Robson Walton, Chủ tịch hội đồng quản trị Tom Schowe, CFO

Sản phẩm: Các cửa hàng giảm giá, cửa hàng tạp phẩm, đại siêu thị quang học, dược phẩm, studio chân dung

Website: www.walmart.com  Đôi nét về Walmart:

Walmart là một tập đoàn bán lẻ đa quốc gia của Mỹ, điều hành một chuỗi các đại siêu thị, cửa hàng bách hóa giảm giá và cửa hàng tạp hóa. Walmart là nhà bán lẻ hàng tạp hóa lớn nhất nước Mỹ vào năm 2019 với 3569 đại siêu thị ở 49 trong số 50 tiểu bang của Hoa Kỳ, 381 cửa hàng giảm giá và 180 cửa hàng tạp hóa.

Nhãn hiệu Walmart, là một công ty công cổ phần công khai Mỹ hiện là một trong những công ty lớn nhất thế giới (theo doanh số) theo công bố của Forturn 500 năm 2007.

 Nó được thành lập bởi Sam Walton năm 1962, đã thành lập công ty ngày 31 tháng 10 năm 1969, và niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York năm 1972. Đây là đơn vị tư nhân thuê nhân công lớn nhất thế giới và là đơn vị sử dụng nhân công công cộng và thương mại lớn thứ 4 thế giới, chỉ xếp sau Quân Giải phóng Nhân dân của Trung Quốc, Cục Y tế Quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland 1983: Sam’club mở lần đầu tiên vào tháng 4 tại Midwest, Oklahoma.

 1988: Supercenter đầu tiên của Walmart được đặt tại WashintonDC  1990: Walmart trở thành nhà bán lẻ số 1 tại nước Mỹ

 1992: Walmart bắt đầu xâm nhập thị trường ngoại địa tại Puerto Rico

 1993: Walmart International Division được thành lập với Bobby Martin làm chủ tịch

 1996: Walmart xâm nhập thị trường Trung Quốc thông qua thỏa hiệp liên doanh  1997: Walmart trở thành công ty có số lượng nhân viên lớn nhất tại Mỹ

 1998: Walmart xâm nhập thị trường tiềm năng Hàn Quốc, đẩy mạnh tại thị trường tiềm năng Châu Á

 2006: Hãng bắt đầu tấn công vào thị trường bán lẻ Trung Mỹ

 Walmart hoạt động ở México với tên Walmex, ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland với tên ASDA, và ở Nhật Bản với tên The Seiyu Co., Lt.. Các công ty con thuộc sở hữu toàn phần của nó nằm ở Argentina, Brasil, Canada, Puerto Rico, Anh. Việc đầu tư của Walmart bên ngoài Bắc Mỹ đã thu được kết quả hỗn hợp.

 Những cửa hàng của Walmart bao gồm:  Cửa hàng giảm giá Walmart

 Siêu trung tâm Walmart  Siêu thị Walmart

 Supermercado de Walmart  Walmart Express

 Chiến lược marketing của WM:

 Chủ yếu dựa trên cơ sở các chính sách về giá thấp và các cam kết với khách hàng của nó. Hạt nhân của chính sách marketing là truyền thông slogan “Every Low Prices”.

 WM nhờ vào sự truyền miệng liên tiếp để giảm chi phí cho quảng cáo và khuyến mãi. WM còn nhấn mạnh vào lòng yêu nước và sự nghiệp quốc gia để quảng cáo. WM phát động chiến dịch “Buy American” và nhấn mạnh biểu tượng “Made in USA” trên kệ hang của mình.

Chuỗi siêu thị Châu Á - 99 Ranch Market Thành lập: Năm 1984

Người sáng lập: Roger Chen- người Đài Loan Loại hình kinh doanh: Bán lẻ

Trụ sở chính: Công viên Buena, California

Đôi nét về chuỗi siêu thị châu Á- 99 Ranch Market:

Là chuỗi siêu thị châu Á lớn nhất ở Mỹ và lượng khách hàng của siêu thị này tiếp tục gia tăng. Chuỗi siêu thị này hiện diện ở tất cả các khu vực có cộng đồng người châu Á sinh sống lớn nhất tại Mỹ phục vụ các thị trường ngách, chuyên cho mỗi cộng đồng châu Á nhỏ, chẳng hạn như người Mỹ gốc Nam Á, người Đông

 Ý nghĩa của ‘99 Ranch’

Theo Chow, 99 Ranch Market tượng trưng cho sự tài vận và sự tươi mới. Trong tiếng Trung Quốc “99” đồng âm với “tài vận vĩnh cửu”. Khẩu hiệu hiện tại của công ty là “chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa vì 100”. “Ranch” (trại chăn nuôi) và “Market” (chợ) thể hiện hai nơi mà mọi người thường tới mua những sản phẩm tươi nhất.

Chen không nhận ra sự bối rối do thương hiệu này mang lại. “Ranch Market” nghe khá rườm rà đối với người Mỹ trong khi biểu tượng số 99 lại khiến người qua đường hiểu nhầm là cửa hàng giảm giá nổi tiếng nào đó, còn gọi là cửa hàng 99 cent, hay xuất hiện trong cùng khu vực.

Ngày nay, 99 Ranch còn hơn cả một cửa hàng tạp hóa. Nó đã trở thành biểu tượng của cộng đồng người Mỹ gốc Á. Người đam mê ẩm thực hiểu khu nào có 99 Ranch, khu đó cũng có các cửa hàng đồ ăn Á chất lượng. Môi giới bất động sản Mỹ bắt đầu chú ý đến các đợt khai trương cửa hàng 99 Ranch, hiểu rằng đó là sự khởi đầu cho một đợt gia tăng dân số gốc Á trong khu vực, đồng nghĩa giá nhà cửa tăng.

6.1.1.2. Văn hóa trong kinh doanh của Mỹ

 Cách ứng xử trong văn hóa kinh doanh của người Mỹ

Mỹ là một đất nước coi trọng sự bình đẳng, người dân Mỹ luôn tin rằng mọi người đều có quyền lợi như nhau. Chính vì vậy, trong kinh doanh người Mỹ không quá trịnh trọng, nghi thức mà chú trọng sự tự nhiên. Nhiều doanh nhân Mỹ cho rằng các nghi thức là phiền toái và không cần thiết.

Họ có tính thực tế nhưng vẫn tạo không khí thoải mái, thân thiện và dễ chịu cho đối tác của mình. Sự tự nhiên trong kinh doanh sẽ giúp loại bỏ các thủ tục rườm rà, tập trung vào vấn đề chính và dễ dàng đạt được mục tiêu mong muốn.

 Danh thiếp, quà tặng

Danh thiếp trong kinh doanh tại Mỹ đóng vai trò là hình thức trao đổi địa chỉ hoặc số điện thoại của các đối tác. Việc trao đổi danh thiếp chỉ đóng vai trò nhỏ, không phải là cơ sở cho sự tin cậy trong kinh doanh.

Quà tặng trong kinh doanh ở Mỹ không được chấp nhận về mặt văn hóa vì họ xem những khoản quà tặng có liên quan đến nạn tham nhũng. Doanh nhân Mỹ xem đó là hành vi hối lộ và làm ăn gian dối, không đứng đắn. Nếu việc tặng quà bị phát hiện, các bên liên quan sẽ phải đối mặt với luật pháp Mỹ, thậm chí phải ra tòa. Đây là một mặt rất tích cực và minh bạch trong văn hóa kinh doanh của người Mỹ.

 Coi trọng hiệu quả, tiết kiệm thời gian

Người Mỹ đặc biệt quan tâm đến hiệu quả khi làm việc, vì họ cho rằng chỉ những hoạt động thực tiễn và có lợi nhuận mới thực sự có giá trị. Những dự án, hoạt động không có hiệu quả được xem là lãng phí và vô đạo đức.

Chính vì vậy, các doanh nhân Mỹ sẽ ưu tiên quan tâm đến hiệu quả khi xem xét một vấn đề hợp tác. Bên cạnh đó, với phương châm “thời gian là tiền bạc”, người Mỹ đặc biệt coi trọng đến vấn đề thời gian khi làm việc với đối tác. Họ chỉ thích những cuộc nói chuyện có mục đích cụ thể và đưa đến lợi ích thiết thực cho công ty.

6.1.2. Quá trình đàm phán:

6.1.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đàm phán: 6.1.2.1.1. Ngôn ngữ:

Trước hết công ty đã xác định rõ ngôn ngữ mà phía đối tác sử dụng chính là tiếng Anh – là ngôn ngữ toàn cầu mà cả hai bên đều sử dụng tốt.

6.1.2.1.2. Các giấy tờ cần chuẩn bị trước khi đàm phán:

-Chứng chỉ Hàng Việt Nam chất lượng cao -Chứng chỉ HACCP

-Chứng chỉ Thực phẩm HALAL -Chứng chỉ KOSHER

-Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008 -Chứng chỉ FDA

-Chứng chỉ Organic EU.

- Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Xuất xứ thuần túy” (WO) theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp nguyên liệu được thu mua trong nước để sản xuất hàng hóa xuất khẩu và có hóa đơn giá trị gia tăng.

-Hồ sơ xin giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

-Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Nhãn sản phẩm, Giấy đăng kí kiểm dịch thực vật, Hợp đồng xuất khẩu, Packing List.

6.1.2.1.2. Thông tin:

Thông tin cần thu thập để phục vụ cho cuộc đàm phán:

- Thông tin về hàng hóa:

+Tìm hiểu kỹ những mặt hàng dự định kinh doanh về tên gọi, giá trị, công dụng, các tính chất cơ lý hóa và yêu cầu của thị trường đối với những mặt hàng đó như: quy cách, phẩm chất, bao bì, phân loại sản phẩm…

+ Nắm vững tình hình sản xuất các mặt hàng đó như: thời vụ, khả năng về nguyên vật liệu, tay nghề công nhân, công nghệ sản xuất…

+ Nghiên cứu giá cả của các công ty cạnh tranh.

+ Xem xét đến tỷ suất ngoại tệ của mặt hàng sản phẩm

- Thông tin về thị trường:

Những thông tin cơ bản về đất nước, con người, tình hình chính trị, xã hội như: diện tích, ngôn ngữ, địa lý và khí hậu, các trung tâm công nghiệp và thương mại chủ yếu, chế độ chính trị, luật pháp, các chính sách kinh tế, xã hội…

Luật pháp:

-Mỹ có hệ thống luật pháp chặt chẽ, chi tiết và phức tạp hàng đầu thế giới. Luật pháp được xem là một vũ khí thương mại lợi hại của Mỹ. Người ta nói rằng có hiểu biết về luật pháp xem như bạn đã đặt được một chân vào thị trường Mỹ.

Đứng trên góc độ xâm nhập của các doanh nghiệp vào thị trường Mỹ, hệ thống luật pháp về kinh doanh của Mỹ có một số đặc điểm đáng chú ý sau đây:

+ Về luật thuế, đáng chú ý là danh bạ thuế quan thống nhất HTS và chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP. Trong đó GSP rất quan trọng với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Nội dung chính của chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP là miễn thuế hoàn toàn hoặc ưu đãi mức thuế thấp cho những mặt hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển được Mỹ chấp thuận cho hưởng GSP. Đây là hệ thống ưu đãi của GSP thậm chí còn thấp hơn mức thuế ưu đãi tối huệ quốc MFN-là chế độ ưu đãi với điều kiện có đi có lại giữa các nước thành viên WTO, các nước có hiệp định song phương với Mỹ.

+ Về Hải quan, hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ được áp dụng thuế suất theo biểu quan Mỹ gồm 2 cột: cột 1 quy định thuế suất tối huệ quốc, cột 2 quy định thuế suất đầy đủ hoặc thuế suất pháp định áp dụng cho các nước không được hưởng quy chế tối huệ quốc. Sự khác biệt giữa hai cột thuế suất này thông thường là từ 2-5 lần. Cách xác định giá trị hàng hoá để thu thuế của Hải quan Mỹ hiện nay chủ yếu căn cứ theo hiệp định về cách tính trị giá tính thuế của Hải quan trong Hiệp định Tokyo của GATT (nay WTO) và luật về các hiệp định thương mại năm 1979. Phí thủ tục Hải quan được quy định trong Luật Hải quan và thương mại năm 1990. Ngoài ra, còn cần phải chú ý các quy định khác của Hải quan như nhãn mác phải ghi rõ nước xuất xứ và về chế độ hoàn thuế.

Tiền tệ và ngân hàng trung ương:

Đồng đô la Mỹ (USD) là đồng tiền chính thức của Hoa Kỳ. Đồng đô la là loại tiền được sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch quốc tế. Đồng đô la là một trong những đồng tiền ổn định nhất thế giới và nhiều quốc gia bảo đảm cho đồng tiền của họ bằng dự trữ USD.

Đồng đô la Mỹ hiện vẫn duy trì vị trí số một là tiền tệ dự trữ chủ yếu, mặc dù nó luôn trải qua thử thách theo thời gian.

Thuế

chính quyền bang, và thường bởi chính quyền địa phương bao gồm các hạt, vùng, thị trấn, quận và các bộ phận đặc biệt khác như cứu hoả, dịch vụ công và vận tải.

Hệ thống thuê của Mỹ đang có sự thay đổi tiến bộ, đặc biệt ở mức độ liên bang, và là một trong những quốc gia có luật thuế tiến bộ nhất trong các quốc gia phát triển.

Chi tiêu

Chi tiêu khu vực công của Hoa Kỳ hiện chiếm khoảng 30% GDP.

GDP

GDP bình quân thực trên đầu người qua các năm

GDP thực bình quân đầu người qua các năm tại Hoa Kỳ

+ Cơ sở hạ tầng: đường sá, cầu cống, bến phà, bến cảng, sân bay, các phương tiện giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính tại Hoa Kỳ phát triển bậc nhất trên thế giới, thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa và phân phối hàng hóa đến các đại lý bán sản phẩm của công ty

+ Điều kiện vận tải và giá cước.

Kê khai hải quan tự động (Automatic Manifest System – AMS)

Thông tin của lô hàng nhập khẩu vào Mỹ phải được kê khai cho Hải quan Mỹ 48 tiếng trước khi tàu ở cảng chuyển tải khởi hành đến Mỹ. Nhà xuất khẩu có trách nhiệm kê khai thông tin này ngay tại cảng xếp hàng.

Hải quan Mỹ áp dụng biện pháp soi container đối với container nào có sự nghi ngờ về an ninh, hoặc đơn giản là kiểm tra ngẫu nhiên. Việc soi container này có thể diễn ra ở cảng chuyển tải hoặc ở cảng đích tại Mỹ.

Một số lưu ý cho nhà xuất khẩu Việt Nam:

Chậm kê khai AMS: khi nhà xuất khẩu không thể hoàn thành việc kê khai AMS theo quy định thì lô hàng đó sẽ ko được xếp lên tàu để xuất sang Mỹ, trừ khi lô hàng này được chuyển qua cảng chuyển tải.

Chỉnh sửa AMS: việc chỉnh sửa AMS này thường xảy ra do số lượng hàng hóa thực tế xuất đi có sự khác biệt so với lúc kê khai AMS ban đầu, hoặc thông tin về người nhận hàng sai sót. Việc chỉnh sửa thông AMS này Hải quan Mỹ sẽ áp dụng mức lệ phí chỉnh sửa là 40 USD hoặc 45 USD tùy hãng tàu cho một lần chỉnh sửa.

Chậm kê khai ISF: trên nguyên tắc việc kê khai ISF do nhà nhập khẩu chịu trách nhiệm. Nhưng nếu kê khai không đầy đủ thì nhà nhập khẩu có thể chịu mức phạt lên đến 5000 USD cho một lô hàng. Thường các công ty vừa và nhỏ hay các doanh nghiệp gia đình ở Mỹ hay bị vướng mắc về việc khai ISF này.

Hàng hóa bị giữ lại để soi container (X-ray): đây là vướng mắc lớn nhất mà các công ty xuất khẩu hay gặp phải. Tùy theo điều kiện thương mại mà nhà xuất khẩu hay nhà nhập khẩu chịu trách nhiệm chi trả chi phí này. Chi phí phát sinh bao gồm: phí soi container và chi phí lưu container tại cảng (vì thời gian để kiểm tra thường mất một tuần hoặc hơn).

Thông tin về công ty:

+Điểm mạnh về sản phẩm của công ty: Sản phẩm nước uống trái cây Detox là sản phẩm đang rất được ưa chuộng có tác dụng để giảm cân, hơn thế nữa tại thị trường nước xuất khẩu hoàn toàn không có sản phẩm này. Thành phần trái cây trong sản phẩm được lựa chọn từ những loại trái cây tinh túy nhất và có tác dụng giảm cân hiệu quả, khâu chế biến sản phẩm cũng được tuân theo quy trình nghiêm ngặt.

a) Về nhân sự:

Dự tính sẽ có 2 người sẽ tiến hành bay sang Mỹ và tham gia đàm phán bao gồm: - Trần Thị Mộng Trinh: Giám đốc điều hành

- Nguyễn Thị Yến Nhi: trưởng phòng xuất nhập khẩu b) Về thời gian, địa điểm:

Vào lúc 13h ngày 3/12/2021 sẽ xuất phát. Cuộc đàm phán sẽ tiến hành vào 8h00 ngày 5/12/2021 và trở về vào ngày 6/12/2021

Địa điểm di chuyển: tại công ty. Sau đó dùng xe công ty và di chuyển ra sân bay Tân Sơn Nhất.

c) Phương tiện di chuyển: hãng máy bay Vietnam Airline- hãng máy bay uy tín,

Một phần của tài liệu LKHKD XUẤT KHẨU DETOX HOA QUẢ sấy KHÔ SANG THỊ TRƯỜNG mỹ (Trang 70 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w