NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điển sinh thái và khả năng tái sinh của cây trắc (dalbergia cochinchinensis) tại tỉnh kon tum (Trang 27)

3. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của tỉnh Kon Tum và huyện Đăk Hà

- Điều kiện tự nhiên của địa phương (vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, đất đai, tài nguyên...)

- Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương (dân số, cơ sở hạ tầng, tình hình sản xuất nông lâm nghiệp, nguồn thu nhập chính của người dân...)

- Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

2.1.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của loài Trắc ở khu vực nghiên cứu

- Đặc điểm sinh vật học của cây Trắc tại khu vực nghiên cứu

+ Hình thái thân, hoa, quả, lá cây

+ Đặc điểm ra hoa, kết quả của cây Trắc + Thời vụ/mùa ra hoa, kết quả

- Đặc điểm phân bố sinh thái học của cây Trắc tại khu vực nghiên cứu

+ Xác định các đặc điểm khí hậu: Lượng mưa, độ ẩm không khí, nhiệt độ, ánh sáng + Xác định và phân loại lập địa nơi có cây Trắc phân bố: Đặc tính vật lý của đất (Tầng dày, kết cấu, thành phần cơ giới của đất); đặc tính hoá học của đất (Độ pH, hàm lượng mùn, các chất dinh dưỡng của đất)

2.1.3. Điều tra, đánh giá hiện trạng quần thể và các thông tin cơ bản liên quan đến cây Trắc tạikhu vực nghiên cứu

- Xác định đặc điểm cấu trúc rừng có cây Trắc phân bố ở khu vực nghiên cứu + Cây thân gỗ: D13, Hvn, Hdc, Dt đưa ra được cấu trúc tổ thành thực vật

+ Cây tái sinh: đặc điểm tái sinh, tổ thành, cấp chiều cao, chất lượng→ đưa ra được mạng hình phân bố để từ đó đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh (đám, cụm, phân tán)

- Xác định các đặc điểm phân bố của cây Trắc tại khu vực nghiên cứu + Đăc điểm phân bố theo sinh cảnh sống, kiểu rừng

+ Đặc điểm phân bố theo đai cao và địa hình

2.1.4. Đặc điểm tái sinh nhân tạo của loài Trắc (Dalbergia Cochinchinensis)

- Đo đếm các chỉ tiêu về chất lượng hạt

- Bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của phân và chế độ che bóng đối với phát triển của loài trắc trong giai đoạn 3 tháng tuổi

- Đo đếm, xử lý số liệu về tái sinh nhân tạo của loài trắc (Dalbergia Cochinchinensis)

2.1.5. Đề xuất các biện pháp phục hồi loài cây Trắc (Dalbergia Cochinchinensis)

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Khung lý thuyết của đề tài

Khí hậu Thảm thực vật Kinh tế – xã hội Bản đồ phân bố/thích nghi của

loài Trắc tại tỉnh Kon Tum Đất đai

Điều tra tái sinh tự nhiên

Tái sinh nhân tạo

Kỹ thuật tái sinh

Phục hồi rừng Trồng mới Làm giàu rừng Trồng theo hướng phân tán Điều tra sinh

trưởng và phát triển

2.3.2. Kế thừa kết quả nghiên cứu và các tài liệu đã có về vấn đề liên quan

- Tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội.

+ Tài liệu về địa lý, đất đai, thổ nhưỡng;

+ Tài liệu khí hậu thuỷ văn;

+ Dân sinh kinh tế xã hội;

+ Bản đồ hiện trạng sinh học của tỉnh Kon Tum

2.3.3. Khảo sát thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu

2.3.3.1. Phương pháp điều tra đặc điểm sinh thái, lâm sinh học của cây Trắc

Lập tuyến điều tra, khảo sát đi qua các dạng địa hình nhằm xác định các chỉ tiêu sinh thái, đặc điểm phân bố của cây Trắc tại các quần thể rừng và tiến hành thu thập các yếu tố sinh trưởng của rừng theo ô tiêu chuẩn để xác định các đặc điểm cấu trúc rừng như sau:

a. Điều tra sơ thám

Khảo sát sơ bộ khu vực nghiên cứu và hướng các tuyến nghiên cứu, diện tích lâm phần có loài cây Trắc phân bố, xác định khối lượng công việc để xây dựng kế hoạch thời gian điều tra ngoại nghiệp. Đồng thời sơ thám toàn bộ khu vực nghiên cứu để chọn ra vùng có loài cây Trắc phân bố tập trung để tiến hành đặt OTC và số lượng loài chọn làm cây tiêu chuẩn nghiên cứu.

b. Điều tra tỉ mỉ

Phương pháp nghiên cứu các điều kiện sinh thái của loài Trắc

Tiến hành quan sát, thu thập tiêu bản, chụp ảnh để miêu tả hình thái cây Trắc

(Dalbergia Cochinchinensis)tại rừng đặc dụng Đak Uy

Để điều tra về đặc điểm sinh thái của loài trắc tại tỉnh Kon Tum:

- Thu thập tài liệu về lượng mưa, nhiệt độ điều kiện tự nhiên tại khu vực có loài Trắc sinh trưởng và phát triển tại tỉnh Kon Tum.

- Tiến hành thu thập mẫu đất và phân tích mẫu đất đã thu được để xác định độ ẩm đất, các sinh vật trong đất, các chất dinh dưỡng trong đất.

Từ những tài liệu thu thập được ở rừng Đak Uy có thể xác định vùng phân bố của loài Trắc. Căn cứ vào điều kiện phân bố của loài Trắc tiến hành lập ÔTC để điều tra với diện tích mỗi ô là 500m2 .

Trong ÔTC điều tra tất cả những cây có D1.3 ≥ 6cm, tiến hành đo chu vi cây tại vị trí 1,3m, chiều cao vút ngọn Hvn và chiều cao dưới cành Hdc, đường kính tán Dt. Đo D1.3 bằng thước kẹp kích có khắc vạch tới mm, đo tất cả các cây có D1.3 ≥6cm. Đo

Hvn, đo Dt bằng thước dây, đo theo hai chiều Đông Tây, Nam Bắc, lấy trung bình. Đo Hdc bằng thước đo cao, đo từ gốc đến cành chính bắt đầu tham gia tạo tán.

Biểu 2.1.: Điều tra thành phần loài thực vật tầng cây cao

Số ÔTC: ...Vị trí: ... Trạng thái: ... Ngày điều tra: ...Người điều tra: ... Độ tàn che: ...

STT Loài cây D1.3 (cm) H(m) Dt(m) Phẩm chất Ghi chú Hvn Hdc DT NB

•Vẽ trắc đồ dọc và trắc đồ ngang của ÔTC theo phương pháp vẽ biểu dồ mặt cắt dứng của Davi và P.W. Risa (1933 – 1934).

•Xác định thành phần loài, số lượng cây, kiểu dạng sống, sự phân tầng…

Trong mỗi ÔTC lập 5 ô dạng bản (ÔDB), mỗi ô có diện tích 4m2 để điều tra cây tái sinh. Điều tra tất cả các cây tái sinh, chất lượng cây tái sinh chia làm ba cấp tốt, trung bình, xấu. Xác định nguồn gốc cây tái sinh, đo chiều cao cây bằng thước có khắc vạch đến mm và phân theo 3 cấp chiều cao: <0,5m; 0,5 – 1m; >1m.

Biểu 2.2.: Biểu điều tra cây tái sinh Trắc

TT ODB Loài cây Cấp chiều cao (cm) Nguồn gốc Phẩm chất ghi chú <20 20 - 40 40 - 60 60 - 80 80 - 100 100 - 120 120 - 160 >160 Hạt chồi

Điều tra thành phần loài cây đi kèm: Sử dụng OTC 10 cây, chọn cây mẫu (cây trung tâm) là cây mẹ trưởng thành. Sau đó, xác định khoảng cách từ cây mẫu đến 6 cây gần nhất, xác định tên của 10 cây đó và các chỉ tiêu sinh trưởng của các cây này, số OTC 10 cây được lập là 3 ô. Kết quả điều tra ghi vào mẫu Biểu 03.

Biểu 2.3: Biểu điều tra ô tiêu chuẩn 10 cây

Cây trung tâm...

D1.3=...(cm) Hvn=...(m) Hdc=...(m) Dt=...(m) STT Loài cây D1.3 (cm) H (m) Dt(m) Khoảng cách (m) Giao tán Ghi chú ĐT NB TB Hvn Hdc ĐT NB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2.3.3.2. Nghiên cứu tái sinh nhân tạo của loài Trắc bằng hình thức gieo ươm

- Tiến hành thu hái hạt Trắc khi hạt chín vào thời gian từ tháng 9 - tháng 11.

- Đo đếm chất lượng hạt giống: độ thuần, trọng lượng 1000 hạt, số hạt/1kg, tỷ lệ nảy mầm.

- Cách bố trí thí nghiệm

- Ảnh hưởng của độ tàn che đến sinh trưởng của cây con Trắc được nghiên cứu theo 4 nghiệm thức: đối chứng (không che bóng), che bóng 25%, 50% và 75%. Thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên 1 yếu tố với ba lần lặp (mỗi nghiệm thức 60 cây).

Hình 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của độ tàn che

Hạt giống dùng trong thí nghiệm là những hạt có kích thước từ trung bình trở lên (đường kính >0,4 cm). Sau 5 ngày xử lý cho hạt nảy mầm, những mầm tốt được chọn để cấy vào bầu. Bầu được đặt nổi trên luống, xếp xít nhau. Thành phần ruột bầu bao gồm 100% đất đỏ. 0% 25% 50% 75% 0% 25% 75% 50% 50% 25% 50% 75% Khối I Khối II Khối III

- Ảnh hưởng của phân vi sinh, phân chuồng hoai và phân lân được nghiên cứu trên 4 nghiệm thức: đối chứng, phân vi sinh, phân lân và phân chuồng hoai. Mỗi công thức thí nghiệm bao gồm 80% đất đỏ và 20% phân.

Thí nghiệm được bố trí theo hướng ngẫu nhiên với ba lần lặp, mỗi thí nghiệm 60 cây.

Hình 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của phân vi sinh, phân lân

và phân chuồng hoai

- Những chỉ tiêu theo dõi: đường kính cổ rễ (D, mm), chiều cao vút ngọn (h, cm), số lá, chiều dài rễ (cm).

- Thu thập số liệu: mỗi lô thí nghiệm đo đếm 15 cây.

- Cách đo đếm: Đường kính cổ rễ (gốc cây ngay mặt bầu) được đo bằng thước kẹp Palme với độ chính xác 0.1mm. Chiều cao toàn thân (từ mặt bầu đến ngọn cây) được đo bằng thước kỹ thuật với độ chính xác 0.5cm, chiều dài rễ (được đo từ mặt bầu đến điểm cuối của rễ cây) được đo bằng thước kỹ thuật.

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

2.3.4.1. Xác định mật độ loài (N/ha) theo công thức:

N/ha =

S x N 10000

Trong đó: N là mật độ (cây/ha)

N là số cây trung bình của OTC S là diện tích OTC

2.3.4.2. Xác định công thức tổ thành thực vật

a. Công thức tổ thành đối với cây tái sinh

Viết công thức tổ thành theo số cây, với số liệu thu được, tổng hợp để xác định số lượng cá thể của từng loài và tổng cá thể các loài trong OTC.

Khối I

Khối II

Số cá thể trung bình của một loài:

Xtb =

m

N (cây/ha)

Trong đó: Xtb là số cá thể trung bình của một loài trong OTC (cây/loài) N là tổng số cá thể trong OTC (cây)

m là tổng số loài trong OTC (cây)

Hệ số tổ thành của từng loài (Ki):

Ki =

N mi

×10

Trong đó: Ki là hệ số tổ thành loài i

Mi là số lượng cá thể của loài thứ i (cây) N là tổng số cá thể trong OTC (cây)

Loài nào có số lượng cá thể lớn hơn số cây trung bình thì được tham gia vào công thức tổ thành. Loài còn lại được gộp lại và tính hệ số chung.

Viết công thức tổ thành: loài nào có hệ số tổ thành lớn thì viết trước, nhỏ thì viết sau. Nếu Ki ≥ 0,5 thì trước loài i có dấu (+); Nếu Ki ≤ 0,5 thì trước loài i có dấu (-).

Cây tái sinh: Chất lượng cây tái sinh, được chia ra làm 2 cấp là tốt và xấu (cây có chất lượng tốt là cây sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh cong queo, có triển vọng và ngược lại là cây xấu)

Tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, xấu theo công thức:

N% = 𝑛

𝑁 𝑥 100

Trong đó: N%: tỷ lệ phần trămm cây tốt, trung bình, xấu n: Tổng số cây tốt, trung bình, xấu

N: Tổng số cây tái sinh

Đánh giá về số lượng cây tái sinh: Tôi sử dụng cách đánh giá về số lượng cây tái sinh nêu trong quy trình tu bổ rừng năm 1972 của bộ Lâm nghiệp cũ:

- Tái sinh tự nhiên:< 2.000 cây/ha. Tái sinh tự nhiên yếu - Tái sinh tự nhiên: 2.000 – 5.000 cây/ha. Tái sinh trung bình - Tái sinh tự nhiên: 5.000 – 10.000 cây/ha.Tái sinh tự nhiên khá - Tái sinh tự nhiên: > 10.000 cây/ha. Tái sinh tự nhiên nhiều

b. Công thức tổ thành đối với tầng cây cao

Tổ thành theo chỉ số quan trọng (IV%): Viết theo phương pháp của Daniel marmiol (Vũ Đình Quế 1984 và Đào Công Khanh 1996):

IV%= 2 % % Gi Ni + Trong đó:

IV% là chỉ số quan trọng của loài i.

Ni% là phần trăm số cá thể ở tầng cây cao của loài cây i so với tổng số cây có trong OTC

Gi%: Phần trăm tiết diện ngang của loài i so với tổng tiết diện ngang của các cây trong OTC.

Những loài nào có IV% ≥ 50% thì mới thực sự có ý nghĩa trong lâm phần. Trong nhóm loài cây nào chiếm > 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì được coi là nhóm ưu thế.

c. Xác định mối quan hệ của loài cây đi kèm

Dựa vào mức độ thường gặp của loài cây đi kèm với Sò đo để phân nhóm. -Nhóm I : Nhóm rất hay gặp, gồm các loài có P0 > 30% và Pc > 7%

-Nhóm II: Nhóm hay gặp, gồm các loài có 15≤ P0≤ 30% và 3% ≤ Pc≤7%

-Nhóm III: Nhóm ít gặp, gồm các loài có P0 ≤ 15% và Pc ≤ 5% Trong đó: P0 là tần xuất số xuất hiện tính theo điểm điều tra.

Pc tần số xuất hiện tính theo số lượng cá thể.

Với Po = A

B

Trong đó: A là số điểm điều tra cá thể xuất hiên B là tổng số điểm điều tra

Xác lập phân bố thực nghiệm N/D1.3; N/Hvn trên phần mềm Exel

+ Xác định phương thức phát sinh, mùa ra hoa, trái,..., sự tham gia của cộng đồng trong quản lý cây mẹ lấy giống tại vùng tự nhiên và hộ gia đình, những hiểu biết của người dân, các nhân tố tác động đến các quần thể cây Trắc phân bố thông qua phương pháp phỏng vấn người dân có trồng cây Trắc (vườn hộ), những người già am hiểu về thực vật/cây Trắc có tại địa bàn nghiên cứu, cán bộ Kiểm Lâm.

2.3.4.3. Phân tích địa hình, sinh thái đồ, bản đồ

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi thu thập các lớp bản đồ nền thổ nhưỡng, phân vùng khí hậu, phân vùng lượng mưa được số hóa bằng phần mềm bản đồ. Thông qua phần mềm ArcView 3.2a, chúng tôi tiên hành xử lý các thông tin, số liệu thu thập được thông qua các chức năng sau:

- Truy vấn dữ liệu bảng ghi

- Lựa chọn các đối tượng nằm trong các đối tượng khác

- Các chức năng chồng lớp không gian

Tạo trang in và biên tập trên trang in

2.3.4.4. Đo đếm chỉ tiêu hạt

- Xác định trọng lượng 1000 hạt: Từ mẫu phân tích, lấy ra 5.000 hạt thuần theo phương pháp ngẫu nhiên, chia số hạt này thành 5 tổ, mỗi tổ 1000 hạt (5 lần lặp). Cân trọng lượng của từng tổ (tính bằng gam) với độ chính xác đến 0,01g. Sau đó lấy giá trị trung bình của 5 tổ.

- Từ trọng lượng 1.000 hạt, tính ra số hạt / 1g hoặc số hạt / 1kg

Số hạt /1g = 1.000 Trọng lượng (g) của 1.000 hạt Số hạt /1kg = 1.000 x 1.000 Trọng lượng (g) của 1.000 hạt

Công thức tính tỷ lệ nảy mầm: Từ mẫu hạt giống, lấy ra 1000 hạt, chia thành 10 tổ. mỗi tổ 100 hạt, tiến hành xử lý hạt giống bằng nước ấm, với công thức 3 sôi 2 lạnh, sau đó ủ với cát, sau 5 ngày hạt giống lên mầm, đếm số hạt nảy mầm trên tổng số 100 hạt.

Tỷ lệ nảy mầm: Gp (%) =

Số hạt nảy mầm

x 100 Tổng số hạt kiểm nghiệm

- Xử lý số liệu giai đoạn cây con:

- Tính các đặc trưng thống kê mô tả (giá trị bình quân, phương sai, sai tiêu chuẩn, biến động...) về đường kính, chiều cao, số lá, chiều dài rễ.

- Sử dụng mô hình phân tích phương sai một yếu tố để xem xét ảnh hưởng của độ tàn che đến sinh trưởng của Trắc trong giai đoạn 3 tháng tuổi.

- Sử dụng mô hình phân tích phương sai nhiều yếu tố để xem xét ảnh hưởng của các loại phân đến sinh trưởng của Trắc trong giai đoạn 3 tháng tuổi.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Kon Tum

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Kon Tum

Nằm ở phía bắc Tây Nguyên, với vị thế địa - chính trị, địa - kinh tế quan trọng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, kết cấu hạ tầng từng bước được nâng cấp đồng bộ, Kon Tum có khá nhiều lợi thế để vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa . . .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điển sinh thái và khả năng tái sinh của cây trắc (dalbergia cochinchinensis) tại tỉnh kon tum (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)