3. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài
3.1.1.8. An ninh, quốc phong
Kon Tum là tỉnh có vị trí địa lý hết sức đặc biệt, là cửa ngỏ thong thương của ba nước Đông Dương ( Việt Nam, Campuchia, Lào). Nhờ làm tốt công tác đảm bảo an ninh và tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng nên trong thời gian qua, tình hình an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh luôn ổn định.
Do mối quan hệ thân thiết với các nước trong khu vực nên những yếu tố về biên giới với Lào và Campuchia không ảnh hưởng nhiều đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh. Mặt khác, với vị trí địa lý như vậy vừa là điều kiện thuận lợi cho sự giao thoa nguồn gen, làm tăng tính đa dạng sinh học giữa các nước vừa góp phần giúp đỡ nhau trong công tác bảo tồn, ngăn chặn nhiều vụ buôn bán trái phép các loài động thực vật quý hiếm, khai thác, buôn bán lâm sản xuyên quốc gia..
3.2. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA LOÀI TRẮC 3.2.1. Đặc điểm về hình thái của cây Trắc
Bảng 3.5:Kết quả điều tra Trắc trưởng thành
D1.3 (cm) Hvn (m) Hdc (m)
Max Min TB Max Min TB Max Min Tb
44.27 18.79 31.14 18 10 15.2 16 5.5 11.43
(Nguồn: Điều tra thực địa tại rừng đặc dụng Đak Uy)
Từ kết quả bảng cho thấy cây Trắc trưởng thành có kích thước D1.3 trung bình đạt 31.14cm; Chiều cao vút ngọn (Hvn) trung bình 15.2. Chiều cao dưới cành cao nhất đạt 16m, thấp nhất là 5.5m, trung bình đạt 11.43m.
Thân cây Trắc trưởng thành có cấu trúc đơn trục, thân thẳng, gốc thường có bạnh vè, vỏ màu vàng nâu, nứt dọc, có khi bong từng mảng lớn. Cành phân nhánh tạo thành tán. Sự khác biệt giữa thân cây Trắc trưởng thành và cây non thể hiện ở một số điểm sau: Khi cây còn non thân có màu xanh đậm xen lẫn các đốm trắng, vỏ khá nhẵn không bị nứt hay bong mảng, khi còn nhỏ thân cây Trắc khá thẳng ít cành nhánh.
- Đặc điểm hình thái lá cây Trắc
Lá kép lông chim một lần lẻ, mọc cách. Mỗi lá có từ 5-7 lá chét hình trái xoan, đầu và gốc tù, bề mặt nhẵn, chất da, lá chét ở đầu ngọn thường to nhất.
Hình 3.7. Hình thái lá cây Trắc
Kích thước lá chét trung bình: chiều dài từ 4-8cm, chiều rộng từ 2-4cm, mỗi lá chét có từ 10-14 gân, cuống chét ngắn từ 0,3-0,5cm. Cây Trắc thường thay lá vào khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4 dương lịch.
Nhìn chung sự biến đổi về hình thái giữa lá non và lá trưởng thành là không lớn, chủ yếu thể hiện qua màu sắc của lá trong khi lá non có màu xanh nhạt thì lá trưởng thành có màu xanh đậm hơn và lá thường dầy hơn.
- Đặc điểm hoa và quả cây Trắc
Bảng 3.6: Kết quả tổng hợp nghiên cứu hạt giống cây trắc tại Kon Tum
Dạng quả Chiều dài TB (cm) Chiều rộng TB (cm) Số quả/1kg Số hạt lép/1kg Số hạt mẩy/1kg Quả 1 hạt 4,3 1,2 8889 50000 44444 Quả 2 hạt 5,1 0,9 11258 181250 37079 Quả 3 hạt 5,8 0,8 18461 50000 45000 TB 5,1 0,97 12869 93750 42174
Từ bảng 3.5 có thể kết luận : Quả Trắc tại Kon Tum có từ 1 đến 3 hạt, chủ yếu là 1 hoặc 2 hạt và có chiều dài trung bình là 5,1cm; chiều rộng là 0,97 cm. Mặt khác, cứ 1kg hạt thì có 93750 hạt lép và 42174 hạt mẩy.
Hoa dạng cụm hình chùy mọc ở nách lá, dài 7 - 15cm, thưa, các lá bắc sớm rụng. Hoa Trắc là hoa lưỡng tính, không đều, màu trắng có đài hợp, xẻ 5 răng, nhẵn. Cánh hoa có móng thẳng. Có 9 nhị hợp thành 2 bó (5 nhị và 4 nhị). Hoa thường nở vào tháng 6-7 dương lịch.
Về quả: Cây trắc ra quả từ tháng 8 đến cuối tháng 11, theo quan sát thì quả cây trắc rất nhiều, quả đậu rất mảnh, thuôn dài, gốc thót mạnh, đỉnh nhọn, dài 5 – 6 cm, rộng 1 - 1,1cm, thường chứa 1 hạt màu nâu (ít khi 2 hạt).
Về hạt: hạt Trắc có màu nâu đen, tròn, tương tự hạt đậu nành nhưng dẹp. Chiều dài đạt từ 0,4 - 0,8 cm, chiều rộng từ 0,3 - 0,5cm.
Hình 3.8. Hình dạng quả Trắc
3.2.2. Đặc điểm về sinh trưởng
Sau khi điều tra 2 OTC ngoài thực địa, kết hợp với xử lý nội nghiệp thu được kết quả như sau:
Bảng 3.7. Đường kính ngang ngực và chiều cao vút ngọn của lâm phần và loài trắc tại
rừng đặc dụng Đak UY
D1.3 (cm) Hvn (m)
Max Min Tb Max Min TB
Toàn lâm phần 90.1 9.82 20.87 30 6 15.65 Trắc 40.3 9.8 25.05 24.5 10 17.5
Từ kết quả bảng 02 cho thấy lâm phần đang điều tra có đường kính 1.3 lớn nhất là 90.1cm, nhỏ nhất là 9.82cm, bình quân đạt 20.87cm. Cây Trắc trưởng thành có kích thước D1.3 trung bình đạt 40.3 cm; Chiều cao vút ngọn (Hvn) trung bình 9,8 m.
Bảng 3.8. Kết quả điều tra sinh trưởng của lâm phần có cây Trắc phân bố
Sinh trưởng
Tốt Trung bình Xấu
N % N % N %
Toàn lâm phần 308 45,03 280 40,94 95 14,04 Cây Trắc 72 84,71 9 10,59 4 4,71
Qua bảng trên cho thấy, nhìn chung lâm phần điều tra có cây trắc phân bố sinh trưởng tốt, các cây sinh trưởng xấu chiếm tỉ lệ ít, trong đó cây xấu chiếm rất ít chỉ có 14,04%. Tỉ lệ cây rừng sinh trưởng tốt chiếm 45,03%. Có thể nói đặc điểm sinh trưởng của lâm phần điều tra mang đặc điểm chung của rừng vùng nhiệt đới đó là sinh trưởng của các loài thường chỉ tập trung vào mùa mưa khi mà điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển.
Đối với cây Trắc tỉ lệ cây tốt là áp đảo với 84,71%, cây trung bình là 10,59%, còn cây xấu ít, chiếm 4,71%.
3.3. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA LOÀI TRẮC TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.3.1. Đặc điểm về địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu rừng đặc dụng Đak Uy
Theo thống kê của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum, hiện tại loài Trắc tập trung nhiều nhất tại rừng đặc dụng Đak Uy. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của loài Trắc, tôi tiến hành điều tra đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu nơi rừng đặc dụng Đak Uy từ đó tiền hành thiết lập bản đồ phân bố của loài Trắc tại tỉnh Kon Tum dựa vào điều kiện tự nhiên của rừng đặc dụng Đak Uy
3.3.1.1. Đặc điểm địa hình, đất đai
* Địa hình: Tổng thể địa hình khu rừng đặc dụng Đăk Uy thấp dần từ Bắc xuống
Nam, từ Đông sang Tây, dốc ở phía Bắc và thoải dần về phía Nam thuộc kiểu địa hình đồi bằng - lượn sóng. Khu vực rừng đặc dụng có độ cao tuyệt đối từ 600 đến 650 m, đa phần diện tích có độ dốc dưới 150. Thảm thực vật chủ yếu là cây lá rộng thường xanh.
* Thổ nhưỡng: Theo kết quả điều tra của Viện quy hoạch và thiết kế nông
nghiệp, khu rừng đặc dụng Đăk Uy có nhóm đất sau:
- Nhóm đất đỏ vàng: Phân bố chủ yếu ở các dạng địa hình lượn sóng nhẹ. Tầng đất dày trung bình là phổ biến, thành phần cơ giới thịt trung bình, thịt nhẹ.
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi - đất mùn vàng đỏ trên đá biến chất: phân bố ở phía nam khu rừng đặc dụng. Nhóm đất này hình thành trên đá macma kiềm và trung tính. Loại đất này có tầng đất và tầng thảm mục dày, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, tơi xốp, giàu dinh dưỡng.
- Nhóm đất phù sa - đất dốc tụ: Phân bố ở các hợp thuỷ có địa hình thấp.
Hình 3.9. Vị trí huyện Đăk Hà trên bản đồ hành chính tỉnh Kon Tum 3.3.1.2. Khí hậu [Nguồn niên giám thống kê 2011 tỉnh Kon Tum]:
Đăk Hà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Cao Nguyên, trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm từ 80 - 90% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thường bị khô hạn gay gắt kéo dài.
*Nhiệt độ: Do ảnh hưởng của vĩ độ địa lý nên nhiệt độ ở đây tương đối cao, nhiệt độ bình quân năm 24,90C, nhiệt độ cao nhất 27,40C (tháng 5), nhiệt độ thấp nhất 21,80C (tháng 12). Số ngày có nhiệt độ lớn hơn 200C khoảng 220 ngày, tổng nhiệt lượng trong năm từ 7.700-8.7000C.
*Mưa: Mưa tập trung theo mùa, lượng mưa trung bình hàng năm 1600, lượng mưa tháng cao nhất 379,6 mm, lượng mưa tháng thấp nhất 1-2 mm. Hàng năm, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4-6 và kết thúc vào tháng 10-11, mưa tập trung vào tháng 7-8. Chi tiết xem biểu đồ hình 2.4.
Hình 3.10. Biểu đồ phân bố lượng mưa và nhiệt độ bình quân theo tháng
*Gió: Có hai loại gió chính thịnh hành:
- Gió Tây Nam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 10, tần suất cao nhất 32% (tháng 5), tần suất thấp nhất 13% (tháng 9).
- Gió Đông Bắc hoạt động từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tần suất cao nhất 24% (tháng 3, 4), tần suất thấp nhất 7% (tháng 11).
3.3.2. Đặc điểm lâm phần nơi có loài Trắc
3.3.2.1. Tổ thành loài thực vật tầng cây cao có cây Trắc phân bố
Tôi tiến hành bố trí 20 OTC (500m2), tại những nơi xuất hiện cây Trắc. Sau khi tiến hành điều tra theo OTC và xử lý số liệu tôi thu được kết quả về tổ thành các loài thực vật ở tầng cây cao như sau:
-20 -10 0 10 20 30 40 0 100 200 300 400 500 600 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhi ệ t đ ộ Lư ợ ng m ư a (m m ) Tháng
Bảng 3.9. Tổ thành các loài thực vật tầng cao ở rừng đặc dụng Đak Uy
STT Loài Tên khoa học Số cây
1 Chò xót Parashorea stellata Kury 194 2 Trắc Dalbergia cochinchinensis Pierre 85
3 Dẻ Castanea sativa 65
4 Thành ngạnh Cratoxylon formosum 23
5 Hà nu Ixonanthes reticulata 24
6 Sao đen Tepana odorata Roxb 36
7 Ngát Gironiera subaequelis Planch 30
8 Đẻn 3 lá 20
9 Ươi bay Storeulia lychnophlara Hance 26
10 Bưởi bung Acronychia pedunculata (L.) Miq 24
11 Trâm trắng Syzygium wightianum Wall. et Arg 24
12 Sao cát Homalium caryophyllaceum Benth 5
13 Kơ nia Irvingia malayana 10
14 Sổ xoan Dillenia indica. L 8
15 Cứt ngựa Archidendron balansae 1
16 Máu chó Knemaconferta var tonkinensis Warbg. 7
17 Dền 17
18 Trâm sánh Eugenia chalos Ganep 16
19 Lòng mang Pterospermum heterophyllum Hance 9
20 Cà chít Shorea roxburghii G.Don 3
21 Chè xim 9
22 Dạ hương Cestrum nocturrnum Linn. 5
23 Cò ke Grewia paniculata 1
24 Bời lời vàng Litsea pierrei 8
25 Giổi Michelia mediocris Dandy 3
26 Hoa sữa Alstonia scholaris 3
27 Xoan đào Prunus ceylanica 6
28 Cây Vừng Barringtonia acutangula 1
29 Xoan mộc Toona sureni 2
30 Trám trắng Canarium album 1
31 Dầu rái Dipterocarpus alatus 1 (Nguồn: Điều tra thực địa tại rừng đặc dụng Đak Uy)
Qua bảng 3.6 cho thấy tổng 667 cây, số loài là 31, số cây trung bình của một loài là: 667/31= 22 cây, những loài nào có số cây N > 22 cây là loài được tham gia vào công thức tổ thành rừng. Dựa vào biểu trên ta xác định được chỉ có cây ươi bay, bưởi bung, trâm trắng, chò xót, trắc, dẻ, thành ngạnh, hà nu, sao đen, ngát là tham ra vào công thức tổ thành
Bảng 3.10. Tỷ lệ tổ thành tầng cây cao theo số cây, thiết diện ngang
và chỉ số quan trọng
TT Loài Tổng hiết diện (G) Tầng số (F) N% G% F% IV% 1 Chò xót 162.827,8 174 19,71 21,24 14,15 18,37 2 Trắc 163.823,2 161 17,18 21,37 13,09 17,22 3 Dẻ 67.540,6 111 8,09 8,81 9,02 8,64 4 Thành ngạnh 57.913,4 66 4,69 7,56 5,37 5,87 5 Hà nu 55.067,8 54 4,40 7,18 4,39 5,32 6 Các loài khác 259288.80 566 33.83 33.83 53.98 44.58
(Nguồn: Điều tra thực địa tại rừng đặc dụng Đak Uy)
Như bảng 3.7 trên ta thấy được tỷ lệ tổ thành loài cây theo số cây: 1.97CX + 1.72T + 0.81D + 0.45TN + 0.44HN + 3.38Lk
Ghi chú: T: Cây Trắc TN: Thành ngạnh CX: Chò xót D: Dẻ HN: Hà Nu LK: Loài khác
Nhận xét: Theo kết quả điều tra cho thấy số lượng loài điều tra được là 31 loài, tuy nhiên chỉ có 5 loài tham gia vào công thức tổ thành đó là cây Chò xót chiếm 19.71%; Trắc chiếm 17.18%; Dẻ chiếm 8.09% tổng số cây trong lâm phần, Thành Ngạnh chiếm 4.69%, Hà nu chiếm 4.4%, 31 loài còn lại chiếm 33.83 %. Qua những số liệu ở trên ta có thể thấy rằng mức độ ưu thế của cây ưu thế với những loài còn lại là khác nhau không rõ rệt. Theo Thái Văn Trừng thì trong lâm phần loài nào có số lượng chiếm > 50% tổng số lượng cá thể của tầng cây cao thì được gọi là loài ưu thế, như vậy ta có thể kết luận cây Trắc chưa phải là loài chiếm ưu thế trong lâm phần. Một số loài tuy xuất hiện trong quá trình điều tra nhưng số lượng rất ít như: Hoa sữa, xoan đào, lộc vừng, xoan mộc, bình linh....
Công thức tổ thành viết theo tiết diện ngang: 2.1CX + 2.1T + 0.81D + 0.76TN + 0.71HN + 3.38Lk
Các loài tham gia vào công thức tổ thành theo tiết diện ngang lâm phần như sau, cây Chò xót đứng đầu chiếm 21.24% cũng như công thức tổ thành theo số cây.
Công thức tổ thành theo chỉ số quan trọng:
1,83CX + 1,72T + 0,86D + 0,59TN + 0,53HN + 4,5 Lk
Cũng giống như công thức tổ thành theo số cây và theo tiết diện ngang thì trong công thức tổ thành theo chỉ số quan trọng, chỉ có cây Trắc, cây Chò xót, Dẻ, Thành Ngạnh, Hà Nu là tham ra vào công thức tổ thành và mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần.
Trong đó cây Chò Xót có chỉ số quan trọng lớn nhất (18.3%) tiếp đó đến Trắc (17.22%) và Dẻ (8.64%), Thành ngạnh (5.87%), Hà Nu(5.32%) còn lại là các loài cây khác (44.58%). Như vậy có thể nói cây Chò xót là loài ảnh hưởng lớn nhất đến sự sinh trưởng và phát triển của lâm phần, đặc biệt là đặc điểm về cấu trúc của lâm phần.
Sau khi biết được công thức tổ thành theo ba cách ta có thể rút ra một nhận xét chung đó là: Cây Chò Xót là loài chiếm ưu thế so với các loài khác trong lâm phần, tuy nhiên mức độ chiếm ưu thế của nó không lớn lắm so với Trắc và Dẻ.
3.3.2.2. Phân bố số cây theo đường kính của lâm phân nơi có Trắc phân bố
Hình 3.11. Biểu đồ phân bố số cây theo đường kính của lâm phân nơi có Trắc phân bố
tại rừng đặc dụng Đak UY
Lâm phần nơi có Trắc nơi phân bố có phân bố số cây theo đường kinh tuân theo hàm Mayer, với công thức N= 1182.038e-0.082D
Cấu trúc N loài/D của rừng rừng đặc dụng Đak Uy có kiểu dạng phân bố là dạng giảm liên tục, có nghĩa khi lên tầng cao, cấp kính lớn, số loài chiếm tỷ lệ thấp, đây là các loài ưu thế sinh thái.
N = 1182,038e-0,082D R2= 0,9213 0 50 100 150 200 250 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 S ố c ây (N ) Cấp D Histogram Frequenc y Expon. (Frequenc y)
3.3.2.3. Phân bố số cây theo chiều cao của lâm phân nơi có Trắc phân bố
Hình 3.12. Biểu đồ phân bố số cây theo đường kính của lâm phân nơi có Trắc phân bố
tại rừng đặc dụng Đak UY
Phân bố số cây theo chiều cao của lâm phần nơi có trắc phân bố tuân theo hàm số : y = 0.4586x3 - 13.907x2 + 106.66x - 31.034.
3.3.3. Mật độ và tổ thành cây tái sinh
Để tiến hành xác định mật độ và tổ thành cây tái sinh của rừng tôi đã tiến hành điều tra 50 ô dạng bản (2×2m) trong 3 OTC Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.11: Kết quả điều tra cây tái sinh của lâm phần
STT Loài Số cây Mật độ Tỷ lệ
1 Chò xót 78 3900 24 2 Dẻ 50 2500 15,38 3 Trắc 31 1550 9,54 4 hà nu 26 1300 8 5 Thành ngạnh 25 1250 7,69 6 Sao đen 18 900 5,54 7 Ngát 14 700 4,31 8 Đẻn ba lá 12 600 3,69 9 Ươi bay 11 550 3,38 10 Bưởi bung 10 500 3,08 11 Các loài khác 50 2500 15,38 Σ 325 100
(Nguồn: Điều tra thực địa tại rừng đặc dụng Đak Uy)
y = 0,4586x3- 13,907x2+ 106,66x - 31,034 R² = 0,912 -50 0 50 100 150 200 250