ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN VÀ CHẾ ĐỘ CHE BÓNG TỚI SỰ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điển sinh thái và khả năng tái sinh của cây trắc (dalbergia cochinchinensis) tại tỉnh kon tum (Trang 66)

3. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài

3.4. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN VÀ CHẾ ĐỘ CHE BÓNG TỚI SỰ

TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY TRẮC 3 THÁNG TUỔI

3.4.1. Kiểm định chất lượng hạt giống

- Trọng lượng ngàn hạt:

Bảng 3.12. Trọng lượng 1.000 hạt Trắc của 5 lần cân

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 1.781 1.836 1.913 1.875 1.753 - Trọng lượng 1.000 hạt trung bình: 𝑚(𝑔) =𝑚1 + 𝑚2 + 𝑚3 + ⋯ + 𝑚5 5 = 1.781 + 1.836 + 1.913 + 1.875 + 1.753 5 = 1.831 (𝑔) - Số hạt/1g : 𝑠ố ℎạ𝑡/1𝑔 = 1000 𝑇𝑟ọ𝑛𝑔 𝑙ượ𝑛𝑔 1000 ℎạ𝑡 = 1000 1.831 = 546,15 (ℎạ𝑡) - Số hạt/1kg: 𝑠ố ℎạ𝑡 1𝑘𝑔 = 1000 × 1000 𝑡𝑟ọ𝑛𝑔 𝑙ượ𝑛𝑔 1000 ℎạ𝑡 = 1000 × 1000 1.831 = 546194,6(ℎạ𝑡)

- Tỷ lệ nảy mầm của hạt Trắc: Công thức tỷ lệ nảy mầm:

𝐺𝑝 = 𝑠ố ℎạ𝑡 𝑛ả𝑦 𝑚ầ𝑚 𝛴𝑠ố ℎạ𝑡 𝑘𝑖ể𝑚 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑚

Bảng 3.13. Tỷ lệ nảy mầm của hạt Trắc trong 10 lần lặp:

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Lần 6 Lần 7 Lần 8 Lần 9 Lần10 85 76 84 85 79 82 82 90 93 87 𝐺𝑝 =𝐺𝑝1 + 𝐺𝑝2 + ⋯ + 𝐺𝑝10 10 = 85 + 76 + 84 + 85 + 79 + 82 + 82 + 90 + 93 + 87 10 = 84,3%

Như vậy, tỉ lệ nảy mầm của hạt trắc khá cao với 84,3%. Tuy nhiên, khi để hạt trong điều kiện thường tỷ lệ nảy mầm của hạt giảm mạnh, từ 84,3% khi mới thu hái

đến 0% trong vòng 1 tháng. Vì vậy, cần dự trữ hạt trong kho lạnh để đảm bảo cho việc gieo ươm hạt được thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

3.4.2. Ảnh hưởng của các công thức ruột bầu tới sinh trưởng của cây Trắc 3 tháng tuổi

3.4.2.1. Ảnh hưởng của các công thức ruột bầu tới đường kính của cây trắc 3 tháng tuổi

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các công thức ruột bầu tới đường kính của cây trắc

3 tháng tuổi

CT thí nghiệm N(cây) Dbq(mm) ±S Dmin Dmax S%

Đối chứng 45 0,11 0,015 0,08 0,15 13,63636 20% lân 45 0,12 0,0198 0,08 0,15 16,53356 20% vi sinh 45 0,12 0,0177 0,09 0,16 14,78901 20% chuồng hoai 45 0,12 0,0172 0,09 0,16 14,34846 Đường kính thân cây trung bình của Trắc dưới các công thức ruột bầu 20% phân lân, 20% phân vi sinh, 20% phân chuồng hoai, đối chứng tương ứng là 0,12cm, 0,12 cm, 0,12cm và 0,11cm. Đường kính thân cây ở các nghiệm thức có sự phân hóa khá nhỏ; trong đó biến động cao nhất ở công thức ruột bầu 20% phân lân (16,53%), ít nhất ở công thức đối chứng (13,63%). Phân tích phương sai cho thấy các công thức phân có ảnh hưởng đồng đều tới sinh trưởng đường kính cổ rễ của Trắc trong gia đoạn 3 tháng tuổi (Ft =0,500 < F05 = 3,102).

Hình 3.14. Ảnh hưởng của các công thức ruột bầu tới đường kính cổ rễ

của cây trắc 3 tháng tuổi

0,104 0,106 0,108 0,11 0,112 0,114 0,116 0,118 0,12

Đối chứng 20% lân 20% vi sinh 20% chuồng

hoai

3.4.2.2. Ảnh hưởng của các công thức ruột bầu tới chiều cao của cây trắc 3 tháng tuổi

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của các công thức ruột bầu tới chiều cao của cây trắc 3 tháng tuổi

CT thí nghiệm N(cây) Hvn

bq(mm) ±S Hvn min Hvn max S% CT đối chứng 45 4,56 0,593 3,4 5,9 13,004 20% lân 45 4,46 0,643 2,9 5,7 14,417 20% phân vi sinh 45 4,204 0,638 2,6 5,2 15,176 20% phân chuồng 45 4,18 0,644 2,6 5,2 15,407

Chiều cao vút ngọn trung bình của Trắc dưới các công thức ruột bầu 20% phân lân, 20% phân vi sinh, 20% phân chuồng hoai, đối chứng tương ứng là 4,46mm, 4,204 cm, 4,18cm và 4,56cm. Chiều cao vút ngọn ở các nghiệm thức có sự phân hóa nhỏ; trong đó biến động cao nhất ở công thức ruột bầu 20% phân chuồng hoai (15,407%), ít nhất ở công thức đối chứng (13,004%). Phân tích phương sai cho thấy các công thức ruột bầu khác nhau có ảnh hưởng khác nhau tới sinh trưởng của chiều cao vút ngọn loài Trắc 3 tháng tuổi ( Ft = 4,072 > F05 =3,102).

Hình 3.15: Ảnh hưởng của các công thức ruột bầu tới chiều cao của cây trắc

3 tháng tuổi 3,9 4 4,1 4,2 4,3 4,4 4,5 4,6

CT đối chứng 20% lân 20% phân vi

sinh

20% phân chuồng

3.4.2.3. Ảnh hưởng của các công thức ruột bầu tới chiều dài rễ của cây trắc 3 tháng tuổi

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các công thức ruột bầu tới chiều dài rễ của cây trắc 3

tháng tuổi

CT thí nghiệm N(cây) H bq(cm) ±S H min H max S%

CT đối chứng 45 10,44 1,53 7,5 14,2 14,655 20% lân 45 10,82 1,93 7,5 15,4 17,837 20% phân vi sinh 45 10,46 1,59 7,2 13,6 15,201 20% phân chuồng 45 10,42 1,8 6,5 14,3 17,274 Chiều dài rễ trung bình của Trắc dưới các công thức ruột bầu 20% phân lân, 20% phân vi sinh, 20% phân chuồng hoai, đối chứng tương ứng là 10,82cm, 10,46 cm, 10,42cm và 10,44cm. Chiều dài rễ cây ở các nghiệm thức có sự phân hóa khá ít; trong đó biến động cao nhất ở công thức ruột bầu 20% phân lân (17,837%), ít nhất ở công thức đối chứng (14,655%). Phân tích phương sai cho thấy các công thức ruột bầu khác nhau có ảnh hưởng đồng đều tới sinh trưởng của chiều dài rễ của loài Trắc 3 tháng tuổi ( Ft = 1,034> F05 =3,102).Theo sự phân hóa về chiều dài rễ, có thể thấy chiều dài rễ của các công thức phân biến đổi như sau với công thức đối chứng, chiều dài rễ Trắc thấp nhất, chiều dài rễ Trắc giảm dần với các công thức phân lân, vi sinh và phân chuồng.

Hình 3.16: Ảnh hưởng của các công thức ruột bầu tới chiều dài rễ của cây trắc 3

tháng tuổi

Thảo luận chung

Kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, khi được bón lót phân Trắc sinh trưởng tốt ngay từ những tuần đầu, kích thước cây đồng đều, lá xanh hơn so với thành phần ruột bầu không có phân. Tuy nhiên, các công thưc phân ảnh hưởng không rõ rệt tới sinh trưởng và phát triển của cây Trắc.

10,2 10,3 10,4 10,5 10,6 10,7 10,8 10,9

CT đối chứng 20% lân 20% phân vi

sinh

20% phân chuồng

3.4.3. Ảnh hưởng của các công thức che bóng tới sinh trưởng của cây Trắc 3 tháng tuổi

3.4.3.1. Ảnh hưởng của các công thức che bóng tới đường kính của cây Trắc 3 tháng tuổi

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của các công thức che bóng tới đường kính cổ rễ cây Trắc 3

tháng tuổi

Công thức TN Dbq (cm) ±S Dmin Dmax S%

Đối chứng (0%) 0,109 0,012 0,08 0,14 11,01 25% 0,103 0,009 0,09 0,13 8,74

50% 0,105 0,007 0,09 0,12 6,67

75% 0,11 0,16 0,08 0,15 14,55

Đường kính trung bình của cây trắcTrắc dưới các công thức che bóng 25% , 50% , 75% , đối chứng tương ứng là 0,103cm, 0,105cm và 0,11cm và 0,109cm. Đường kính thân cây ở các nghiệm thức có sự phân hóa khá cao; trong đó biến động cao nhất ở công thức che bóng 75% (14,55%), ít nhất ở công thức đối chứng (6,67%). Phân tích phương sai cho thấy các công thức che bóng khác nhau có ảnh hưởng khác nhau tới sinh trưởng của đường kính cổ rễ của loài Trắc 3 tháng tuổi ( Ft = 12,133> F05 =3,102). Theo sự phân hóa về đường kính cổ rễ, có thể phân chia chiều cao vút ngọn của trắc 3 tháng tuổi như sau: khi che bóng từ 0% - 25% đường kính cổ rễ giảm dần, khi che bóng từ 50 - 75% đường kính cổ rễ bình quân tăng dần.

Hình 3.17: Đường kính của Trắc 3 tháng tuổi dưới các độ tàn che

0,098 0,1 0,102 0,104 0,106 0,108 0,11 Đối chứng (0%) 25% 50% 75% Dbq (cm) Dbq (cm)

3.4.3.2. Ảnh hưởng của các công thức che bóng tới chiều cao vút ngọn của cây Trắc 3 tháng tuổi

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các công thức che bóng tới chiều cao vút ngọn của cây

Trắc 3 tháng tuổi Công thức TN Hvn bq (cm) ±S Hvn min Hvn max S% Đối chứng 4,56 0,593 3,4 5,9 13,00 25% 4,17 0,92 2,6 6 22,06 50% 4,402 0,688 2,5 5,5 15,63 75% 4,73 0,88 2,7 6,1 18,60

Chiều cao vút ngọn trung bình của cây trắcTrắc dưới các công thức che bóng 25% , 50% , 75% , đối chứng tương ứng là 4,17cm, 4,402cm và 4,73cm và 4,56. Chiều cao vút ngọn ở các nghiệm thức có sự phân hóa khá cao; trong đó biến động cao nhất ở công thức che bóng 50% (22,06%), ít nhất ở công thức đối chứng (13%). Phân tích phương sai cho thấy các công thức che bóng khác nhau có ảnh hưởng đồng đều tới sinh trưởng của chiều cao vút ngọn của loài Trắc 3 tháng tuổi ( Ft = 1,288> F05 =3,102).Theo sự phân hóa về chiều cao vút ngọn, có thể thấy chiều cao vút ngọn của trắc 3 tháng tuổi như sau chiều cao bình quân của Trắc tăng dần khi tăng mức độ che bóng.

Hình 3.18: Chiều cao của Trắc 3 tháng tuổi dưới các độ tàn che

3,8 3,9 4 4,1 4,2 4,3 4,4 4,5 4,6 4,7 4,8 Đối chứng 25% 50% 75% Hvn bq (cm) Hvn bq (cm)

3.4.3.3. Ảnh hưởng của các công thức che bóng tới chiều dài rễ của cây Trắc 3 tháng tuổi

Bảng 3.19. Ảnh hưởng của các công thức che bóng tới chiều dài rễ của cây Trắc 3

tháng tuổi

Công thức TN Hrễ bq (cm) ±S Hrễ min Hrễ max S%

Đối chứng 10,44 1,53 7,5 14,2 14,66 25% 10,45 2,09 7 14,5 20,00

50% 10,92 2,29 6 16 20,97

75% 11,24 2,11 7,2 15,4 18,77

Chiều dài rễ trung bình của cây trắcTrắc dưới các công thức che bóng 25%, 50%, 75%, đối chứng tương ứng là 10,45cm, 10,92cm, 11,24cm và10,44cm. Chiều dài rễ ở các nghiệm thức có sự phân hóa khá cao; trong đó biến động cao nhất ở công thức che bóng 25% (20,97%), ít nhất ở công thức đối chứng (14,66%). Phân tích phương sai cho thấy các công thức che bóng khác nhau có ảnh hưởng khác tới sinh trưởng của chiều dài rễ của loài Trắc 3 tháng tuổi ( Ft = 5,093> F05 =3,102).Theo sự phân hóa về chiều cao vút ngọn, có thể thấy chiều cao vút ngọn của trắc 3 tháng tuổi như sau chiều cao bình quân của Trắc tăng dần khi tăng mức độ che bóng.

Hình 3.19: Chiều dài rễ của Trắc 3 tháng tuổi dưới các độ tàn che

Thảo luận

Theo những kết quả nghiên cứu trên cho thấy, mức độ che bóng khác nhau ảnh thưởng khác khau đến sự phát triển và sinh trưởng của loài trắc, theo biểu đồ và phân tích phương sai ở trên có thể thấy được độ che bóng 75% là tối ưu cho sự sinh trưởng,

10 10,2 10,4 10,6 10,8 11 11,2 11,4 Đối chứng 25% 50% 75% Hrễ bq (cm)

3.4.4. Kỹ thuật tái sinh cây Trắc

Loài Trắc có hai hình thức tái sinh: tái sinh chồi và tái sinh hạt. Hình thức tái sinh chồi mạnh, cây non phát triển tốt,tuy nhiên cây con tái sinh chồi có tuổi thọ thấp, không tồn tại được lâu dài, chỉ sống được trong khoảng thời gian ngắn, chỉ từ 3 - 4 năm tuổi. Hình thức tái sinh hạt, cây non tuy phát triển chậm nhưng có tuổi thọ cao. Do vậy, cần tiến hành các biện pháp tái sinh nhân tạo để phục hồi lại số lượng loài Trắc trong tự nhiên.

3.4.4.1. Kỹ thuật thu hái và chế biến hạt giốngTrắc

Cây mẹ cho hạt giống tốt lúc cây trên 10 tuổi, D > 20cm. Thời gian thu hái quả Trắc từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Quả được thu hái vào lúc chín, vỏ quả có màu nâu. Quả có thể được thu hái ngay từ trên cây hoặc sau khi chúng đã rụng xuống đất. Sau khi thu hái, quả được ủ trong điều kiện ẩm từ 2-3 ngày. Kế đến phơi quả 2-3 nắng để hạt tách ra khỏi vỏ quả. Những hạt được chọn gieo ươm là những hạt mẩy, dài từ 0,5 cm trở lên và rộng từ 0,3cm trở lên. Hạt được làm sạch, hong khô nơi râm mát 2-3 ngày; sau đó bỏ hạt vào ngăn mát của tủ lạnh để bảo quản, như vậy hạt sẽ bảo quản được lâu hơn

3.4.4.2. Kỹ thuật xử lý hạt giống Trắc

Hạt Trắc có lớp vỏ ngoài tương đối cứng và khó thấm nước. Vì thế, việc xử lý hạt giống trước khi gieo ươm là cần thiết.

Khi đủ lượng hạt cần thiết, rửa qua hạt giống bằng nước lạnh (nước thường). Loại bỏ những hạt lép, kém chất lượng hoặc những tạp chất lẫn trong lô hạt, cho hạt vào chum, xô hoặc chậu đựng nước nóng. Sau đó rót nước sôi ở nhiệt độ phù hợp (từ 60 - 70oC (3 sôi 2 lạnh) trong vòng 8giờ, để ngâm hạt, trong thời gian đó giữ nhiệt độ nước như ban đầu bằng cách pha thêm nước nóng,

Hết thời gian ngâm hạt ta vớt ra rửa chua sau đó ủ hạt giống. Ủ hạt bằng cát. Sau 5 - 7 ngày, hạt trắc nảy mầm thì cấy hạt vào bầu đất.

3.4.4.3. Kỹ thuật nuôi dưỡng Trắc trong vườn ươm

Để gieo ươm Trắc thành công, tác giả đề xuất một số kỹ thuật cơ bản sau đây: Phương thức gieo ươm Trắc cần được gieo ươm trong bầu polietilen màu đen, kích thước 5*10 cm, đục 6 – 8 lỗ xung quanh để thoát nước.

Thành phần hỗn hợp ruột bầu. Vật liệu cấu tạo ruột bầu bao gồm đất, phân chuồng hoai (phân bò, phân heo), phân tổng hợp NPK (16-16-8), super. Đất làm ruột bầu có thể là đất xám trên phù sa cổ, đất feralít đỏ vàng và đất nâu đỏ phát triển trên đá bazan đã mất rừng. Đất làm ruột bầu cần được lấy ở tầng đất mặt, độ sâu từ 0 – 30 cm. Trước khi vô bầu, đất được xử lý cẩn thận bằng cách đập nhỏ, loại bỏ cỏ và vật lẫn

vào, phơi nắng 1 tuần, phun thuốc chống nấm và kiến. Khi bỏ vào bầu, đất cần được phun nước đủ ẩm.

Những thành phần hỗn hợp ruột bầu được trộn đều và đưa vào bầu theo cách thức thông thường. Những bầu đất được sắp xếp theo từng luốngthẳng với bề rộng 80 – 120 cm, giữa hai luống cách nhau 30 – 40 cm.

Tuyển chọn cây mầm để cấy vô bầu: Những cây mầm được tuyển chọn để cấy vô bầu phải đảm bảo một số tiêu chuẩn cơ bản sau đây: tuổi 3 –4 ngày; khỏe mạnh; thân, rễ và lá phát triển đầy đủ; không có biểu hiện bị nấm hại.

Cấy cây vô bầu: Khi cấy cây vô bầu, trước hết dùng ngón tay hay một thanh gỗ nhỏ ấn nhẹ vào hỗn hợp ruột bầu để tạo thành một lỗ nhỏ với đường kính 2 – 3 cm, sâu 3 – 4 cm. Sau đó đặt cây mầm vào lỗ, rồi dùng tay vun đất để lấp cây mầm. Độ sâu lấp đất khoảng 0,5 – 1 cm. Sau khi cấy cây vô bầu, tất cả các bầu cây cần phải được tưới nước đủ ẩm.

3.4.4.4. Chăm sóc cây con

❖ Tưới nước

+ Tùy vào thời tiết, đặc tính sinh thái của từng loài cây, cây ở trong giàn che hay ở ngoài mà số lượt tưới và liều lượng tưới khác nhau trong ngày

+ Với cây con mới cấy vào bầu được xếp trong giàn che ta có thể tưới 3-4 lần/ngày ở dạng sương mù lượng nước đủ làm mát thân, lá cây giúp cây hồi phục và thích nghi nhanh với môi trường mới.

+ Với cây con đã chuyển ra ngoài giàn nếu thời tiết nắng nóng, khô ta tiến hành tưới 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát. Nếu thời tiết ẩm, sương mù ta tưới 1 lần/ngày vào buổi sáng. Đặc biệt chú ý nếu đêm có sương muối ngày nắng nóng chúng phải tiến hành tưới sáng sớm để phá sương muối trên mặt lá.

+ Tuy nhiên trước khi tưới nước ta nên kiểm tra độ ẩm trong bầu bằng cách bóp nhẹ thành bầu. Nếu bầu quá ẩm ta phải dừng tưới, nếu vừa đủ thì dừng tưới, nếu quá khô ta phải tưới đẫm.

+ Tưới thừa nước hay thiếu nước đều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây có thể làm rụng lá, hệ rễ bị úng dẫn đến chết cây. Do đó việc điều tiết lượng nước tưới cho cây con rất quan trọng.

❖ Chế độ ánh sáng

+ Độ ché nắng: Đối với cây con mới cấy vào bầu cần che 70 - 80% ánh nắng trực xạ cho tới khi cây phục hồi. Sau đó tùy từng loài cây và giai đoạn phát triển giảm xuống 50%, 30% và chuyển ra ngoài không cần che bóng.

+ Thân cây thẳng, màu lá xanh đậm, phát triển tốt biểu hiện đủ ánh sáng, dinh dưỡng và nước.

+ Thân cây nghiêng về phía ánh sáng chính tỏ ánh sáng chưa đủ => điều chỉnh ngay

❖ Làm cỏ, phá váng

+ Sau 2-3 tuần cấy cây con, bầu ươm sẽ xuất hiện cỏ dại và lớp đất mặt có biểu hiện đóng váng. Để lâu cỏ dại sẽ phát triển càng mạnh và mặt bầu sẽ xuất hiện váng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điển sinh thái và khả năng tái sinh của cây trắc (dalbergia cochinchinensis) tại tỉnh kon tum (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)