Dân số và lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điển sinh thái và khả năng tái sinh của cây trắc (dalbergia cochinchinensis) tại tỉnh kon tum (Trang 49 - 50)

3. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài

3.1.1.2. Dân số và lao động

Ở tỉnh Kon Tum có nguồn lao động khá phong phú với nhiều dân tộc anh em khác nhau. Tính đến 31/12/2013, dân số trên địa bàn tỉnh Kon Tum là 473.251 người, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình 1,66%. Trong đó, người Kinh chiếm đa số với 233.703 người, tiếp đến là Xơ Đăng (116.456 người), Bana (59.667 người), Giẻ Triêng, Ja Rai, Brâu, Rơ Mâm...số người trong độ tuổi lao động chiếm 57,55% dân số, trong đó tỷ lệ lao động nữ chiếm 56,38%. Trình độ lao động ngày một nâng cao; Năm 2013 có 37,6% số người trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên) được đào tạo nghề, tỷ lệ đào tạo nghề giữa thành thị và nông thôn tương ứng là 48,3% và 25,1%. Nhờ đó đã nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.

Trình độ lao động tỉnh nhìn chung thấp, so với tổng số lao động có trình độ khu vực nhà nước do địa phương quản lý tỷ lệ người cso trình độ lên địa học chỉ có 0,07%, người có trình độ đại học và cao đẳng có 26,34%, người có trình độ công nhân kỹ thuật chủ yếu tập trung ở các cơ quản quản lý hành chính nhà nước, khoa học và trong các xí nghiệp, nông lâm trường, còn ở cấp xã tỉ lệ lao động có trình độ ít.

Nhìn chung, nguồn lao động của tỉnh dồi dào, tính về số lượng có thể đáp ứng lao động cho các ngành kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên khi cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch nhanh sang phát triển công nghiệp theo hướng hội nhập quốc tế và đòi hỏi lao động có kỹ thuật cả về số lượng và chất lượng ngày càng cao, vấn đề đặt ra là phải nâng cao chất lượng và tăng cường đào tạo lao động có tay nghề với nhiều ngành, lĩnh vực và ở trên các địa bàn.

Tôn giáo: Tỉnh Kon Tum có 4 tôn giáo: Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao đài với tổng số tín đồ khoảng 140 ngàn người (Công giáo: 110 ngàn người; Phật giáo: 27 ngàn người; Tin lành: 12,5 ngàn người; Cao đài: 0,5 ngàn người), chiếm tỷ lệ 39% dân số toàn tỉnh, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số khoảng 90 ngàn người (chiếm tỷ lệ 65% sao với tổng số tín đồ tôn giáo). Toàn tỉnh có 54 chức sắc tôn giáo; 77 cơ sở thờ tự (không kể các cơ sở trong dòng tu). Các hoạt động tôn giáo về cơ bản chấp hành tốt các quy định pháp luật; các quy định của địa phương. Tuy nhiên, việc tryền đạo trái phép trong các hệ phái Tin lành gia tăng thông qua hoạt động từ thiện đề lôi kéo tín đồ, Hoạt động của các hệ phái Tin lành ở Tây Nguyên nói chung, ở Kon Tum nói riêng thường xuyên được các tổ chức nước ngoài quan tâm chú ý.

Về chất lượng dân số: trong những năm qua, chất lượng dân số ngày càng được nâng lên về sức khỏe, thể chất, trình độ học vấn và tuổi thọ. Tỷ lệ trẻ em sy dinh dưỡng ngày càng giảm, nhân dân được chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn, tuổi thọ bình quân đã được tăng lên.

Nhìn chung, dân số sống ở vùng đệm các khu bảo tồn đa phần là những người có trình độ dân trí còn thấp, đời sống kinh tế còn khó khăn, cuộc sống dựa vào rừng là chủ yếu. Vì vậy, việc tuyên truyền, phổ biến các quy định, chính sách, biện pháp quản lý và bảo tồn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Chính vì thế, cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ người dân trong việc phát triển kinh tế, kết hợp với người dân trong việc quản lý các cơ sở bảo tồn (đồng quản lý), giao đất, giao rừng cho người dân bảo vệ và phát triển nhằm góp phần nâng cao ý thức bảo vệ đa dạng sinh học, nâng cao đời sống kinh tế cho người dân sống xung quanh các khu bảo tồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điển sinh thái và khả năng tái sinh của cây trắc (dalbergia cochinchinensis) tại tỉnh kon tum (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)