Chăm sóc cây con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điển sinh thái và khả năng tái sinh của cây trắc (dalbergia cochinchinensis) tại tỉnh kon tum (Trang 74)

3 tháng tuổi

3.4.4.4. Chăm sóc cây con

❖ Tưới nước

+ Tùy vào thời tiết, đặc tính sinh thái của từng loài cây, cây ở trong giàn che hay ở ngoài mà số lượt tưới và liều lượng tưới khác nhau trong ngày

+ Với cây con mới cấy vào bầu được xếp trong giàn che ta có thể tưới 3-4 lần/ngày ở dạng sương mù lượng nước đủ làm mát thân, lá cây giúp cây hồi phục và thích nghi nhanh với môi trường mới.

+ Với cây con đã chuyển ra ngoài giàn nếu thời tiết nắng nóng, khô ta tiến hành tưới 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát. Nếu thời tiết ẩm, sương mù ta tưới 1 lần/ngày vào buổi sáng. Đặc biệt chú ý nếu đêm có sương muối ngày nắng nóng chúng phải tiến hành tưới sáng sớm để phá sương muối trên mặt lá.

+ Tuy nhiên trước khi tưới nước ta nên kiểm tra độ ẩm trong bầu bằng cách bóp nhẹ thành bầu. Nếu bầu quá ẩm ta phải dừng tưới, nếu vừa đủ thì dừng tưới, nếu quá khô ta phải tưới đẫm.

+ Tưới thừa nước hay thiếu nước đều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây có thể làm rụng lá, hệ rễ bị úng dẫn đến chết cây. Do đó việc điều tiết lượng nước tưới cho cây con rất quan trọng.

❖ Chế độ ánh sáng

+ Độ ché nắng: Đối với cây con mới cấy vào bầu cần che 70 - 80% ánh nắng trực xạ cho tới khi cây phục hồi. Sau đó tùy từng loài cây và giai đoạn phát triển giảm xuống 50%, 30% và chuyển ra ngoài không cần che bóng.

+ Thân cây thẳng, màu lá xanh đậm, phát triển tốt biểu hiện đủ ánh sáng, dinh dưỡng và nước.

+ Thân cây nghiêng về phía ánh sáng chính tỏ ánh sáng chưa đủ => điều chỉnh ngay

❖ Làm cỏ, phá váng

+ Sau 2-3 tuần cấy cây con, bầu ươm sẽ xuất hiện cỏ dại và lớp đất mặt có biểu hiện đóng váng. Để lâu cỏ dại sẽ phát triển càng mạnh và mặt bầu sẽ xuất hiện váng đất màu xanh.

+ Nếu không tiến hành làm cỏ và phá váng kịp thời sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển của cây. Cỏ dại sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với cây chủ dẫn đến cây chủ còi cọc kém phát triển.

+ Thông thường từ lúc cấy cây vào bầu và xuất vườn chúng ta có 3 lần làm cỏ và phá váng cho cây. – Lần 1 sau khi cấy cây con 2-3 tuần; – Lần 2 sau lần 1 khoảng 3-4 tuần; – Lần 3 sau lần 2 khoảng 3-4 tuần.

+ Tuy nhiên trong thực tế số lần làm cỏ phá váng phụ thuộc vào từng loài cây, tuổi cây xuất vườn và quy trình làm đất tạo hỗn hợp bầu. Nếu không làm cỏ và phá váng đúng thời điểm cây con sẽ kém phát triển => Ảnh hưởng chất lượng và thời gian xuất vườn cây giống.

+ Quá trình làm cỏ phá váng kết hợp loại trừ cây con còi cọc, kém phát triển hay có biểu hiện mắc bệnh.

❖Đảo bầu, xén rễ cây con

+ Đối với những cây con có bầu: Kết hợp đồng thời giữa đảo bầu và xén rễ nhằm mục đích phân loại cây theo nhóm sinh trưởng và chất lượng điều tiết cự ly cây, kết hợp vệ sinh luống ươm và kích thích cây ra thêm rễ non, hạn chế rễ cọc phát triển, đồng thời hãm cây ở giai đoạn chuẩn bị xuất vườn.

+ Cần chuẩn bị những luống ươm mới để xếp bầu sau khi đảo bầu và xén rễ.

+ Dùng tay lay nhẹ và nhấc bầu lên khỏi luống ươm dùng kéo sắc cắt hết phần rễ nhô ra khỏi bầu, cắt từng bầu một, cắt sát đáy và thành bầu, hàng nào dứt điểm hàng đó.

+ Quá trình đảo bầu kết hợp làm cỏ phá váng và phân loại cây ươm. Những cây tốt xếp thành hàng gần nhau, những cây trung bình xếp cạnh nhau, cây kém, yếu ta loại bỏ.

+ Vệ sinh và sửa sang lại các nền luống cũ đã đảo bầu để sử dụng xếp lại bầu từ luống khác nếu cần.

+ Nếu vào mùa nắng, hanh khô cần chuyển cây vào luống ươm có giàn che hoặc làm giàn che tạm thời tại chỗ, sau khi cây ổn định chuyển ra ngoài hoặc dỡ giàn che. Cây sau khi đảo bầu và xén rễ cần tưới đủ ẩm cho cây.

+ Loài cây có bộ rễ phát triển mạnh đặc biệt là rễ cọc khoảng 3-4 tuần tiến hành đảo bầu và cắt rễ một lần, những cây mọc quá tốt cần cắt một phần lá già và cành non.

+ Thông thường trước khi xuất vườn 1-2 tuần phải xén, tỉa rễ và phân loại cây lần cuối trước khi đem trồng kết hợp kiểm kê số lượng cây đạt tiêu chuẩn.

❖Theo dõi dịch bệnh, sâu hại cây con

+ Nếu phát hiện dịch bệnh cần khống chế và xử lý kịp thời bằng biện pháp cách ly hoặc loại bỏ những cây bị bệnh. Bên cạnh đó có thể phun thuốc trừ nấm, bà con nên sử dụng thuốc thảo mộc có nguồn gốc tự nhiên để phun. Ngoài ra có thể sử dụng vôi bột, tro bếp.

+ Với sâu hại chủ yếu hay gặp loài dế nâu cắn rễ và thân cây ta có thể khắc phục bằng việc đảo bầu, rắc vôi và đầm lại nền kết hợp bắt thủ công bằng việc đổ nước vào tổ.

❖Hãm cây

+ Trước khi xuất vườn từ 2- 4 tuần cần hãm cây để cây con cứng cáp và làm quen dần với những điều kiện khó khăn ở môi trường ngoài.

+ Phương pháp hãm cây được thực hiện như sau: ▪ Giảm dần việc tưới nước.

▪ Ngừng hẳn bón phân, tưới nước trước khi xuất vườn 2- 4 tuần.

3.5. GIẢI PHÁP PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI CÂY TRẮC TẠI TỈNH KON TUM

3.5.1. Giải pháp bảo tồn

Hiện tại, số lượng cá thể Trắc đang còn rất ít trên lãnh thổ Việt Nam, và ngày càng suy giảm do vấn nạn khai thác trái pháp luận diễn ra mạnh, vì vậy giải pháp trước mắt là tiếp tục bảo tồn số lượng loài Trắc đang có trên toàn quốc mà cụ thể hơn là tại tỉnh Kon Tum, mà nơi tập trung nhiều nhất là tại rừng đặc dụng Đak Uy.

Sau đó cần tiến hành kiểm tra, kiểm kê số lượng loài Trắc hiện có trên toàn tỉnh Kon Tum, có thể bảo vệ được đầy đủ, và chính xác từng cá thể một.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ của người dân, để từng người dân tham gia vào công tác bảo vệ loài cây quý hiếm này.

3.5.2. Giải pháp sinh thái

Loài cây Trắc là loài dễ nhân giống, sinh trưởng và phát triển trong giai đoạn cây con tốt, không sâu bệnh, nên việc nhân giống loài cây vô cùng thuận tiện.

Tiến hành nhân giống loài Trắc, đưa vào trồng tại những khu rừng nghèo kiệt, hoặc rừng phục hồi sau nương rẫy, tạo điều kiện phục hồi loài cây này.

Trồng và chăm sóc loài cây tại nơi công cộng như công viên, trường học, công sở tạo cây cảnh quan đô thị

3.5.3. Giải pháp về kinh tế

Loài cây Trắc là loài cây mang giá trị kinh tế cao, gỗ đẹp, bền chắc, dễ gia công vì vậy nên cần đưa loài cây này trồng xen canh với những loài cây công nghiệp như tiêu, cà phê, hoặc trồng Trắc để làm trụ tiêu.

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Với mục tiêu đề tài là nắm rõ các đặc điểm phân bố sinh thái, tổ thành và tái sinh tự nhiên của loài Trắc tại khu vực nghiên cứu, và tái sinh nhân tạo loài Trắc làm cơ sở cho việc phục hồi rừng với tổ thành cây bản địa có loài Trắc. Từ những nghiên cứu rút ra được những kết luận sau:

1.1. Về yếu tố sinh thái, khí hậu tỉnh Kon Tum

- Vùng I: là vùng khí hậu núi cao và cao nguyên phía Đông Bắc của tỉnh, gồm vùng thấp phía Tây Ngọc Linh, cao nguyên Kon Plong; vùng này có độ cao >800m. Trong vùng I được chia ra thành 2 tiểu vùng hình thành do sự phân hóa về điều kiện ẩm doa chế độ mưa và lượng mưa.

+ Tiểu vùng I1: được gọi là phân vùng khí hậu núi cao Ngọc Linh, cao nguyên Kon Plong.

+ Tiểu vùng I2: được gọi là phân vùng khí hậu núi thấp Ngọc Linh.

- Vùng II: là vùng khí hậu bình nguyên và trũng tây Trường Sơn. Bao gồm vùng trũng Đak Tô, Kom Tum, Sa Thầy có độ cao từ 500 - 1.000m. Trong vùng II được chia thành 3 tiểu vùng hình thành theo sự phân hóa về điều kiện ẩm do lượng mưa của gió mùa hạ.

+ Tiểu vùng II1: là phân vùng khí hậu của thung lũng Tân Cảnh (Đak Tô), Kon Tum, Sa thầy có độ cao phổ biến 500 - 600m.

+ Tiểu vùng II2: là phân vùng khí hậu núi cao trung tâm của vùng II có độ cao phổ biến 800 - 1000m, đỉnh cao nhất là Chư Mom Ray 1.773m.

+ Tiểu cùng II3: là phân vùng khí hậu đồi núi thấp Plây Trấp - Hạ Lang phía Nam huyện Sa Thầy

1.2. Về yếu tố sinh thái đất đai

Tỉnh Kon Tum có các nhóm đất chính sau:

- Nhóm đất xám: chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổn diện tích tự nhiên gồm hai loại đất chính là đất xám trên macma axit và đất xám trên phù sa cổ

- Nhóm đất đỏ: gồm 6 loại chính là đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên macma axit; đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất nâu đỏ trên đá bazan phong hóa, đất vàng nhạt trên đá cát và đất nâu tím trên đá bazan.

- Nhóm đất phù sa: gồm 3 loại đất chính là đất phù sa được bồi, đất phù sa loang lổ, đất phù sa ngoài suối;

- Nhóm đất mùn alít trên núi: gồm 5 loại đất chính là đất mùn vàng nhạt có nơi Potzon hóa, đất mùn vàng nhạt trên đá sét và biến chất, đất mùn nâu đỏ trên macma bazơ và trung tính, đất mùn vàng đỏ trên macma axit

1.3. Về khả năng thích nghi của loài Trắc tại tỉnh Kon Tum

Về phân vùng sinh thái của loài Trắc tập trung nhiều nhất ở huyện Đak Hà và thành phố Kon Tum, bên cạnh đó còn phân bố ở huyện Ngọc Hồi, huyện Kon Rẫy và một phần nhỏ thuộc huyện Sa Thầy. Nnơi có lượng mưa trung bình hằng năm vào khoảng 1600mm, nhiệt độ bình quân hằng năm đạt 24,90C, tổng nhiệt lượng trong năm từ 7.700-8.7000C. Trắc sinh trưởng và phát triển ở các nhóm đất nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất phù sa - đất dốc tụ

1.4. Về đặc điểm sinh vật học của loài Trắc tại địa điểm nghiên cứu

Loài Trắc sinh trưởng và phát triển tại rừng đặc dụng Đak Uy có chiều cao vút ngọn trung bình đạt 15.211m, đường kính ngang ngực trung bình đạt 31.14cm, chiều cao dưới cành đạt 11.43m.

Quả Trắc tại Kon Tum có từ 1 đến 3 hạt, chủ yếu là 1 hoặc 2 hạt và có chiều dài trung bình là 5,1cm; chiều rộng là 0,97 cm.Về hạt: hạt Trắc có màu nâu đen, tròn, tương tự hạt đậu nành nhưng dẹp. Chiều dài đạt từ 0,4 - 0,8 cm, chiều rộng từ 0,3 - 0,5cm.

1.5. Về đặc điểm tái sinh, sinh trưởng phát triển loài Trắc tại rừng đặc dụng Đak Uy

- Tổ thành tầng cây cao: Tổng số loài cây gỗ lớn điều tra được ở rừng đặc dụng Đak Uy là 36 loài, tuy nhiên chỉ có 5 loài tham gia vào công thức tổ thành đó là Chò xót chiếm 19.71%; Trắc chiếm 17.18%; Dẻ chiếm 8.09% tổng số cây trong lâm phần, Thành Ngạnh chiếm 4.69%, Hà nu chiếm 4.4%, 31 loài còn lại chiếm 33.83 %.

- Phân bố số cây theo đường kính của lâm phần được biểu diễn bằng hàm số N = 1182,038e0,082D và là một đường cong giảm dần.

- Phân bố số cây theo chiều cao của lâm phần là một đồ thị bậc 3 có dạng y = 0,4586X3 - 13,907x2 + 106,66x - 31,034

- Về tình hình tái sinh: Tái sinh tự nhiên tại rừng đặc dụng Đak Uy có mật độ thấp, tuy nhiên chất lượng cây tái sinh tốt.

1.6. Về tái sinh nhân tạo của loài Trắc

- Về các công thức ruột bầu: các công thức phân có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây Trắc 3 tháng tuổi, tuy nhiên sức ảnh hưởng là đồng đều, không có sự sai khác rõ rệt

- Về công thức che bóng: Công thức che bóng khác nhau thì ảnh hưởng khác nhau tới sự sinh trưởng của cây Trắc 3 tháng tuổi, ảnh hưởng của độ tàn che 75% là tốt nhât đối với sinh trưởng và phát triển của loài Trắc 3 tháng tuổi.

1.7. Về giải pháp phục hồi loài cây Trắc tại tỉnh Kon Tum

- Tiến hành kiểm tra, kiểm kê số lượng loài Trắc hiện có trên toàn tỉnh Kon Tum, từ đó có thể bảo vệ được đầy đủ, và chính xác từng cá thể một.

- Tiến hành nhân giống loài Trắc, đưa vào trồng tại những khu rừng nghèo kiệt, hoặc rừng phục hồi sau nương rẫy, tạo điều kiện phục hồi loài cây này. Trồng và chăm sóc loài cây tại nơi công cộng như công viên, trường học, công sở tạo cây cảnh quan đô thị.

- Loài cây Trắc là loài cây mang giá trị kinh tế cao, gỗ đẹp, bền chắc, dễ gia công vì vậy nên cần đưa loài cây này trồng xen canh với những loài cây công nghiệp như tiêu, cà phê, hoặc trồng Trắc để làm trụ tiêu

2. KIẾN NGHỊ

- Cần có biện pháp bảo vệ chặt chẽ hơn nữa đối với loài Trắc tại địa bàn tỉnh, nâng cao ý thức người dân thông qua việc tuyên truyền và giáo dục.

- Đầy rmạnh các dự án, đề tài khoa học nghiên cứu về loài Trắc, từ đó có thể bảo vệ, bảo tồn và phát triển loài Trắc một cách toàn diện

- Cần tiến hành nhân giống và đưa loài cây Trắc vào trồng xen canh với các cây công nghiệp, trường học, công viên, công sở để loài Trắc dần thân thuộc với người dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG NƯỚC

1. Trần Quốc Tuấn (2008), Nghiên cứu phân bố sinh thái của loài Huỷnh

(Tarrietia javanica Blume) phục vụ công tác phục hồi rừng tại tỉnh Quảng

Bình, luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiêp, trường Đại học Nông Lâm Huế

2. Hoàng Văn Dưỡng (2009), Bài giảng thống kê ứng dụng trong lâm nghiệp, Trường đại học Nông lâm Huế

3. Hoàng Văn Dưỡng (2009), Bài giảng điều tra rừng, Trường đại học Nông lâm Huế

4. Nguyễn Xuân Quát (1985). Thông nhựa ở Việt Nam – Yêu cầu chất lượng cây

con và hỗn hợp ruột bầu ươm cây để trồng rừng. Tóm tắt luận án Phó Tiến sĩ

khoa học Nông nghiệp. Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam

5. Hoàng Công Đãng, Gây trồng cây bần chua, Tạp chí KHCN và KTLN số 10/1996. Tr.13

6. Nguyễn Thị Mừng (1997). Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng, hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng cây Cẩm lai (Dalbergia bariaensis Pierre) trong giai

đoạn vườn ươm ở Kon Tum. Luận án thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp Trường Đại

học Lâm nghiệp..

7. Nguyễn Tuấn Bình (2002), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng cây con Dầu song nàng (Dipterocarpus Dyeri Pierre) 1 năm tuổi

trong giai đoạn vườn ươm, Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Trường Đại

học Nông Lâm TpHCM.

8. Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2006), Nghiên cứu điều kiện cất trữ và gieo ươm cây

Huỳnh liên (Tecoma stans) phục vụ cho trồng cây xanh đô thị. Luận văn thạc sĩ

khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm TpHCM

9. Nguyễn Văn Sở (2004). Kỹ thuật sản xuất cây con tại vườn ươm

10. Trần Đình Lý (1995),Nghiên cứu xác định diện tích và hệ thống biện pháp kỹ

thuật cho việc khoanh nuôi phục hồi rừng,đề tài KN.03.11 thuộc chương trình

Nhà nước về phục hồi rừng và phát triển lâm nghiệp KN.03

NƯỚC NGOÀI

11. B. Theppavong, K. Khamphan & S. Vonghachack CONSERVATION AND MANAGEMENT OF FOREST GENETIC RESOURCES IN LAO PDR.

12. Nguyen Hoang Nghia, CONSERVATION OF FOREST GENETIC RESOURCES IN VIETNAM WITH REFERENCE TO ENDANGERED

PHỤ LỤC

Bảng 1. Thống kê mô tả chiều cao, đường kính cổ rễ, đường kính tán

của ô đối chứng Đường kính Hvn số lá Hrễ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điển sinh thái và khả năng tái sinh của cây trắc (dalbergia cochinchinensis) tại tỉnh kon tum (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)