Tình hình sâu bệnh hại trên các giống xà lách thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất của một số giống rau xà lách nhập nội tại trang trại nông nghiệp sạch thái nguyên (Trang 43)

Trong công tác chọn giống xác định sự khác nhau giữa các giống về phản ứng với sâu bệnh là rất cần thiết và quan trọng, là cơ sở cho công tác chọn giống nhằm tuyển chọn ra những giống có khả năng chống chịu sâu bệnh mà vẫn cho năng suất cao.

Sâu bệnh hại là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất chất lượng của cây trồng nói chung và cây rau xà lách nói riêng. Chỉ tiêu này phụ thuộc lớn vào điều kiện thời tiết, kỹ thuật chăm sóc, phân bón...và đặc biệt là tính chống chịu của từng giống. Tuy nhiên trong thời vụ thực hiện thí nghiệm chúng tôi nhận thấy các giống xà lách không thấy xuất hiện bệnh hại.

Bảng 4.4. Tình hình sâu hại trên các giống xà lách thí nghiệm Chỉ tiêu

Giống

Sâu khoang Sâu xanh

Mật độ (con/m2) Mức độ hại Mật độ (con/m2) Mức độ hại Xà lách Romaine 0,33 + 0 - Xà lách Batavia Xanh 0,17 + 0,2 + Xà lách Xoăn Lo Lo Tím 0,22 + 0,49 + Ghi chú: - Không bị hại

+ Mức độ sâu hại nhẹ: < 5 con/m2

++ Mức độ sâu hại trung bình: 5 – 10 con/m2 +++ Mức độ sâu hại nặng: > 10 con/m2

* Nhận xét:

Qua bảng 4.4 cho thấy các giống xà lách thí nghiệm có mật độ sâu hại ở mật độ rất thấp, trong đó có 2 loại sâu hại chính là sâu khoang và sâu xanh. Đối với giống xà lách Batavia Xanh thì sâu khoang và sâu xanh có mật độ lần lượt là 0,17 và 0,2 con/m2. Đối với giống xà lách Xoăn Lo Lo Tím, cả hai loại sâu khoang và sâu xanh có mật độ lần lượt là 0,22 con/m2 và 0,49 con/m2. Đối với giống xà lách Romaine, sâu xanh có mật độ là 0,33 con/m2 và không có sâu khoang.

Như vậy là các giống xà lách thí nghiệm đều có mật độ sâu hại rất ít, ảnh hưởng không nhiều đến sinh trưởng và năng suất rau.

4.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống xà lách tham gia thí nghiệm

khác. Mục đích cuối cùng của việc chọn tạo giống là chọn ra giống có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt và chất lượng cao để phục vụ cho sản xuất. Vì vậy năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá được hiệu quả kinh tế của các giống xà lách thí nghiệm. Đồng thời, năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tập trung nhất, chính xác nhất khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu và khả năng thích ứng với điều kiện môi trường của giống.

Năng suất là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các quá trình sinh trưởng phát triển, các hoạt động sống diễn ra trong cây thu được trên một đơn vị diện tích hay một đơn vị cá thể. Như vậy muốn đưa năng suất lên cao phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Bảng 4.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống xà lách tham gia thí nghiệm

Chỉ tiêu Giống Chiều cao cây (cm) Số lá (lá) Đường kính tán (cm) Khối lượng cây (g) Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Năng suất thực thu (tấn/ha) Xà lách Romaine 15,9a 21,4b 17,4ab 139,3a 30,7a 28,0a Xà lách Batavia Xanh 11,6 b 22,8a 18,3a 130,8b 29,1b 26,4a Xà lách Xoăn Lo Lo Tím 9,9 c 15,1c 15,5b 101,2c 22,2c 19,2b P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 6,1 1,5 5,0 1,8 2,0 3,9 LSD 0.05 1,7 0,7 1,9 5,1 1,2 2,1

Qua số liệu bảng 4.5 cho thấy:

* Chiều cao cây:

Qua bảng 4.5 cho thấy chiều cao trung bình cây của các giống xà lách thí nghiệm có sự sai khác nhau, biến động từ 9,9 đến 15,9 cm. Giống xà lách Batavia Xanh có chiều cao cây cao nhất (15,9 cm) ở mức độ tin cậy 95%. Tiếp đến là giống xà lách Romaine với chiều cao 11,6 cm. Thấp nhất là giống

* Số lá:

Các công thức trong thí nghiệm có số lá biến động từ 15,1 đến 22,8 lá. Qua xử lý thống kê cho ta thấy giống xà lách Batavia Xanh có số lá cao nhất (22,8 cm), tiếp đến là giống xà lách Romaine có số lá 21,4 cao hơn chắc chắn giống Xoăn Lo Lo tím (15,1 lá) ở mức tin cậy 95%.

* Đường kính tán

Các công thức trong thí nghiệm có đường kính tán biến động từ 15,5 đến 18,3 cm/cây. Qua xử lý thống kê cho ta thấy giống xà lách Batavia Xanh có đường kính tán lớn (18,3 cm) cao hơn chắc chắn Xoăn Lo Lo Tím (15,5 cm/cây) ở mức tin cậy 95% và tương đương với giống xà lách Romaine (17,4 cm/cây)

* Khối lượng trung bình cây: khối lượng trung bình cây của các giống xà lách thí nghiệm có sự sai khác nhau, biến động từ 101,2 đến 139,3 g/cây. Trong đó giống xà lách Romaine có khối lượng cây cao nhất (139,3 g/cây) chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Tiếp đến là giống xà lách Batavia Xanh có khối lượng cây đạt 130,8 g/cây và giống xà lách Xoăn Lo Lo Tím có khối lượng cây thấp nhất đạt 101,2 g/cây.

* Năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết là chỉ tiêu quan trọng để xác định tiềm năng cho năng suất thực thu của cây trồng. Năng suất lý thuyết phụ thuộc vào mật độ cây/ha, số lá trên cây, khối lượng cây.

Kết quả từ bảng 4.5 qua xử lý thống kê cho thấy năng suất lý thuyết của 3 giống xà lách tham gia thí nghiệm giao động từ 22,2 đến 30,7 tấn/ha. Trong đó giống xà lách Romaine có năng suất lý thuyết cao nhất là 30,7 tấn/ha, giống xà lách Batavia Xanh có năng suất lý thuyết là 29,1 tấn/ha. Giống xà lách Xoăn Lo Lo Tím có năng suất lý thuyết thấp nhất đạt 22,2 tấn/ha.

* Năng suất thực thu

Năng suất thực thu của các giống xà lách phản ánh khả năng thích ứng của giống và nó là kết quả tổng hợp của cả quá trình sinh trưởng, phát triển

Năng suất thực thu của các giống xà lách tham gia thí nghiệm dao động từ 19,2 đến 28 tấn/ha. Năng suất thực thu của các giống có sự chênh lệch với năng suất lý thuyết là do bị sâu gây hại, điều kiện bất thuận của thời tiết....Qua bảng 4.6 cho thấy giống xà lách Romaine có năng suất thực thu đạt 28 tấn/ha tương đương với giống xà lách Batavia Xanh (26,4 tấn/ha) ở mức độ tin cậy 95%. Thấp nhất là giống xà lách Xoăn Lo Lo Tím với năng suất 19,2 tấn/ha.

4.4. Sơ bộ hạch toán kinh tế

Hiệu quả kinh tế là điều cuối cùng mà nhà sản xuất mong đợi. Trong sản xuất nông nghiệp cũng vậy, người nông dân làm việc vất vả để mong sao thu được vụ mùa bội thu, bán được nhiều sản phẩm với giá cao. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế lại phụ thuộc nhiều yếu tố bao gồm vấn đề đầu tư thâm canh, sử dụng nhân công lao động, giá cả đầu tư đầu vào và đầu ra của sản phẩm... Một loại cây trồng có năng suất cao chưa hẳn có hiệu quả kinh tế cao.

Vì vậy hiệu quả kinh tế luôn là điều kiện hàng đầu để người nông dân xem xét có nên ứng dụng các biện pháp kỹ thuật mới, các giống cây trồng mới, phân bón mới...vào trong sản xuất hay không.

Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế của các giống xà lách tham gia thí nghiệm

Đơn vị: đồng/ha Chỉ tiêu Giống Năng suất thực thu (tấn/ha) Giá bán (đồng/kg) Tổng thu (đồng) Tổng chi (đồng) Thu – Chi (đồng) Xà lách Romaine 28,0 25.000 700.000.000 219.448.750 480.551.250 Xà lách Batavia Xanh 26,4 20.000 528.000.000 195.028.750 332.971.250 Xà lách Xoăn Lo Lo Tím 19,2 20.000 384.000.000 221.668.750 162.331.250

* Nhận xét:

Qua bảng 4.6 các công thức trong thí nghiệm có lãi suất khác nhau. Trong đó cao nhất là giống xà lách Romaine cho tổng thu đạt 700.000.000 đồng, giống xà lách Batavia Xanh đạt 528.000.000 đồng và thấp nhất là giống xà lách Xoăn Lo Lo Tím đạt 384.000.000 đồng.

Sau khi trừ các loại chi phí và vốn thì giống xà lách Romaine cho thu về số lãi cao nhất là 480.551.250 đồng, tiếp đến là giống Batavia Xanh cho thu về 332.971.250 đồng, và thấp nhất vẫn là giống xà lách Xoăn Lo Lo Tím với số lãi thu về là 162.331.250 đồng. Sở dĩ có sự chênh nhau như vậy là dựa theo năng suất thực thu có sự chênh lệch với nhau, giống xà lách Romaine được thị trường ưa chuộng hơn, bởi chất lượng thành phẩm tốt hơn, giá trị dinh dưỡng cao hơn, màu sắc đẹp, xanh đậm, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng nên hiệu quả kinh tế của giống xà lách Romaine cao hơn các giống khác.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ những kết quả thu được qua quá trình theo dõi các giống xà lách trong vụ Xuân năm 2020 tại trang trại Nông nghiệp sạch Thái Nguyên, chúng tôi nhận thấy:

- Các giống xà lách có khả năng sinh trưởng tốt trong vụ Xuân: thời gian sinh trưởng 35 ngày. Các giống có đặc điểm hình thái khác nhau về hình dạng lá, mầu sắc lá. Trong đó giống xà lách Batavia Xanh có số lá lớn nhất 21,5 lá, chiều cao cây lớn nhất là giống Romaine (15,9 cm), đường kính tán giống Batavia Xanh cao nhất đạt 18,3 cm.

- Tình hình sâu hại của các giống xà lách thí nghiệm xuất hiện sâu khoang và sâu xanh hại ở mức độ nhẹ, không xuất hiện bệnh hại.

- Giống Romaine có khối lượng cây cao nhất đạt 139,3 g/cây, năng suất lý thuyết đạt cao nhất (30,7 tấn/ha), năng suất thực thu đạt cao nhất (28 tấn/ha). Hiệu quả kinh tế đạt lãi 480.551.250 đ/ha.

5.2. Đề nghị

- Có thể lựa chọn giống xà lách Romaine để sản xuất vụ Xuân tại Thái Nguyên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt

1. Trần Thị Ba và cs (2008) “Thử nghiệm sáu giống xà lách vụ Xuân Hè năm 2018” tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp trường Đại Học Cần Thơ.

2. Hoàng Thị Bé và cs (2009) Giáo trình Phân loại học thực vật NXB Giáo dục.

3. Đoàn Thị Hồng Cam, Nguyễn Đình Thi, Lê Diệu Tâm (2010) “Nghiên cứu xác định lượng đạm, lân và kali hợp lý cho xà lách (lactuca sativa L.) trồng trong nhà màng tại Bảo Lộc, Lâm Đồng”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, Số 63

4. Tạ Thị Thu Cúc (2005) Giáo trình kỹ thuật trồng rau NXB Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Duy (1999) “Một số giống rau xà lách có triển vọng ở Thừa Thiên Huế”- Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm, Khoa Sinh học, Trường Đại Học Sư Phạm Huế.

6. Cao Thị Làn (2011)“Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất xà lách, dưa leo, cà chua sạch trên giá thể trong nhà che phủ tại Đà Lạt”, đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, trường Đại học Đà Lạt.

7. Lê Thị Khánh (2002). Trồng rau trên đất cát bằng phương pháp lót PE ở miền Trung. Hội thảo tập huấn và trao đổi kinh nghiệm sản xuất rau ở các tỉnh phía Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Nha Trang, 12 – 2002.

8. Nguyễn Kim Thanh Nguyễn Thận Châu (2005) Giáo trình sinh lý học thực vật Nxb Giáo dục Hà Nội.

9. Mai Văn Quyền và cộng sự 1995 Sổ tay trồng rau. NXB Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh 100 trang.

bón đến năng suất và chất lượng cây rau xà lách Romaine xã Hòa Tiến, Hòa Vang, Đà Nẵng, luận văn thạc sĩ khoa học trường Đại học Đà Nẵng.

11. Lưu Thị Ánh Tuyết (2012) “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại dung dịch và giá thể đến sự sinh trưởng năng suất rau cải xanh xà lách trong kỹ thuật thủy canh. Luận văn thạc sĩ ngành Khoa học Cây trồng trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

B. Tài liệu nước ngoài

12. John M.Dole Harold Fwilkins 1999 Floriculture Principles and species pp 79 – 89. 13. Georgios C. Pavlou Constantinos D Ehaliotis Victor A Kavvadias 2008.

Effect of organic and inorganic fertilizers applied during successivecrop seasons on growth and nitrate accumulation in lettuce Greece pp. 632-638 14. Ayşe Gül (2007). Effect of nutrient sources on cucumber production in

different substrates Scientia HorticulturaeVolume 113 Issue 2 26 June 2007 Pages 216-220.

C. Tài liệu Internet

15. http ://www.vaas.org.vn/thai-nguyen-xay-dung-thanh-cong-mo-hinh-san- xuat-rau-an-toan-theo-quy-trinh-vietgap-a5794.html 16. http://camnangcaytrong.com/cay-xa-lach-cd72.html 17. http://trongrautainha.vn/ 18. http ://www.fao.org/faostat/en/#data 19. http ://baothainguyen.vn/tin-tuc/nong-nghiep/san-xuat-rau-an-toan-buoc- dau-mang-lai-hieu-qua-269344-46244.html 20. http ://www.dankinhte.vn/y-nghia-kinh-te-va-tinh-hinh-san-xuat-rau-o- nuoc-ta.

PHỤ LỤC 1

Quy trình Kỹ thuật trồng xà lách an toàn (Viện Nghiên cứu Rau Quả)

* Giống

- Nguồn giống : Sử dụng các giống chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng được cung ứng từ các cơ sở có uy tín như : Xà lách Hải Phòng, xà lách Batavia Xanh, HN158, TN 555, TN2, TN618....

* Thời vụ gieo trồng

- Vụ sớm : Gieo hạt tháng 8, trồng tháng 9. - Chính vụ : Gieo hạt tháng 10, trồng tháng 11. - Vụ muộn : Gieo hạt tháng 1, trồng tháng 2.

Thời vụ trồng xà lách thích hợp nhất là vào vụ Đông (tháng 10 – 12). - Làm đất : Chọn đất đảm bảo tơi xốp, giầu mùn, giữ ẩm và dễ thoát nước. Làm đất kỹ, luống đánh rộng 0,9 – 1,0 m, cao 20 – 25 cm, rãnh rộng 30cm.

- Bón phân : Lượng phân bón lót cho 01 sào Bắc bộ là từ 200 – 250 kg phân hữu cơ ủ hoai, 8 -10 kg super lân. Rải phân đều trên mặt luống, đảo đều đất và phân, vét đất nhỏ ở rãnh phủ lên mặt luống.

- Gieo hạt : Gieo hạt với lượng từ 3 – 5 gram/ m2, gieo hạt đều trên mặt luống. Gieo hạt xong phủ kín hạt bằng lớp đất nhỏ mỏng, sau đó phủ một lớp rơm rạ băm nhỏ hoặc trấu mỏng trên mặt luống và dùng ô doa tưới nước đủ ẩm. Lượng hạt giống : 600 – 800 gram/ha.

- Tưới nước : Sau khi gieo tưới 2 lần/ngày trong 7 ngày đầu, khi hạt đã nảy mầm tưới một lần/ngày. Trước khi nhổ cây ra trồng nên tưới nước đẫm để tránh làm hại rễ.

- Tiêu chuẩn cây giống : Cây khoẻ, sạch bệnh, cây được 4 – 5 lá thật.

* Làm đất, trồng cây

Kỹ thuật làm đất

- Đất trồng phải đảm bảo đủ điều kiện cho sản xuất rau an toàn theo qui định. - Chọn đất cát pha, đất thịt nhẹ, phù sa có thành phân cơ giới nhẹ, tơi xốp, giàu mùn và dinh dưỡng, chủ động tưới tiêu.

- Làm đất kỹ, tơi nhỏ, dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật ; lên luống cao 20 – 30 cm, rãnh rộng 30 cm, mặt luống rộng từ 0,8 – 1,0 m, bằng phẳng, dễ thoát nước để tránh ngập úng khi gặp mưa

* Trồng cây

- Cây xà lách được trồng theo hàng.

- Khoảng cách : Cây X cây 15 - 20 cm, hàng X hàng 20 - 25 cm (mật độ khoảng 220.000 – 240.000 cây/ha).

* Bón phân

Sử dụng phân bón hợp lý và cân đối, ưu tiên phân hữu cơ đã ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng phân tươi, nước phân tươi, nước giải tươi để bón và tưới cho xà lách. Bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học.

Lượng bón và phương pháp bón như sau :

Loại phân Lượng bón Bón lót

(%)

Bón thúc (%) (Kg/ha) (Kg/sào) Lần 1 Lần 2

Phân hữu cơ ủ hoai mục 5500 200 100 - -

Phân hữu cơ vi sinh 420-550 15 – 20 - 50 50

Đạm urê 55 – 90 2-3 - 50 50

Super lân 220-280 8-10 70 30 -

Kali sulfat 60-90 2-3 30 35 35

Bón thúc:

- Bón thúc lần 1: Sau trồng 10-12 ngày (khi cây bắt đầu ra lá nhỏ). - Bón thúc lần 2: Sau trồng 22 – 25 ngày (khi cây cuốn nhỏ). Theo dõi cây trồng, chỉ bón thúc đam ure lần 2 khi cây có nhu cầu.

* Chú ý: Đảm bảo thời gian cách ly với phân đạm urê ít nhất 10 ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất của một số giống rau xà lách nhập nội tại trang trại nông nghiệp sạch thái nguyên (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)