Khả năng ra lá của các giống xà lách thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất của một số giống rau xà lách nhập nội tại trang trại nông nghiệp sạch thái nguyên (Trang 38 - 40)

Lá là cơ quan sinh dưỡng có vai trò quan trọng không thể thiếu đối với cây trồng. Là cơ quan quang hợp chính của cây trồng. Sự hình thành lá có ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng sau này. Nếu cây trồng có ít lá thì khả năng quang hợp của cây sẽ thấp, cây sẽ còi cọc kém phát triển, ngược lại nếu số lá trên cây quá nhiều lại tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát sinh phát triển. Lá thực hiện các chức năng quang hợp, trao đổi khí và hô hấp. Ngoài ra lá còn có chức năng sinh sản sinh dưỡng, dự trữ hoặc tự vệ ở thực vật, lá có vai trò quan trọng trong đời sống sinh lý của cây. Số lá trên cây do đặc tính di truyền của từng loài quyết định. Xà lách là cây ăn lá nên sự phát triển của bộ lá quyết định đến năng suất cuối cùng, động thái ra lá biểu hiện

các công thức có ảnh hưởng đến khả năng quang hợp tích lũy chất khô và khả năng quang hợp của cây.

Bảng 4.2. Động thái ra lá của các giống xà lách tham gia thí nghiệm

Đơn vị: lá /cây

Chỉ tiêu

Giống

Thời gian sau trồng...(ngày)

5 10 15 20 25 30 35 Xà lách Romaine 4,2 6,4b 8,4a 11,0b 14,8b 18,6a 21,4b Xà lách BataviaXanh 4,3 7,1a 9,1a 12,0a 15,8a 19,0a 22,8a Xà lách Xoăn Lo Lo Tím 4,2 5,2c 6,6b 8,4c 10,1c 12,4b 15,1c P >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV(%) 3,4 3,7 2,6 2,0 1,2 3,1 LSD0,05 0,4 0,7 0,6 0,6 0,4 2,2

Qua số liệu trong bảng 4.2 cho thấy:

Sau trồng 5 ngày các công thức có số lá trên cây dao động 4,2 đến 4,3 lá không có sự sai khác nhau (P>0,05).

Sau trồng 10 ngày các giống xà lách có số lá trên cây khác nhau, biến động từ 5,2 đến 7,1 lá trên cây. Trong đó xà lách Batavia Xanh có số lá cao nhất (7,1 lá) ở mức độ tin cậy 95%, tiếp đến là xà lách Romain (6,4 lá / cây), xà lách Xoăn Lo Lo Tím ra ít lá nhất (5,2 lá/cây).

Sau trồng 15 ngày các công thức có số lá trên cây biến động từ 6,6 đến 9,1 lá trên cây. Giống xà lách Batavia Xanh (9,1 lá) và Romaine (8,4 lá) có số lá trên cây tương đương nhau và cao hơn giống xà lách Xoăn Lo Lo Tím (6,6 lá) ở mức độ tin cậy 95%.

Sau trồng 20 ngày các công thức trong thí nghiệm có số lá biến động từ 8,4 đến 12 lá trên cây. Trong đó xà lách Batavia Xanh có số lá cao nhất (12 lá) ở mức độ tin cậy 95%, tiếp đến là xà lách Romain (11 lá / cây), xà lách Xoăn Lo Lo Tím ra ít lá nhất (8,4 lá/cây).

Sau trồng 25 ngày các công thức trong thí nghiệm có số lá biến động từ 10,1 đến 15,8 lá trên cây. Trong đó xà lách Batavia Xanh có số lá cao nhất (15,8 lá) ở mức độ tin cậy 95%, tiếp đến là xà lách Romain (14,8 lá / cây), xà lách Xoăn Lo Lo Tím ra ít lá nhất (10,1 lá/cây).

Sau trồng 30 ngày các công thức trong thí nghiệm có số lá trên cây biến động từ 12,4 đến 19 lá trên cây. Giống xà lách Batavia Xanh (19 lá) và Romaine (18,6 lá) có số lá trên cây tương đương nhau và cao hơn giống xà lách Xoăn Lo Lo Tím (12,4 lá) ở mức độ tin cậy 95%.

Sau trồng 35 ngày các công thức trong thí nghiệm số lá trên cây biến động từ 15,1 đến 22,8 lá trên cây. Trong đó xà lách Batavia Xanh có số lá cao nhất (22,8 lá) ở mức độ tin cậy 95%, tiếp đến là xà lách Romain (21,4 lá / cây), xà lách Xoăn Lo Lo Tím ra ít lá nhất (15,1 lá/cây).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất của một số giống rau xà lách nhập nội tại trang trại nông nghiệp sạch thái nguyên (Trang 38 - 40)