Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất của một số giống rau xà lách nhập nội tại trang trại nông nghiệp sạch thái nguyên (Trang 34)

HÀNG BẢO VỆ

NL1 CT 1 CT2 CT3

NL2 CT 2 CT3 CT1

NL3 CT 3 CT 1 CT2

Thời gian từ trồng đến hồi xanh: Có 80% cây theo dõi hồi xanh. Thời gian từ trồng đến trải lá: Có 80% cây theo dõi trải lá.

Thời gian từ trồng đến thu hoạch: Có 80% cây theo dõi được thu hoạch.

Tổng thời gian từ khi trồng đến lúc thu hoạch cuối cùng (ngày): Ngày cây hữu hiệu cuối cùng được thu hoạch.

* Các chỉ tiêu về sinh trưởng

+ Chiều cao cây (cm): được đo từ mặt đất đến đỉnh lá cao nhất trên cây (đo 5 cây/1 ô) cách 5 ngày đo một lần.

+ Số lá trên cây (lá): Đếm theo phương pháp quan trắc 5 ngày đếm 1 lần đánh dấu số lá đã đếm ở mỗi lần đếm. Số lá được tính từ lá thật đầu tiên đếm những lá hoàn chỉnh (đếm 5 cây/ô).

+ Đường kính tán (cm): Đo theo phương pháp quan trắc 5 ngày đo đếm 1 lần, đo hai đường vuông góc cộng lại chia trung bình.

* Các chỉ tiêu về năng suất

+ Khối lượng trung bình mỗi cây (kg/cây) = Tổng khối lượng cây thu được /Tổng số cây thu được.

+ NSLT (tấn/ha) = Năng suất TB/cây x mật độ cây/ha x 10-3. + NSTT (tấn/ha) = Khối lượng cây thu được trên ô thí nghiệm.

* Theo dõi sâu bệnh hại: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương

pháp điều tra phát hiện dịch hại trên cây rau: QCVN 01 – 169: 2014 /BNNPTNT

- Sâu hại.

Phương pháp theo dõi bằng mắt thường, điều tra theo đường chéo ô, mỗi điểm một cây.

Theo dõi sâu hại trên chính trên cây xà lách: Sâu khoang, sâu xanh Mật độ sâu (con/m2) = Tổng số sâu đếm được

Tổng diện tích đã điều tra Mức độ sâu hại :

++ Mức độ sâu hại trung bình: 5 – 10 con/m2

+++ Mức độ sâu hại nặng: > 10 con/m2

- Bệnh hại

Điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc cuốn chiếu không lặp lại. Mỗi điểm điều tra ngẫu nhiên từ 3 – 5 cây

Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = 𝑆ố 𝑐â𝑦 𝑏ị 𝑏ê𝑛ℎ

𝑆ố 𝑐â𝑦 đ𝑖ề𝑢 𝑡𝑟𝑎 × 100 Mức độ hại: - Cấp 1: < 1% cây bị bệnh - Cấp 3: 1- 5% cây bị bệnh - Cấp 5: > 5 – 25% cây bị bệnh - Cấp 7: > 25 – 50% cây bị bệnh - Cấp 9: > 50% cây bị bệnh

3.4. Sơ bộ hạch toán kinh tế

Tổng chi (đ) = Tổng chi phí sản xuất toàn bộ ô thí nghiệm Tổng thu (đ) = Tổng giá trị thu được trên toàn bộ ô thí nghiệm

Hiệu quả kinh tế = Tổng giá trị thu được của toàn bộ ô thí nghiệm – Tổng chi phí sản xuất toàn bộ ô thí nghiệm.

3.5 Các biện pháp kĩ thuật áp dụng

Tuân theo quy trình kỹ thuật trồng rau xà lách an toàn của Viện Nghiên cứu Rau Quả (PHỤ LỤC 1)

3.6. Phương pháp xử lý số liệu

- Thu thập và tổng hợp số liệu được tiến hành xử lý trên phần mềm Excel - Số liệu xử lý thống kê trên chương trình SAS.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khả năng sinh trưởng của các giống xà lách vụ Xuân Hè năm 2020 tại trang trại Nông nghiệp sạch Thái Nguyên

4.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống xà lách thí nghiệm

Sinh trưởng, phát triển là biểu hiện sự biến đổi về lượng và về chất của thực vật trong chu kì sống của chúng, nó là 2 quá trình luôn luôn song song và hỗ trợ nhau cùng tồn tại của thực vật. Sự sinh trưởng về kích thước hình thành các yếu tố cấu tạo mới là tiền đề cho sự phát triển và ngược lại sự phát triển là quá trình biến đổi về chất bên trong thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển.

Nghiên cứu thời gian sinh trưởng phát triển của giống giúp người sản xuất có kế hoạch sắp xếp thời vụ, bố trí cây trồng hợp lý cũng như tác động các biện pháp kĩ thuật thích hợp nhằm hạn chế tối thiểu tác động của điều kiện ngoại cảnh tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Một giống được đánh giá là giống tốt phải có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, thích ứng rộng với điều kiện thời tiết và có tiềm năng cho năng suất cao.

Qua theo dõi thu được kết quả như sau:

Bảng 4.1. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống xà lách thí nghiệm vụ Xuân Hè 2020 tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên

Đơn vị: ngày

Chỉ tiêu Giống

Thời gian từ trồng đến...(ngày)

Hồi xanh Trải lá Thu hoạch

Xà lách Romaine 3 13 35

Qua bảng 4.1 cho thấy thời gian sinh trưởng của các giống xà lách có sự khác nhau.

* Hồi xanh

Các giống xà lách trong thí nghiệm có thời gian từ trồng đến hồi xanh đạt 3 ngày, không có sự chênh lệch giữa các giống. Do cây giống gieo trong khay giá thể, trồng trong điều kiện thời tiết mát, nên thời gian hồi xanh tương đương nhau.

* Trải lá

Các giống xà lách trong thí nghiệm có thời gian từ trồng đến trải lá của các giống biến động từ 13 đến 16 ngày. Ở giống xà lách Batavia Xanh có thời gian trải lá đạt 16 ngày, giống xà lách Xoăn Lo Lo Tím có thời gian trải lá đạt 14 ngày, tiếp theo là giống xà lách Romaine có thời gian trải lá đạt 13 ngày..

* Thu hoạch

Các giống xà lách trong thí nghiệm có cùng thời gian thu hoạch, được thu hoạch 35 ngày sau trồng.

4.1.2. Khả năng ra lá của các giống xà lách thí nghiệm

Lá là cơ quan sinh dưỡng có vai trò quan trọng không thể thiếu đối với cây trồng. Là cơ quan quang hợp chính của cây trồng. Sự hình thành lá có ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng sau này. Nếu cây trồng có ít lá thì khả năng quang hợp của cây sẽ thấp, cây sẽ còi cọc kém phát triển, ngược lại nếu số lá trên cây quá nhiều lại tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát sinh phát triển. Lá thực hiện các chức năng quang hợp, trao đổi khí và hô hấp. Ngoài ra lá còn có chức năng sinh sản sinh dưỡng, dự trữ hoặc tự vệ ở thực vật, lá có vai trò quan trọng trong đời sống sinh lý của cây. Số lá trên cây do đặc tính di truyền của từng loài quyết định. Xà lách là cây ăn lá nên sự phát triển của bộ lá quyết định đến năng suất cuối cùng, động thái ra lá biểu hiện

các công thức có ảnh hưởng đến khả năng quang hợp tích lũy chất khô và khả năng quang hợp của cây.

Bảng 4.2. Động thái ra lá của các giống xà lách tham gia thí nghiệm

Đơn vị: lá /cây

Chỉ tiêu

Giống

Thời gian sau trồng...(ngày)

5 10 15 20 25 30 35 Xà lách Romaine 4,2 6,4b 8,4a 11,0b 14,8b 18,6a 21,4b Xà lách BataviaXanh 4,3 7,1a 9,1a 12,0a 15,8a 19,0a 22,8a Xà lách Xoăn Lo Lo Tím 4,2 5,2c 6,6b 8,4c 10,1c 12,4b 15,1c P >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV(%) 3,4 3,7 2,6 2,0 1,2 3,1 LSD0,05 0,4 0,7 0,6 0,6 0,4 2,2

Qua số liệu trong bảng 4.2 cho thấy:

Sau trồng 5 ngày các công thức có số lá trên cây dao động 4,2 đến 4,3 lá không có sự sai khác nhau (P>0,05).

Sau trồng 10 ngày các giống xà lách có số lá trên cây khác nhau, biến động từ 5,2 đến 7,1 lá trên cây. Trong đó xà lách Batavia Xanh có số lá cao nhất (7,1 lá) ở mức độ tin cậy 95%, tiếp đến là xà lách Romain (6,4 lá / cây), xà lách Xoăn Lo Lo Tím ra ít lá nhất (5,2 lá/cây).

Sau trồng 15 ngày các công thức có số lá trên cây biến động từ 6,6 đến 9,1 lá trên cây. Giống xà lách Batavia Xanh (9,1 lá) và Romaine (8,4 lá) có số lá trên cây tương đương nhau và cao hơn giống xà lách Xoăn Lo Lo Tím (6,6 lá) ở mức độ tin cậy 95%.

Sau trồng 20 ngày các công thức trong thí nghiệm có số lá biến động từ 8,4 đến 12 lá trên cây. Trong đó xà lách Batavia Xanh có số lá cao nhất (12 lá) ở mức độ tin cậy 95%, tiếp đến là xà lách Romain (11 lá / cây), xà lách Xoăn Lo Lo Tím ra ít lá nhất (8,4 lá/cây).

Sau trồng 25 ngày các công thức trong thí nghiệm có số lá biến động từ 10,1 đến 15,8 lá trên cây. Trong đó xà lách Batavia Xanh có số lá cao nhất (15,8 lá) ở mức độ tin cậy 95%, tiếp đến là xà lách Romain (14,8 lá / cây), xà lách Xoăn Lo Lo Tím ra ít lá nhất (10,1 lá/cây).

Sau trồng 30 ngày các công thức trong thí nghiệm có số lá trên cây biến động từ 12,4 đến 19 lá trên cây. Giống xà lách Batavia Xanh (19 lá) và Romaine (18,6 lá) có số lá trên cây tương đương nhau và cao hơn giống xà lách Xoăn Lo Lo Tím (12,4 lá) ở mức độ tin cậy 95%.

Sau trồng 35 ngày các công thức trong thí nghiệm số lá trên cây biến động từ 15,1 đến 22,8 lá trên cây. Trong đó xà lách Batavia Xanh có số lá cao nhất (22,8 lá) ở mức độ tin cậy 95%, tiếp đến là xà lách Romain (21,4 lá / cây), xà lách Xoăn Lo Lo Tím ra ít lá nhất (15,1 lá/cây).

4.1.3. Khả năng tăng trưởng chiều cao cây của các giống xà lách thí nghiệm

Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất, đồng thời nó phản ánh khả năng tổng hợp

hợp, cân đối giữa tứng thời kỳ. Cũng như các chỉ tiêu sinh trưởng khác, chiều cao cây biểu hiện sức sống, sự gia tăng tế bào. Chiều cao cây tăng nhanh chứng tỏ số lượng tế bào tăng nhanh, là cơ sở tăng năng suất sau này. Phát triển chiều cao cây nhằm tạo ưu thế cho quá trình quang hợp, tích lũy chất khô, có liên quan đến khả năng ra lá và chống đổ. Chiều cao cây là một đặc tính di truyền, tuy nhiên nó cũng tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật tác động trong quá trình sinh trưởng. Cây sinh trưởng trong điều kiện đủ nước và dinh dưỡng, chiều cao cây tăng lên dẫn đến các yếu tố khác tăng theo và sẽ đạt năng suất cao hơn, phẩm chất tốt.

Năng suất xà lách chỉ cao khi cả chỉ tiêu số lá và chiều cao cây đều cao một cách hài hoà hợp lý. Nếu lá nhỏ bé thì xà lách sẽ lắm xơ hàm lượng dinh dưỡng trong rau xà lách thấp, chất lượng rau giảm. Chiều cao cây xà lách có ý nghĩa quan trọng và quyết định đến năng suất. Chiều cao cây càng ngắn số lá trên cây càng nhiều. Nhưng ngược lại chiều cao cây càng dài thì mắt đốt càng thưa, số lá trên cây càng ít, năng suất sẽ thấp. Nếu chiều cao cây xà lách quá cao cây sẽ bị ra ngồng.

Qua theo dõi cho thấy chiều cao cây xà lách tăng trưởng như sau:

Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống xà lách tham gia thí nghiệm

Đơn vị: cm/cây

Chỉ tiêu Giống

Thời gian sau trồng...(ngày)

5 10 15 20 25 30 35 Xà lách Romaine 3,8 4,9 7,3a 8,9a 12,3a 14,3a 15,9a Xà lách Batavia Xanh 4,3 5,5 5,8b 6,9b 8,1b 10,4b 11,6b Xà lách Xoăn Lo Lo Tím 4,2 4,3 4,5 c 5,8c 6,7c 8,1c 9,9c P >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 5,1 3,4 6,1 6,5 6,1 LSD0.05 0,7 0,6 1,2 1,6 1,7

Hình 4.2. Biểu đồ động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống xà lách tham gia thí nghiệm

* Nhận xét:

Qua số liệu trong bảng 4.3 cho thấy

Sau trồng 5 ngày, chiều cao cây các giống xà lách có sự biến động ít từ 3,8 đến 4,3 cm. Tuy nhiên qua xử lý thống kê cho thấy sự sai khác không có ý nghĩa (P>0.05).

Sau trồng 10 ngày, chiều cao cây các giống xà lách có sự biến động ít từ 4,9 đến 5,5 cm. Các giống xà lách thí nghiệm không có sự sai khác về chiều cao cây (P>0.05).

Sau trồng 15 ngày chiều cao cây của các giống xà lách thí nghiệm có sự khác nhau, biến động từ 4,5 đến 7,3 cm. Trong đó xà lách Romaine có chiều cao cây cao nhất (7,3cm) ở mức độ tin cậy 95%, tiếp đến là xà lách Batavia Xanh (5,8cm), xà lách Xoăn Lo Lo Tím có chiều cao cây thấp nhất (4,5 cm).

Sau trồng 20 chiều cao cây của các giống xà lách thí nghiệm có sự khác nhau biến động từ 5,8 đến 8,9 cm. Trong đó xà lách Romaine có chiều cao cây cao nhất (8,9) ở mức độ tin cậy 95%, tiếp đến là xà lách Batavia Xanh (6,9

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 XLBT XLRM XLXT 5 NST 10 NST 15 NST 20 NST 25 NST 30 NST 35 NST

cm), xà lách Xoăn Lo Lo Tím có chiều cao cây thấp nhất (5,8 cm).

Sau trồng 25 ngày chiều cao cây của các giống xà lách thí nghiệm có sự khác nhau biến động từ 6,7 đến 12,3 cm. Trong đó xà lách Romaine có chiều cao cây cao nhất (12,3 cm) ở mức độ tin cậy 95%, tiếp đến là xà lách Batavia Xanh (8,1 cm), xà lách Xoăn Lo Lo Tím có chiều cao cây thấp nhất (6,7 cm).

Sau trồng 30 ngày chiều cao cây của các giống xà lách thí nghiệm có sự khác nhau biến động từ 8,1 đến 14,3 cm. Trong đó xà lách Romaine có chiều cao cây cao nhất (7,3cm) ở mức độ tin cậy 95%, tiếp đến là xà lách Batavia Xanh (5,8cm), xà lách Xoăn Lo Lo Tím có chiều cao cây thấp nhất (4,5 cm).

Sau trồng 35 ngày các công thức trong thí nghiệm có chiều cao cây khác nhau, biến động từ 9,9 đến 15,9 cm. Trong đó giống xà lách Romaine chiều cao cây cao nhất (15,9 cm) ở mức độ tin cậy 95%, tiếp đến là xà lách Batavia Xanh (11,6 cm), xà lách Xoăn Lo Lo Tím có chiều cao cây thấp nhất (9,9 cm).

Như vậy là các giống xà lách thí nghiệm khác nhau có chiều cao cây khác nhau trong đó giống Romaine có chiều cao cây cao nhất

4.2. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống xà lách thí nghiệm

Trong công tác chọn giống xác định sự khác nhau giữa các giống về phản ứng với sâu bệnh là rất cần thiết và quan trọng, là cơ sở cho công tác chọn giống nhằm tuyển chọn ra những giống có khả năng chống chịu sâu bệnh mà vẫn cho năng suất cao.

Sâu bệnh hại là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất chất lượng của cây trồng nói chung và cây rau xà lách nói riêng. Chỉ tiêu này phụ thuộc lớn vào điều kiện thời tiết, kỹ thuật chăm sóc, phân bón...và đặc biệt là tính chống chịu của từng giống. Tuy nhiên trong thời vụ thực hiện thí nghiệm chúng tôi nhận thấy các giống xà lách không thấy xuất hiện bệnh hại.

Bảng 4.4. Tình hình sâu hại trên các giống xà lách thí nghiệm Chỉ tiêu

Giống

Sâu khoang Sâu xanh

Mật độ (con/m2) Mức độ hại Mật độ (con/m2) Mức độ hại Xà lách Romaine 0,33 + 0 - Xà lách Batavia Xanh 0,17 + 0,2 + Xà lách Xoăn Lo Lo Tím 0,22 + 0,49 + Ghi chú: - Không bị hại

+ Mức độ sâu hại nhẹ: < 5 con/m2

++ Mức độ sâu hại trung bình: 5 – 10 con/m2 +++ Mức độ sâu hại nặng: > 10 con/m2

* Nhận xét:

Qua bảng 4.4 cho thấy các giống xà lách thí nghiệm có mật độ sâu hại ở mật độ rất thấp, trong đó có 2 loại sâu hại chính là sâu khoang và sâu xanh. Đối với giống xà lách Batavia Xanh thì sâu khoang và sâu xanh có mật độ lần lượt là 0,17 và 0,2 con/m2. Đối với giống xà lách Xoăn Lo Lo Tím, cả hai loại sâu khoang và sâu xanh có mật độ lần lượt là 0,22 con/m2 và 0,49 con/m2. Đối với giống xà lách Romaine, sâu xanh có mật độ là 0,33 con/m2 và không có sâu khoang.

Như vậy là các giống xà lách thí nghiệm đều có mật độ sâu hại rất ít, ảnh hưởng không nhiều đến sinh trưởng và năng suất rau.

4.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống xà lách tham gia thí nghiệm

khác. Mục đích cuối cùng của việc chọn tạo giống là chọn ra giống có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt và chất lượng cao để phục vụ cho sản xuất. Vì vậy năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá được hiệu quả kinh tế của các giống xà lách thí nghiệm. Đồng thời, năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tập trung nhất, chính xác nhất khả năng sinh trưởng, phát triển,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất của một số giống rau xà lách nhập nội tại trang trại nông nghiệp sạch thái nguyên (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)