3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.4.3. Diễn biến khí hậu, thời tiết
Khí hậu thời tiết là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu và năng suất của cây lúa. Diễn biến khí hậu thời tiết trong thời gian thực hiện thí nghiệm như sau:
* Vụ Hè Thu 2016
Thời tiết trong vụ Hè Thu 2016 ở Bình Định khá thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây lúa. Nhiệt độ trung bình trong các tháng đều cao hơn nhiệt độ trung bình của nhiều năm từ 1 - 40C, vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 là thời kì lúa làm đòng đến trổ thời tiết rất thuận lợi. Thu thập số liệu tại Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Bình Định có kết quả ở bảng 2.3.
Bảng 2.3. Diễn biến thời tiết khí hậu trong vụ Hè Thu 2016
Yếu tố 06/2016 07/2016 08/2016 09/2016 Nhiệt độ trung bình (0C) 29,1 29,2 29,9 29,1 Nhiệt độ max (0C) 38,0 36,8 38,7 36,7 Nhiệt độ min (0C) 23,5 24,1 23,0 24,4 Ẩm độ trung bình (%) 80 78 74 80 Tổng lượng mưa (mm) 47,6 58,2 126,4 261,0 Tổng số giờ nắng (giờ) 251,0 281,7 228,1 211,2
(Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn tỉnh Bình Định, 2016)
- Tháng 06/2016: Trong tháng này thời tiết tương đối thuận lợi cho việc làm đất, gieo cấy và sinh trưởng phát triển của cây lúa. Nhiệt độ trung bình 29,10C, ẩm độ trung bình 80 %.
- Tháng 07/2016: Do chịu ảnh hưởng chủ yếu của rìa phía nam rãnh áp thấp, rìa đông nam áp thấp nóng phía tây, đới gió tây nam cường độ trung bình đến mạnh; trên cao là rìa tây nam hoàn lưu áp cao cận nhiệt đới, nhiệt độ ngày cao > 350C làm ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn thụ tinh của một số giống trổ sớm nên tỷ lệ lép hơi cao. Do có mưa giông xen kẽ nên tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh gây hại như: Bệnh khô vằn, rầy nâu....
- Tháng 08 - 09/2016: Thời tiết trong 02 tháng này cũng có một số bất thuận cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa. Do chịu ảnh hưởng chủ yếu của rìa
phía nam rãnh áp thấp, nửa đầu thời kỳ giữa mạnh lên thành dải hội tu nhiệt đới nối với tâm cơn bão số 4 và 5, đới gió tây nam cường độ trung bình đến mạnh; trên cao là rìa tây nam hoàn lưu áp cao cận nhiệt đới. Nhưng ảnh hưởng này không lớn vào giai đoạn thu hoạch.
* Vụ Đông Xuân 2016 – 2017
Vụ Đông Xuân 2016 - 2017 có nhiều yếu tố bất lợi cho sinh trưởng phát triển của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Mưa rét đầu vụ và có sương muối ở giai đoạn trổ đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động gieo cấy và năng suất lúa. Diễn biến khí hậu của vụ Đông Xuân 2016 - 2017 được thể hiện ở bảng 2.4.
Bảng 2.4. Diễn biến thời tiết khí hậu trong vụ Đông Xuân 2016 - 2017
Yếu tố 12/2016 01/2017 02/2017 03/2017 04/2017 Nhiệt độ trung bình (0C) 24,7 24,1 23,3 24,9 27,1 Nhiệt độ max (0C) 29,2 29,2 30,5 31,4 37,7 Nhiệt độ min (0C) 20,1 18,6 17,9 18,4 21,5 Ẩm độ trung bình (%) 87 85 86 86 83 Tổng lượng mưa (mm) 1113,2 83,2 68,0 13,6 24,5 Tổng số giờ nắng (giờ) 56,7 100,3 133,3 221,0 219,3
(Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn tỉnh Bình Định, 2016 - 2017)
Qua số liệu Bảng 2.4., chúng tôi có nhận xét sau:
- Tháng 12/2016 : Thời tiết khí hậu tháng 12/2012 gây nhiều bất lợi cho khả năng sinh trưởng và phát triển của hạt giống. Từ ngày 28/12/2016 đến 02/01/2017, do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc kết hợp với nhiễu động sau bão Nockten nên khu vực tỉnh Bình Định xuất hiện một đợt mưa lớn diện rộng (100-300mm/đợt) gây một đợt lũ vừa và nhỏ trên các sông thuộc khu vực.
- Tháng 1/2017: Trong tháng, thời tiết chịu ảnh hưởng chủ yếu của rìa phía nam áp cao lạnh lục địa hoạt động và rìa phía bắc rãnh áp thấp; gió đông bắc có cường độ trung bình đến mạnh; trên cao là rìa tây nam hoàn lưu áp cao cận nhiệt đới, có ngày còn chịu ảnh hưởng của nhiễu động trong đới gió Đông trên cao. Nhiệt độ trung bình 24,10C, nhiệt độ thấp nhất là 18,60C, nhiệt độ cao nhất là 29,20C. Tháng 1 chịu những đợt không khí lạnh tăng cường và bổ sung nên đã có những đợt mưa, có ngày có nơi mưa vừa. Đây là thời kỳ sinh trưởng và phát triển của mạ nhưng gặp phải điều kiện thời tiết không thuận lợi nên phần nào đã ảnh hưởng đến cây mạ trong thời kỳ này.
- Tháng 2/2017: Trong tháng tại khu vực chịu ảnh hưởng từ 3 - 4 đợt không khí lạnh tăng cường, mỗi đợt kéo dài từ 2 - 4 ngày. Nền nhiệt độ đều cao hơn nền nhiệt trung bình nhiều năm. Nhiệt độ biến động trong khoảng 17,9 - 30,50C, nhiệt độ trung bình 23,30C. Đây là thời điểm cây lúa đã được cấy ra đồng ruộng nên đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trong giai đoạn bén rễ hồi xanh và giai đoạn đẻ nhánh. Vào những ngày giữa và cuối tháng 2 nhiệt độ có tăng so với 10 ngày đầu tháng, thời tiết có nắng hơn làm độ ẩm không khí giảm kéo theo độ ẩm đất giảm xuống gây bất lợi cho quá trình sinh trưởng của cây lúa ở thời kỳ làm đòng.
- Tháng 3/2017: Đây là thời kỳ mà cây lúa đang trong giai đoạn làm đòng và trổ nên rất mẫn cảm với nhiệt độ và ẩm độ. Theo số liệu thời tiết tháng 3 cho thấy nhiệt độ trung bình đạt 24,90C. Lượng mưa đạt 13,6 mm, xuất hiện sương muối gây ảnh hưởng cho quá trình trổ của cây lúa.
- Tháng 04/2017: Đây là tháng mà lúa bước vào giai đoạn chín. Nền nhiệt độ tăng lên, nhiệt độ trung bình 27,10C, biên độ nhiệt từ 21,50C - 37,70C, lượng mưa đạt 24,7 mm. Thời tiết tháng 04 thích hợp cho quá trình chín cũng như việc thu hoạch lúa.