Đặc điểm các giống cam trồng phổ biến tại huyện Hàm Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống cam không hạt v2 tại huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 29 - 32)

Giống cam Sành Hàm Yên được trồng tập trung ở 8 xã của huyện Hàm Yên, trong đó nhiều nhất ở xã Phù Lưu và Tân Thành.

Đặc điểm giống: Thân cây: thân gỗ, dạng thưa, mọc thẳng, tán cây hình chổi xể, thưa, màu xanh đậm. Thân tròn, nhẵn không có gai, vỏ thân màu nâu mốc, phân cành nhiều, góc độ phân cành hẹp từ 25 - 30 độ, cành sinh trưởng có gai nhỏ, cành quả không có gai. Lá cam Sành: có hình dạng ô van, màu xanh đậm, mút lá hơi nhọn, mép lá gợn sóng, cành lá nhỏ. Hoa cam Sành: Nụ hoa tròn hơi bầu dục, màu trắng, đường kính khoảng 5 mm, cánh hoa lớn hơn cuống.

Đài hoa màu xanh, cánh đài cân đối, có lông tơ. Quả cam Sành: Hình cầu dẹt, vỏ quả khi chín màu vàng thẫm, sần sùi, giòn, dễ tách. Túi tinh dầu ít, không hiện rừ, đỉnh quả và đỏy quả bằng, hơi lừm. Thịt quả màu vàng đậm, vỏch mỳi quả dễ tỏch, lừi đặc. Hạt cam Sành nhiều 15 - 30 hạt/quả, hạt hỡnh trứng dài, màu trắng ngà, đỉnh hạt tròn, gốc hạt nhọn, vỏ lụa màu nâu sáng, đáy hạt màu nâu đậm, màu sắc phôi xám ngà.

Cam Sành Hàm Yên là loại quả ngày càng được người tiêu dùng lựa chọn.

Cam Sành Hàm Yên cũng đã được các tổ chức ghi nhận như: Tổ chức kỷ lục Việt Nam chứng nhận và công bố Top 50 trái cây đặc sản nổi tiếng nhất Việt Nam;

năm 2013, được xếp hạng vào Top 10 thương hiệu - nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam;

năm 2014, được tôn vinh là một trong những sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm

2013; năm 2015, Cam Sành Hàm Yên đạt danh hiệu “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2015”.(Đào Thanh Vân, 2017)

1.5.2. Cam Xã Đoài (cam Vinh)

Cam Xã Đoài có nguồn gốc từ châu Phi, do người Pháp mang đến thôn Xã Đoài, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An vào khoảng đầu thế kỷ 19. Không lâu sau, nó tạo nên một thương hiệu cam nổi tiếng mang tên ngôi làng Xã Đoài.

Cam Xã Đoài là loại cam vỏ mỏng, có năng suất cao, quả chín vào tháng 10 - 11, có khả năng chống chịu tốt. Tuy nhiên nhược điểm của giống cam này là nhiều hạt (20 - 30 hạt/quả).

Hiện nay giống cam này được trồng nhiều ở Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Hàm Yên (Tuyên Quang), Lục Yên (Yên Bái)... Tại Hàm Yên, giống cam này được người dân trồng ở hầu hết các xã, do năng suất cao và chín sớm trước giống cam Sành nên được giá cao. Năm 2019, giá cam Xã Đoài biến động 8.000 - 10.000 đ/kg. (Nguyễn Thị Xuyến, 2018),

1.5.3. Cam Sành không ht LĐ6

- Giống cam Sành không hạt LĐ6, được Viện Cây ăn quả miền Nam chọn tạo nhằm mục đích làm giảm số lượng hạt/quả, gia tăng giá trị của quả cam Sành trên thị trường đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Cam Sành không hạt LĐ6 có nguồn gốc từ dòng cam Sành (CS8) có số lượng 2 - 4 hạt/quả được xử lý chiếu xạ tia gamma trên mầm ngủ của giống cam Sành thương phẩm. Giống cam này đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận cho sản xuất tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ từ tháng 12 năm 2010. Hiện giống cam Sành không hạt đang được Viện Cây ăn quả miền Nam nhân giống đưa vào sản xuất.

Cây cam sinh trưởng khá mạnh, cành, lá có hình dạng và màu sắc rất giống cam Sành thương phẩm, hoa có tỉ lệ hạt phấn bất dục cao > 70%. Cây có khả năng ra hoa mạnh và cho hoa sớm (một năm sau khi trồng ở cây ghép, gốc ghép Volka), hoa có khả năng tạo quả tự nhiên. Thời gian từ khi trồng đến khi

thu quả đầu tiên 15 - 18 tháng, thời gian ra hoa chính vụ từ tháng 3 - 5 và thời gian thu hoạch quả từ 11 - 02 dương lịch. Quả cam có khối lượng trung bình 230 – 240 gam, vỏ quả màu xanh sáng, khá bóng, ít sần hơn giống cam Sành thương phẩm. Thịt quả có màu cam đậm, vị ngọt chua nhẹ, độ Brix trung bình 8%, nước quả nhiều (40 - 42%), số hạt/quả 2 - 4. Cây cam có khả năng cho quả 15 - 18 tháng sau khi trồng, năng suất có thể đạt 5 kg/cây/năm ở cây 3 năm tuổi và 20 - 25 kg/cây/năm ở cây 5 năm tuổi.

Năm 2015 - 2017, giống cam này đã được trồng thử nghiệm ở huyện Hàm Yên cho kết quả tốt: có đặc điểm hình thái và tình hình sinh trưởng, phát triển tương tự giống cam Sành Hàm Yên. Có một số đặc điểm khác là: lá khum, nhỏ, không có eo lá, rất ít hạt (2,55 - 2,67 hạt/quả). Quả có màu vàng cam đậm, khối lượng quả > 220 gam/quả. Năm 2015 - 2018 giống cam này cũng đã được trồng ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cho kết quả tốt: chiều cao cây đạt 285,4 cm, đường kính tán đạt 180,7 cm, đường kính gốc đạt 5,90 cm, năng suất đạt 3,5 kg/cây, số hạt trong quả ít (3,12 hạt/quả), có chất lượng tương đương về độ ngọt và hàm lượng các chất so với giống cam Sành Lục Yên. (Đào Thanh Vân, 2017; Lê Thị Thu Hiền, 2017),

1.5.4. Cam V2

Giống cam V2 được Viện Di truyền Nông nghiệp chọn tạo từ giống Valencia Olinda, giống được làm sạch bệnh qua vi ghép, cây khoẻ và năng suất cao hơn so với giống gốc; được Bộ NN - PTNT công nhận là giống chính thức.

Cam V2 là giống cam ngọt, có khả năng thích nghi rộng, kháng bệnh tốt và chín muộn. Cây sinh trưởng và phát triển tốt, phân cành tương đối đều, cây cân đối, khả năng ra hoa đậu quả cao, Quả cam V2 dễ bảo quản và bảo quản được lâu trên cây, thành phần và chất lượng nước quả tốt. Quả to trung bình (190,0 - 250,0 gr/quả), có thể để trên cây lâu mà không làm giảm chất lượng, vỏ quả mỏng, cú màu vàng đẹp với độ dày trung bỡnh 3,0 mm, lừi quả vàng ươm, số múi trung bình trên quả là 11 múi, hàm lượng nước cao, tỷ lệ chất xơ

trong quả thấp, chất lượng thơm, ngọt đậm, ít hạt, khả năng kháng bệnh (bệnh loét, chảy gôm, nấm đen gốc, khô cành) tốt hơn so với các giống hiện có trong nước. (Đào Thanh Vân, 2017)

Ngoài ra ở huyện Hàm Yên hiện nay cũng có một số giống cam khác:

CS1, Lòng Vàng, Calacala, B1.... nhưng diện tích không nhiều và cũng chưa có các nghiên cứu sâu về khả năng thích ứng của các giống cam này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống cam không hạt v2 tại huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)