Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống cam không hạt v2 tại huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 32)

2. Mục tiêu và yêu cầu

1.6. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước

1.6.1 Các nghiên cu v phân bón qua lá và cht điu hòa sinh trưởng cho

cây ăn qu

Phân bón lá là một dạng phân đa yếu tố, chứa các chất đa lượng, trung lượng

và vi lượng, nó cung cấp một cách kịp thời dinh dưỡng cho cây trồng phát triển tốt,

giúp cây nhanh chóng phục hồi sau khi trải qua các hiện tượng thời tiết bất thuận.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng: GA3 ngoại sinh có tác dụng tốt trong việc tăng tỷ lệ

đậu quả của những giống có kiểu gen tạo quả không hạt và kiểu gen tự bất tương hợp

(Parthernoarpic và Self – Incompartible), trong điều kiện không có thụ phấn chéo. Vai

trò sinh lý quan trọng của Giberellin đối với cây trồng nói chung là kích thích sự giãn

tế bào theo chiều dọc, kích thích sự nảy mầm của hạt và củ, ảnh hưởng đến phân hoá

giới tính của các cơ quan sinh sản (ức chế sự phát triển hoa cái, kích thích sự phát triển

hoa đực), kích thích sự sinh trưởng của quả.

Trên cây xoài, Kachru và cs, (1971) (Trích theo Trần Văn Hâu, 2013) cho rằng

chính hàm lượng chất có hoạt tính như gibberellin trong chồi cao đã làm ngăn cản sự

ra hoa và gây ra hiện tượng ra trái cách năm bởi vì qua thí nghiệm ông nhận thấy hàm

lượng chất có hoạt tính như gibberellin trong chồi ở năm nghịch cao hơn trong năm

thuận và khi phun giberrellin ở nồng độ 400 ppm đã làm ức chế sự ra hoa 2 tuần trong

năm thuận. Trong giai đoạn phân hóa mầm hoa và giai đoạn đầu của quá trình phân

hóa tế bào trong những loài cây ra trái cách năm, sự ra hoa có thể bị ngăn cản bởi sự

hiện diện của GA3 và GA1/7 trong trái đang phát triển.

1.6.2. Nghiên cu v phân bón qua lá và cht điu hòa sinh trưởng cho cây

1.6.2.1. Các nghiên cứu về phân bón qua lá cho cây cam quýt

Phân bón qua lá thực chất là các chế phẩm mà trong đó chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng dạng đa lượng, trung lượng và vi lượng, nhằm cung cấp kịp thời cho cây. Mỗi chất có vai trò khác nhau đối với cây nhưng nếu thiếu cây trồng sẽ sinh trưởng và phát triển kém, năng suất, chất lượng nông sản giảm rõ rệt.

Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định rằng khi bón phân qua lá dạng hòa tan thì lá cây sẽ hấp thu hết 95% lượng phân. Vì vậy, việc cung cấp các chất dinh dưỡng dạng vi lượng cho cây thông qua lá là việc làm đem lại hiệu quả rất cao, có thể nói cao gấp 8 - 10 lần so với cung cấp vào đất. Ngoài tác dụng bổ sung các chất dinh dưỡng kịp thời cho cây, phân bón qua lá còn tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất lợi khác như nóng, lạnh, khô, hạn...Tuy nhiên, hiệu quả của phân bón qua lá phụ thuộc vào các giống cây trồng, các giai đoạn sinh trưởng của cây, loại phân, nồng độ phân, liều lượng và thời gian sử dụng. Các loại phân bón qua lá đang được sử dụng rộng rãi hiện nay là Komix FT, Komix, Superzin K, Thiên Nông (Nguyễn Thị Thuận và cs, 1996).

Trong những năm qua, sự ra đời của phân bón qua lá đã giúp cây trồng ngăn ngừa được các loại bệnh hại trên cây ngay cả trong giai đoạn cây đang sinh trưởng. Phân bón qua lá ngoài cung cấp chất dinh dưỡng cho cây còn có bổ sung thuốc bảo vệ thực vật được áp dụng rộng rãi trong việc trồng cây ăn quả, đặc biệt là họ cây cam quýt.

Kết quả nghiên cứu của Đào Thanh Vân (2017) tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang cho thấy: Phun phân bón qua lá Đầu Trâu cho cam Sành Hàm Yên cho số hạt là 16,36 hạt/quả và cho năng suất quả đạt 84,25 kg/cây và mang lại hiệu quả kinh tế 157.250.000 đồng/ha.

Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp: phun GA3 + phân bón qua lá Đầu Trâu + cắt tỉa cành và phòng trừ sâu bệnh có tác dụng giảm số hạt/quả cam Sành (13,24 hạt/quả), vườn cam ít bị sâu bệnh và cho năng suất là 94,76 kg

quả/cây và cho hiệu quả kinh tế đạt 206.700.000 đ/ha.

Như vậy, phân bón qua lá có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng dạng đa lượng, trung lượng và vi lượng, nhằm cung cấp tốt dinh dưỡng cho cây trồng và có hiệu quả cao đối với nhiều loài cây có múi: cam, quýt...

1.6.2.2. Các nghiên cứu về sử dụng chất điều hòa sinh trưởng trên cam quýt

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật, sự hình thành hoa là dấu hiệu cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh sản, chuyển hướng từ hình thành mầm lá sang hình thành mầm hoa. Sau thụ phấn thụ tinh là quá trình đậu quả, tuy nhiên sự đậu quả còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố nội tại và ngoại cảnh. Hàm lượng auxin và các chất kích thích sinh trưởng thấp là nguyên nhân dẫn đến sự rụng sau khi hoa nở. Để tăng cường sự đậu quả người ta bổ sung thêm auxin và gibbrellin ngoại sinh cho hoa và quả non, hai chất này có tác dụng bổ sung thêm cho nguồn phytohoocmon có trong phôi hạt vốn không đủ cho quá trình nảy mầm. Vì vậy mà sự sinh trưởng của quả được kích thích và quả khó có thể rụng ngay được.

Tác giả Trần thế Tục và cs (1988) cho biết: cam, quýt sau 2 lần xử lý GA3 ở nồng độ 100 ppm (trước ra hoa và sau ra hoa 2 tuần) đã làm tăng số quả, tuy kích thước quả có thể giảm chút ít nhưng năng suất tăng cao. Ðối với một số giống, GA3 có thể tạo được quả không hạt hoặc làm giảm đáng kể số lượng hạt trong quả. Gibberellin ở nồng độ 20 ppm phun cho cây quất vào giai đoạn sau ra hoa, có thể tăng tỷ lệ đậu quả lên 15 - 25%. Khi phun dung dịch GA3 (60 - 80 ppm) cho quả cam 3 tháng tuổi (phun ướt quả) đã làm tăng kích thước quả, quả chín chậm và mã quả đẹp hơn.

Theo Trần Thế Tục và cs (1995) phun GA3 cho cây cam Xã Đoài tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên ở các nồng độ 70 - 100 ppm vào thời điểm nở hoa có tác dụng rõ trong việc giảm số hạt/quả, trung bình chỉ còn 0 - 7 hạt/quả, so với đối chứng có từ 35 - 40 hạt/quả.

Theo Bàn Thúy Nga (2013) trong thí nghiệm về sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng: chế phẩm Antonik, kích phát tố Thiên Nông và GA3 trên cây cam Sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang cho thấy việc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng làm tăng tỷ lệ đậu hoa đậu quả lên cao so với đối chứng, chất lượng của quả cũng được cải thiện.

Cũng tương tự trong thí nghiệm về sử dụng chất điều hòa sinh trưởng trên cam Vinh tại huyện Lục Ngạn - Bắc Giang của tác giả Hoàng Ngọc Thuận (1994) đã làm giảm tỷ lệ rụng quả, làm tăng năng suất thu hoạch từ 36,4 - 47,6% và giúp tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Trong đó, chế phẩm phân bón qua lá Rong biển và chất điều hòa sinh trưởng Atonik làm tăng năng suất đến 47,6% so với đối chứng (Nguyễn Danh Đức, 2014).

Kết quả nghiên cứu của Đào Thanh Vân (2017) tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang cho thấy: Phun GA3 cho cam Sành Hàm Yên có tác dụng tốt trong giảm số hạt/quả đạt 11,20 hạt/quả và cho năng suất quả đạt 85,10 kg quả/cây, mang lại hiệu quả kinh tế đạt 172.750.000 đồng/ha.

Ở nước ta, các nghiên cứu sử dụng chất ĐHST trên cây có múi đã được triển khai ở nhiều địa phương khác nhau. Tuy nhiên để có đánh giá chính xác về ảnh hưởng của ĐHST và phân bón qua lá đến năng suất, chất lượng cam không hạt tại V2 cần thiết phải có thí nghiệm cụ thể trên địa bàn khi trồng thử nghiệm giống cam này.

2. Kết luận qua phân tích tổng quan

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, ta thấy tác dụng của phân bón và chất điều hòa sinh trưởng có vai trò quan trọng đối với cây ăn quả nói chung và cây có múi nói riêng: trong đó, thể hiện rõ các tác dụng đối với sinh trưởng thân, cành, lá; hạn chế hiện tượng rụng hoa, rụng quả; hạn chế số hạt trong quả. Các kết quả trên đã được nghiên cứu và ứng dụng đối vối cây có múi và ở nhiều nơi trên thế giới và trong nước. Tuy nhiên hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể về

tác động của phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng cho cây cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, chính vì vậy đề tài nghiên cứu chuyên sâu về phân bón qua lá và chất điều hòa sinh trưởng, một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng đối với cây cam V2 vừa có cơ sở khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cu

Giống cam không hạt V2 (cam V2) (Citrus sinenssis)

2.1.2. Vt liu nghiên cu

a) Phân bón qua lá

- Phân bón lá Thiên Nông (Thiên Nông) - Phân bón lá Đầu Trâu 902 (Đầu Trâu 902) - Phân bón lá Komix (Komix)

- Phân bón lá BNBAT-Eco (BNBAT-Eco)

b) Chất điều hòa sinh trưởng

- Kích phát tố hoa trái Thiên Nông (Thiên Nông) - Kích thích sinh trưởng Gibberellin 50 ppm (GA3) - Kích thích sinh trưởng ProGibb (ProGibb)

- Kích thích sinh trưởng Atônic (Atônic)

2.1.3. Phm vi nghiên cu

2.1.3.1. Thời gian nghiên cứu

Đề tài thực hiện từ tháng 01/ 2019 đến tháng 3/2020

2.1.3.2. Địa điểm nghiên cứu

Thị trấn Tân Thành, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến khả năng đậu quả và năng suất, chất lượng cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng đậu quả và năng suất, chất lượng cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thí nghim 1:Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá đến khả năng

đậu quả và năng suất, chất lượng cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

Công thức 1: Không sử dụng (Đối chứng) Công thức 2: Phân bón lá Thiên Nông Công thức 3: Phân bón qua lá Đầu Trâu 902 Công thức 4: Phân bón qua lá Komic

Công thức 5: Phân bón qua lá BNBAT-Eco

2.3.2. Thí nghim 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh

trưởng đến khả năng đậu quả và năng suất, chất lượng cam V2 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Công thức 1: Không sử dụng (Đối chứng)

Công thức 2: Kích phát tố hoa trái Thiên Nông (Thiên Nông)

Công thức 3: Kích thích sinh trưởng Gibberellin 50 ppm (Gibberellin) Công thức 4: Kích thích sinh trưởng ProGibb (ProGibb)

Công thức 5: Kích thích sinh trưởng Atônic (Atônic)

- Qui mô thí nghiệm: Thí nghiệm được trên vườn cam giống V2, 4 tuổi, thí nghiệm gồm 5 công thức, mỗi công thức 5 cây, mỗi cây là 1 lần nhắc lại, số cây trong theo dõi thí nghiệm 25 cây, toàn bộ thí nghiệm thực hiện trong vườn mô hình của gia đình hộ nông dân. Bố trí thí nghiệm theo phương pháp bố trí thí nghiệm cây ăn quả (chọn cây đồng đều trên vườn sản xuất). Ngoài yếu tố thí nghiệm là phun Phân bón lá và chất Điều hòa sinh trưởng, các công thức được chăm sóc theo một nền chung. Việc phun phân bón lá theo hướng dẫn của nhà sản xuất (mục 2.5.1.1): 15 ngày/lần từ khi ra hoa (tháng 3) đến khi quả có đường kính 3 - 4 cm (tháng 10). Phun chất điều hòa sinh trưởng được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất (mục 2.5.1.2), phun 3 lần: Lần 1 phun trước nở hoa 5 - 7 ngày. Lần 2 phun khi hoa nở rộ. Lần 3 phun sau tắt hoa 5 ngày,

phun ướt toàn bộ cây, lá và các chùm nụ, hoa, quả non khi trời dâm mát.

2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

- Đặc điểm hình thái: chiều cao cây, đường kính tán, đường kính gốc, (Mỗi công thức theo dõi 5 cây, tính trung bình).

- Đặc điểm sinh trưởng các đợt lộc Xuân, Hè, Thu và Đông: định cành theo dõi, mỗi cây 4 cành ngang tán, mỗi công thức theo dõi 3 cây, tính trung bình.

+ Theo dõi các chỉ tiêu thời điểm bắt đầu ra lộc (10%) và kết thúc ra lộc (90%).

+ Đo đếm số lộc/cành (đếm số lộc/mỗi cành, tính trung bình); chiều dài lộc (cm); đường kính lộc đo bằng thước kẹp (cm); số lá/lộc (cm)

- Tỷ lệ đậu quả của giống (%): Định cành theo dõi, số quả hình thành, số quả thu hoạch, tính tỷ lệ. (Mỗi công thức theo dõi 5 cây, tính trung bình).

Số quả đậu

+ Tỷ lệ đậu quả (%) = 100 Tổng số quả hình thành

- Điều tra tình hình sâu bệnh hại theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 119 : 2012/BNNPTNT về điều tra, phát hiện sinh vật hại chính trên cây ăn quả có múi. Viện bảo vệ thực vật (1997).

+ Đối với các loại sinh vật hại lá, lộc, hoa, quả:

Cấp hại Tỷ lệ diện tích lá, lộc, hoa, quả bị hại (%)

Cấp 1 1 - 10

Cấp 3 > 10 - 20

Cấp 5 > 20 - 40

Cấp 7 > 40 - 80

Cấp 9 ≥ 80

Cấp hại Tỷ lệ diện tích cành cây bị hại (%) Cấp 1 1 - 10 Cấp 3 > 10 - 20 Cấp 5 > 20 - 40 Cấp 7 > 40 - 80 Cấp 9 ≥ 80

- Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất:

+ Số quả/cây: đếm toàn bộ số quả trên cây theo dõi (Mỗi công thức theo dõi 5 cây, tính trung bình).

+ Khối lượng trung bình quả (gam): cân khối lượng quả, mỗi công thức lấy12 quả ở 4 hướng, ngang tán của 3 lần nhắc lại.

+ Năng suất thực thu (kg/cây): cân toàn bộ số quả trên cây theo dõi (Mỗi công thức theo dõi 5 cây, tính trung bình).

+ Năng suất lý thuyết (tạ/ha): số quả/cây x khối lượng TB quả x số cây/ha; - Các chỉ tiêu về chất lượng: Năm thứ 4, mỗi công thức lấy 12 quả ở 4 hướng, ngang tán của 3 lần nhắc lại. Phân tích tại phòng phân tích hóa học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

+ Độ ngọt (%): đo bằng brix kế

+ Độ chua (%): chuẩn độ bằng pp trung hòa axit

+ Tỷ lệ ăn được (%): xác định bằng cân khối lượng các phần trong quả: vỏ, cùi, hạt...

+ Số hạt (hạt/quả): Đếm số hạt chắc, hạt lép của quả. Tính trung bình.

2.5. Đặc điểm các vật liệu sử dụng trong thí nghiệm

2.5.1. Phân bón qua lá

2.5.1.1.Phân bón lá Thiên Nông

Phân bón lá Thiên Nông do công ty hoá phẩm Thiên Nông sản xuất, là dạng phân tan nhanh trong nước, thành phần gồm: N (nitơ) 20%; P (P2O5) 10%; K (K2O) 10%; chiết xuất giun hồng. Có tác dụng giúp cây sinh trưởng nhanh,

tăng sức chống chịu cho cây trồng, sử dụng với lượng 10 gam pha trong 16 lít nước, phun đều lên cây 10 - 15 ngày/lần.

2.5.1.2. Phân bón lá Đầu Trâu 901

Phân bón qua lá Đầu trâu 901 do Công ty cổ phần Bình Điền - MeKong sản xuất. Phân bón qua lá Đầu Trâu 901 : 15%, P2O5: 20%, K2O: 25%, CaO: 0.05%, MgO: 0.05%, TE (B, Cu, Fe, Mn, Zn): 2200 ppm, NAA: 200 ppm, GA3: 100 ppm. Phân bón Đầu trâu 901 có tác dụng: Hoa lâu tàn, đậu trái nhiều, dưỡng trái tốt với các loại cây cảnh có trái, tăng sức chống chịu của cây trồng khi thời tiết không thuận lợi. Hướng dẫn sử dụng: Pha 2 - 3 gr/1 lít nước, phun định kỳ 10 - 15 ngày/lần.

2.5.1.3. Phân bón lá Komix

Phân bón hữu cơ KOMIX có thành phần: N = 2,6%; P2O5 = 7,5%; K2O = 2,2%; PH = 7,0-9,0; Phân bón hữu cơ KOMIX vừa cung cấp dưỡng chất cho cây trồng, vừa có tác dụng tăng độ tơi xốp, phì nhiêu cho đất và có tác dụng bảo vệ sự bền vững của môi trường. Tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng cho cây trồng: Giúp phát triển mạnh hệ thống rễ, mọc mầm sớm, trái đậu nhiều và mau lớn, phẩm chất nông sản tốt, sản lượng cao và ổn định. Giúp cây trồng tăng chất đề kháng đối với sâu bệnh, cải tạo đất trồng khi được tưới trực tiếp xuống đất. Thích hợp cho tất cả các loại cây lương thực, cây công nghiệp, cây giống lâm nghiệp, cây ăn quả và các loại nấm ăn. Sử dụng: Pha một phần dung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống cam không hạt v2 tại huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)