Những nghiên cứu về Thảo quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và khả năng nhân giống vô tính cây thảo quả amomum aromaticum roxb tại tỉnh hà giang (Trang 25 - 26)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.2. Những nghiên cứu về Thảo quả

Vào những năm 1960 đến những năm 1980, một số nhà khoa học khi nghiên cứu về cây thuốc ở nước ta đề cập đến Thảo quả. Do Thảo quả là cây “truyền thống”, có đặc thù riêng khác với một số loài lâm sản ngoài gỗ là có phạm vi phân bố hẹp, chúng được trồng chủ yếu dưới tán rừng ở các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang nên các nhà khoa học ít quan tâm. Các công trình nghiên cứu liên quan còn tản mạn (Dẫn theo Phan Văn Thắng, 2002).

Tác giả Phan Văn Thắng, khi nghiên cứu về cây Thảo quả ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã cho rằng: Phát triển cây Thảo quả là hướng đi đúng đắn nhằm nâng cao đời sống cho người dân miền núi nói chung, nhưng các cơ quan liên quan cần nỗ lực nhiều hơn nữa để vừa nâng cao được giá trị kinh tế của cây Thảo quả, vừa bảo vệ được rừng trong tự nhiên. Bởi nếu cứ mở rộng diện tích trồng Thảo quả dưới tán rừng tự nhiên thì hậu quả là rừng tự nhiên sẽ ngày càng bị tàn phá nghiêm trọng.

Năm 1982, Đoàn Thị Nhu công bố kết quả nghiên cứu của mình về “Bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên cây thuốc thiên nhiên và phát triển trồng cây thuốc trên rừng ở Việt Nam”. Trong đó tác giả kết luận: “Thảo quả là cây dược liệu quý và thích nghi tốt ở điều kiện dưới tán rừng, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về kỹ thuật gây trồng Thảo quả dưới tán rừng” (Dẫn theo Phan Văn Thắng, 2002).

Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hải và cs (2019), được tiến hành nhằm xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây Thảo quả từ đoạn thân ngầm mang mắt ngủ. Thời gian thích hợp nhất trong năm để thu mẫu đoạn thân ngầm mang mắt ngủ Thảo quả là từ tháng 4 đến tháng 6. Xử lí HgCl2 nồng độ 0,1% trong 8 phút là thích hợp nhất cho việc khử trùng đoạn thân ngầm mang mắt ngủ Thảo quả với tỉ lệ mẫu sạch bệnh và bật chồi đạt 26,67%. Môi trường MS bổ

sung 1,0 mg/L BAP là môi trường thích hợp nhất trong giai đoạn nhân nhanh, với hệ số nhân là 4,13 chồi/mẫu, chiều cao chồi trung bình 5,4 cm và chất lượng chồi tốt sau 6 tuần nuôi cấy. Môi trường ra rễ thích hợp cho chồi Thảo quả là MS có bổ sung 0,5 mg/L IBA với tỉ lệ ra rễ đạt 100%, số rễ trung bình đạt 5,5 rễ/chồi và chiều dài rễ trung bình đạt 6,1 cm sau 8 tuần nuôi cấy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và khả năng nhân giống vô tính cây thảo quả amomum aromaticum roxb tại tỉnh hà giang (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)