Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và khả năng nhân giống vô tính cây thảo quả amomum aromaticum roxb tại tỉnh hà giang (Trang 33)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.4.2. Điều kiện kinh tế xã hội

1.4.2.1. Dân tộc

Trên địa bàn tỉnh có 19 dân tộc chung sống, đông nhất là dân tộc Mông, chiếm 32,77%, tiếp theo là dân tộc Tày 23,19%, dân tộc Dao 14,89%, dân tộc Kinh 12,83%, các dân tộc còn chỉ chiếm tỷ lệ 16,32%.

1.4.2.2. Dân số

Đến năm 2019 là 820.427 người, khu vực thành thị 122.993 người và khu vực nông thôn 697.434 người. Mật độ dân số trung bình 103 người/km2.

1.4.2.3. Lao động

Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2019 là 523.482 người, số lao động làm việc trong khu vực nhà nước là 34.302 người. Cơ cấu sử dụng lao động có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp + dịch vụ. tỷ lệ thời gian sử dụng dụng lao động của lực lượng lao động trong độ tuổi ở nông thôn là 82%.

1.4.2.4. Cơ sở hạ tầng

Đến nay 100% số xã trong tỉnh có đường ô tô đến trung tâm; 89,2% các thôn có đường đi được xe cơ giới. 100% các xã có trường học trung tâm, trạm y tế được đầu tư xây dựng kiên cố. Bệnh viện đa khoa tỉnh được đầu tư xây dựng quy mô 500 giường bệnh; các huyện lỵ và khu vực đông dân cư có bệnh viện đa khoa, phòng khám đa khoa khu vực; trang thiết bị y tế từng bước được đầu tư tiên tiến, hiện đại.

1.4.2.5. Văn hóa, xã hội

100% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, 100% các xã có trường học trung tâm được đầu tư xây dựng kiên cố. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã

hội học tập được đẩy mạnh. Hoạt động hợp tác, liên kết đào tạo được thực hiện có hiệu quả.

Tóm lại: Địa hình của tỉnh Hà Giang chủ yếu là cao, có độ dốc lớn, phân cắt mạnh, nhiều khe, vực gây khó khăn cho quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi. Đất đai bị xói mòn rửa trôi mạnh, tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng, đất chua, thường xuyên bị khô hạn, một số diện tích nhỏ nằm ở chân ruộng thấp lại hay úng vào mùa mưa; là khó khăn lớn cho tổ chức sản xuất lãnh thổ, vì vậy cần có những giải pháp sử dụng đất phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa bàn. Người dân ở đây có kinh nghiệm về trồng và phát triển Thảo quả nhiều năm qua, có thị trường tiêu thụ,...

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu loài Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb) phân bố tự nhiên tại tỉnh Hà Giang.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện thời gian, đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cơ bản (hình thái, sinh thái, phân bố) loài Thảo quả tại Hà Giang và khả năng nhân giống vô tính của Thảo quả vườn giống cây đầu dòng tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Đặc điểm hình thái và sinh thái Thảo quả tại tỉnh Hà Giang - Nghiên cứu đặc điểm phân bố và sinh trưởng của loài Thảo quả.

- Nghiên cứu khả năng nhân giống Thảo quả bằng phương pháp vô tính. - Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển loài Thảo quả

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu chung

- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu, về loài Thảo quả ở trong và ngoài nước (về đặc điểm sinh học cơ bản, điều kiện lập địa, khả năng sinh trưởng,…).

- Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát ngoài thực địa: Khảo sát theo các tuyến điều tra, lập các Ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình tạm thời, thu thập các số liệu liên quan đến các nội dung của đề tài.

- Sử dụng các phần mềm xử lý thống kê chuyên dụng Excel,... để tổng hợp và đánh giá kết quả điều tra.

2.3.2. Cách tiếp cận của đề tài

các đặc điểm về hình thái, sinh thái, sinh lý,… của loài. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài đặc điểm sinh học của loài chỉ bao gồm đặc điểm về hình thái, sinh thái, phân bố.

Để có thể đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển loài Thảo quả đòi hỏi cần có sự hiểu biết rất kỹ về đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài. Do vậy quan điểm nghiên cứu toàn diện và nghiên cứu có sự tham gia được đặt ra trong đề tài.

Do thời gian nghiên cứu có giới hạn, nên quan điểm kế thừa các nghiên cứu đã có và chỉ tiến hành điều tra bổ sung các thông tin còn thiếu được quán triệt sử dụng. Tiếp cận đa chiều theo nhiều hướng khác nhau để thu được kết quả là tốt nhất và có độ tin cậy cao.

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

a). Phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu

Trong quá trình thực hiện, đề tài đã kế thừa các số liệu, tài liệu sau: - Các tài liệu, công trình nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh thái, kỹ thuật gây trồng, giá trị sử dụng,… của loài Thảo quả được thực hiện ở cả trong và ngoài nước.

- Các số liệu, tài liệu, bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng tại tỉnh Hà Giang - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu.

b). Điều tra sơ thám

Sau khi đã có những thông tin sơ bộ về hình thái và phân bố của loài từ những nghiên cứu trước, đề tài tiến hành xác định trên bản đồ khu vực cần điều tra. Điều tra sơ thám nhằm:

- Nhận diện chính xác loài và xác định sơ bộ khu vực nghiên cứu của loài Thảo quả phân bố.

- Xác định sơ bộ tuyến điều tra sao cho đảm bảo đi qua các loại rừng đại diện, nơi có loài cây nghiên cứu phân bố. Đề tài đã thiết lập 12 tuyến điển hình

nơi có loài Thảo quả xuất hiện nhiều, với các dạng sinh cảnh khác nhau tại các huyện Vị Xuyên, Quản Bạ, Yên Minh, Hoàng Su Phì và Xín Mần.

c). Phương pháp điều tra, thu thập số liệu ngoài hiện trường

* Phương pháp phỏng vấn

Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn RRA để thu thập thông tin từ các địa bàn các huyện có phân bố loài Thảo quả để khoanh vùng và tiến hành điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng phân bố, giá trị sử dụng của loài thảo quả.

Tiến hành sử dụng công cụ phỏng vấn người cung cấp thông tin chủ chốt, đi lát cắt, phỏng vấn nhóm hộ, cụ thể các đối tượng phỏng vấn là các cán bộ cấp huyện, cấp xã và các hộ dân. Nội dung phỏng vấn được trình bày trong phiếu phỏng vấn đã được soạn sẵn về sinh thái loài, địa điểm phân bố hoặc gây trồng, kỹ thuật trồng (trồng, chăm sóc, bón phân), sinh trưởng và giá trị sử dụng. Từ thông tin ban đầu thu được tiến hành khảo sát thực địa để thu thập mẫu Thảo quả. Điều tra thu thập thông tin về các hình thức gây trồng cây Thảo quả trên từng vùng, từng dân tộc khác nhau.

* Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái:

Sử dụng phương pháp quan sát mô tả trực tiếp đối tượng lựa chọn đại diện kết hợp với phương pháp đối chiếu, so sánh với các tài liệu đã có. Đây là phương pháp thông dụng được dùng trong nghiên cứu thực vật học (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007). Cụ thể như sau:

- Quan sát, mô tả hình thái và xác định kích thước của các bộ phận: chiều cao, số bụi/khóm, đặc điểm lá, hoa, quả và hạt của cây Thảo quả (cây được quan sát phải đạt độ trưởng thành nhất định, hiện đang tồn tại trong rừng tự nhiên).

- Dụng cụ và thiết bị hỗ trợ: máy ảnh, thước dây, thước kẹp (palme), kẹp tiêu bản, GPS,...

- Điều tra theo tuyến

Phương pháp được thực hiện là những phương pháp thông dụng được sử dụng trong điều tra Lâm học và nghiên cứu Thực vật học (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007).

- Điều tra trên các OTC điển hình tạm thời.

Qua điều tra sơ thám trên các tuyến đặc trưng, chúng tôi đã lập 03 OTC/tuyến, mỗi ô có diện tích là 500 m2 (20 x 25m) theo các vị trí chân, sườn đồi/núi. Điều tra các thông tin trong ô tiêu chuẩn theo phương pháp điều tra lâm học (Hoàng Kim Ngũ và Phùng Ngọc Lan, 2005). Số liệu thu thập được ở các ô tiêu chuẩn trên tuyến điều tra, trên các vị trí khác nhau được ghi chép theo các mẫu biểu lập sẵn. Các chỉ tiêu cần xác định là: Tần số bắt gặp, đặc điểm cấu trúc trạng thái rừng hoặc lâm phần nơi có Thảo quả phân bố; loài cây đi kèm, loài cây chiếm ưu thế tầng cây cao, tầng cây bụi và thảm tươi. Dụng cụ và thiết bị hỗ trợ: GPS, máy ảnh, thước kẹp, thước dây, thước đo cao, bảng biểu lập sẵn.

Tại các OTC tiến hành mô tả các chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho các nội dung nghiên cứu của đề tài như độ dốc, hướng phơi, độ cao,...

- Điều tra về đất:

Tại vị trí địa hình (chân, sườn) có loài Thảo quả phân bố tiến hành đào 1 phẫu diện đại diện có kích thước (1,2x0,8x1,0m) gần nơi có loài Thảo quả phân bố và mô tả theo hướng dẫn trong “Sổ tay điều tra quy hoạch rừng” (1995) gồm: loại đất, độ dày tầng đất, tỷ lệ đá lẫn, thành phần cơ giới, độ ẩm…. Kết quả điều tra đất được ghi vào biểu điều tra đất.

Hình 2.1. Phu din đất đại din nơi loài Tho qu phân b

d). Phương pháp nghiên cứu nhân giống vô tính

Quy trình tách hom gốc cây Thảo quả được thực hiện thông qua các các thí nghiệm bao gồm:

- Ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ tạo hom con: mùa xuân, hè, thu và mùa đông.

- Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ tạo hom con: cát non, đất, phân vi sinh, .. riêng rẽ hoặc tổ hợp theo tỷ lệ khác nhau.

- Ảnh hưởng của tuổi hom đến tỷ lệ tạo hom con: Các loại hom sử dụng là hom gốc.

Mỗi công thức sử dụng 90 hom, thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ một nhân tố với 3 lần lặp lại, mỗi lần 30 hom.

• Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của loại hom đến nhân giống tách hom gốc Thảo quả:

Bố trí thí nghiệm với 3 loại hom: Hom non, hom bánh tẻ và hom già, hom có từ 2 mắt mầm trở lên, chiều dài mắt mầm dưới 5 cm, mắt mầm và thân hom tươi, không bị dập nát, mỗi công thức 90 hom, lặp lại 3 lần. Thời gian

Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ sống (%), ngày bật chồi (ngày)

• Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến nhân giống tách hom gốc Thảo quả:

Bố trí thí nghiệm với các công thức giá thể như sau:

- CT1: 30% đất + 70% mùn dưới tán rừng - CT2: 50% đất + 50% mùn dưới tán rừng - CT3: 60% đất + 40% mùn dưới tán rừng - CT4: 70% đất + 30% mùn dưới tán rừng - CT5: 100% đất - CT6: 100% mùn dưới tán rừng

Mỗi công thức sử dụng 90 hom, thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại, mỗi lần 30 hom gốc. Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ sống (%), ngày bật chồi (ngày).

• Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích và chế phẩm ra rễ đến nhân giống tách hom gốc cây Thảo quả: Bố trí thí nghiệm với các công thức sử dụng chất kích thích ra rễ như sau: NAA/IAA/IBA với các nồng độ (100ppm; 200ppm; 300ppm; 400ppm; 500ppm).

Mỗi công thức sử dụng 90 hom, thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại, mỗi lần 30 hom gốc. Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ sống, tỷ lệ ra rễ (%), số lượng rễ và chiều dài rễ (cm) sau 90 ngày giâm.

• Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến nhân giống tách hom gốc Thảo quả:

Cây Thảo quả được giâm hom trong các mùa vụ khác nhau trên giá thể nghiên cứu tốt nhất ở trên. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên, nhắc lại 3 lần, mỗi lần 30 hom cụ thể như sau: vụ xuân/hè/thu/đông

Chỉ tiêu về tỷ lệ sống, tỷ lệ nảy chồi và tỷ lệ ra rễ của hom. Theo dõi sau 90 ngày sau giâm. Các chỉ tiêu theo dõi được tính toán theo công thức sau:

- Tỷ lệ cây chết = tổng số hom chết/tổng số hom thí nghiệm x 100% - Chỉ số ra rễ = số rễ trung bình trên hom x chiều dài rễ trung bình trên hom.

e). Đề xuất giải pháp phát triển loài Thảo quả

Tiến hành điều tra khảo sát về tình hình thực hiện các biện pháp bảo tồn và phát triển loài Thảo quả trong khu vực kết hợp với việc phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) trong việc phát triển loài Thảo quả tại Hà Giang để làm căn cứ đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững loài Thảo quả.

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

Kết quả điều tra được phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel 2010, và IRRISTAT 5.0 để xử lý số liệu.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm hình thái và sinh thái loài Thảo quả

Thảo quả tên khoa học là: Amomum aromaticum Roxb., 1820 Tên đồng nghĩa: Amomum tsao-ko Cre’vost et Lemarie, 1917;

Tên khác: Đò ho, thảo đậu khấu; mác hấu (Tày); Lờ hảo (H’ Mông); Nepal ardamom, Bengal cardamom (Anh);

Cardamone tsao – ko (Pháp) Họ: Gừng – Zingiberaceae

Cây Thảo quả loài thân thảo, sống lâu năm, cao 2 - 3 m. Cây mọc thành khóm, thân rễ to, phân nhánh, mọc thành cụm, có nhiều ngấn ngang, màu hồng, phủ bởi những vảy mỏng, đường kính 2,5 - 4 cm, mùi thơm.

3.1.1. Đặc điểm hình thái lá

Hình 3.1. Hình thái lá cây Tho qu

Lá nối tiếp từ bẹ thân khí sinh, mọc so le, cuống lá rất ngắn gần như không cuống, bẹ lá có khía dọc, phiến lá hình dải dài trung bình từ 50 - 70 cm, rộng từ 10 - 20 cm, gốc hẹp, đầu thuôn nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm và bóng, mặt dưới màu xanh nhạt, mép lá nguyên.

3.1.2. Đặc điểm hình thái thân cây Thảo quả

Hình 3.2. Hình thái thân cây Tho qu

Thân rễ to, phân nhánh, mọc thành cụm, có nhiều ngấn ngang, màu hồng, phủ bởi những vảy mỏng, đường kính 2,5 - 4 cm, mùi thơm. Thân khí sinh do bẹ lá tạo thành, có khía dọc, màu lục. Thân khí sinh mọc thành bụi do các bẹ lá tạo thành, cao trung bình từ 2 - 3 m, màu xanh lục, gần gốc màu hồng.

3.1.3. Đặc điểm hoa cây Thảo quả

Cụm hoa dạng bông, mọc từ gốc thân, dài 15 - 20 cm. Hoa nhiều mọc sít nhau, được bao ngoài bởi các lá bẹ hình bầu dục, màu nâu hồng, dài 2 cm; hoa có 2 lá bắc, lá bắc ngoài hình mác, lá bắc trong hình ống. Đài dạng ống; tràng hoa màu vàng, gồm 4 bộ phận, thuỳ giữa, 2 thuỳ bên và cánh môi, cánh môi hình thìa màu vàng đậm, ở giữa có 2 vạch đỏ; nhị màu vàng; vòi nhuỵ màu trắng; bầu hình trứng.

3.1.4. Đặc điểm hình thái quả, hạt

Hình 3.4. Hình thái qu Tho qu

Quả mọc thành chùm quanh một trục, mỗi chùm dài từ 15 - 25 cm và có từ 20 - 40 quả hoặc hơn, quả hình trứng, màu đỏ sẫm, có núm ở đầu, đường kính 2 - 3 cm, dài 2,2 - 2,7cm, trong quả chia thành 3 ô, mỗi ô có từ 7 - 10 hạt. Hạt màu vàng nâu, có áo hạt và có mùi thơm, hình tháp dẹt. Thảo quả ra hoa tháng 5 - 7, có quả từ tháng 8 - 12.

Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái loài Thảo quả tại khu vực nghiên cứu

TT Đị(huya đệiển) m Chi ều cao cây TB (cm) Chiều dài lá TB (cm) Chiều rộng lá TB (cm) Ghi chú

1 Xín Mần 250,1 65,2 14,8 Cây sinh trưởng và phát triển bình thường

2 Quản Bạ 265,3 64,8 15,5 Cây sinh trưởng và phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và khả năng nhân giống vô tính cây thảo quả amomum aromaticum roxb tại tỉnh hà giang (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)