Đặc điểm hình thái loài Thảo quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và khả năng nhân giống vô tính cây thảo quả amomum aromaticum roxb tại tỉnh hà giang (Trang 44)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1. Đặc điểm hình thái loài Thảo quả

TT Đị(huya đệiển) m Chi ều cao cây TB (cm) Chiều dài lá TB (cm) Chiều rộng lá TB (cm) Ghi chú

1 Xín Mần 250,1 65,2 14,8 Cây sinh trưởng và phát triển bình thường

2 Quản Bạ 265,3 64,8 15,5 Cây sinh trưởng và phát

triển bình thường

3 Vị Xuyên 280,5 68,7 14,5 Cây sinh trưởng và phát

triển bình thường

4 Hoàng Su Phì 260,8 67,2 15,2 Cây sinh trưởng và phát triển bình thường

5 Yên Minh 270,5 65,8 15,0 Cây sinh trưởng và phát

triển bình thường Từ kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái loài Thảo quả tại các địa điểm trên làm cơ sở để lựa chọn cây mẹ (cây trội) cho các nghiên cứu tiếp theo về nhân giống vô tính loài.

3.1.2. Đặc điểm sinh thái loài Thảo quả tại tỉnh Hà Giang

3.1.2.1. Đặc điểm khí hậu

Là tỉnh miền núi cao nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, lạnh rõ rệt so với vùng thấp và trung du kế cận. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn.

- Các đặc trưng cơ bản về khí hậu tại khu vực phân bố loài cụ thể như sau:

+ Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60C - 23,90C, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 6 –7 0C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,20C (tháng 1). Tuy nhiên do đặc điểm địa hình của các khu vực khác nhau nên tạo ra các vùng sinh thái khác nhau và có nhiệt độ khác nhau trong cùng một thời điểm.

+ Chế độ mưa, ẩm: Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú. Toàn tỉnh đạt bình quân lượng mưa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, là một trong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta. Dao động lượng mưa giữa các vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn. Năm 2001, lượng mưa đo được ở trạm Hà Giang là 2.253,6 mm, Bắc Quang là 4.244 mm, Hoàng Su Phì là 1.337,9 mm… Tháng mưa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên 1.400 mm, trong khi đó lượng mưa tháng 12 ở Hoàng Su Phì là 3,5 mm, ở Bắc Mê là 1,4 mm…

Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm thấp nhất (tháng 1, 2, 3) cũng vào khoảng 81%: Đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa khô và mùa mưa không rõ rệt. Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung bình khoảng 7,5/10, cuối mùa đông lên tới 8 - 9/10) và tương đối ít nắng (cả năm có 1.427 giờ nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ).

Các hướng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng. Thung lũng sông Lô quanh năm hầu như chỉ có một hướng gió đông nam với tần suất vượt quá 50%. Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình khoảng 1 - 1,5m/s. Đây cũng là nơi có số ngày giông cao, tới 103 ngày/năm, có hiện tượng mưa phùn, sương mù nhiều nhưng đặc biệt ít sương muối. Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

Do đặc trưng khí hậu đã tạo điều kiện tốt giúp cây trồng phát triển, đặc biệt là cây Thảo quả vì vậy đây là yếu tố sinh thái quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển trên diện rộng ở cả 3 tiểu vùng. Cây Thảo quả ưa ẩm, dưới tán rừng có độ tàn che từ 0,4 - 0,7, ở độ cao từ 1.300 - 2.200 m. Rừng ở nơi trồng Thảo quả có khí hậu ẩm mát quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 130C - 15,30C. Bên cạnh những thuận lợi, về mùa đông và mùa xuân vùng cao có nơi có sương muối, băng giá, gió lạnh, không có mưa gây thiếu nước, vào mùa hè lại có những đợt mưa kéo dài gây lũ quét làm ảnh hưởng đến năng sản xuất chất lượng Thảo quả.

3.1.2.2. Đặc điểm đất đai

Thảo quả được trồng ở dưới các tán rừng tự nhiên có độ tàn che tương đối lớn, hàng năm các cây tầng trên trả lại cho đất lương mùn dày nên đất vẫn còn giữ được tính chất đất rừng. Kết quả điều tra đất được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 3.2. Kết quảđiều tra sơ bộ về đất đai tại khu vực nghiên cứu

Địa điểm điều tra Tầng đất Màu sắc Độ dày tầng đất (cm) Độ ẩm Thành phần cơ giới Độ chặt Tỷ lệ đá lẫn Quản Bạ A0 Nâu đen 6-9 ẩm Xốp Rất ít A Nâu sẫm 9 - 30 Mát Thịt TB Hơi chặt Ít B Vàng nhạt 30 - 65 Mát Thịt TB Hơi chặt Ít C Nâu đen > 65 Mát Thịt nhẹ Hơi chặt TB

Xí Mần A0 Nâu đen 6 - 8 Mát Xốp Rất ít A Nâu vàng 9 - 30 Mát Thịt nhẹ Hơi chặt Ít B Vàng 30 - 75 ẩm Thịt TB Hơi chặt Ít C Xám đen >75 ẩm Thịt nhẹ Chặt TB Hoàng Su Phì A0 Nâu đen 6 - 9 Mát Xốp Ít A Nâu xám 9 - 30 Mát Thịt nhẹ Hơi chặt Ít B Vàng nhạt 30 - 70 ẩm Thịt TB Hơi chặt TB C Xám đen >70 ẩm Thịt nhẹ Chặt Nhiều Vị Xuyên A0 Nâu xám 7 - 9 Mát Xốp Ít

A Nâu đen 9 - 30 Mát Thịt nhẹ Hơi chặt Ít B Vàng 30 - 75 Mát Thịt TB Hơi chặt TB C Xám đen > 75 ẩm Thịt TB Chặt TB

Yên Minh

A0 Nâu xám 6- 8 Mát Xốp Ít

A Nâu đen 9 - 30 Mát Thịt nhẹ Hơi chặt Ít B Vàng 30 - 70 Mát Thịt TB Hơi chặt TB C Xám đen > 75 ẩm Thịt TB Chặt TB

(Nguồn: Số liệu điều tra thực địa)

Đặc điểm phẫu diện đất dưới tán rừng nơi có cây Thảo quả phân bố

Đặc điểm phẫu diện đất dưới tán rừng nơi có cây Thảo quả phân bố được tổng hợp tại bảng 3.3:

Bảng 3.3. Mô tảđặc điểm phẫu diện đất Tầng đất Độ sâu tầng đất

(cm) Mô tả phẫu diện

A0 6 – 9 Độ ẩm cao, gồm nhiều vật rụng đang ở trạng thái phân hủy, xốp

A 9 - 30 Màu nâu; thịt trung bình; hơi ẩm; hạt mịn; hơi xốp; có lẫn rễ to; chuyển lớp rõ. có nhiều rễ cây to nhỏ khác nhau

B 30 – 75 Màu vàng; thịt nặng đến sét; cấu trúc hạt mịn; còn ít rễ cây; chuyển lớp rõ.

Khu vực phân bố của cây Thảo quả chủ yếu dưới tán rừng tự nhiên nên đất tơi xốp, nhiều mùn, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho cây Thảo quả sinh trưởng và phát triển mạnh.

Kết quả mô tả trên một số phẫu diện điển hình cho thấy: nhìn chung đất rừng trồng Thảo quả ở tỉnh Hà Giang đều có tầng đất từ trung bình đến dày (từ 66cm - 75cm), đất tơi xốp, ẩm độ cao, lượng mùn dày rất thuận lợi cho cây trồng lâm nghiệp nói chung và cây Thảo quả nói riêng sinh trưởng và phát triển. Bên cạnh đó, Thảo quả phân bố dưới tán rừng tự nhiên, nơi có ẩm độ và nhiệt độ phù hợp nên Thảo quả ở tỉnh Hà Giang sinh trưởng và phát triển khá tốt.

3.1.2.3. Đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật nơi có loài Thảo quả phân bố

Tầng tán rừng nơi có Thảo quả phân bố có chiều cao trung bình 15-18m gồm một số loài khác như: Nhội (Bischofia javanica), Tông dù (Toona sinensis), Xoài rừng (Mangifera longipes), Dẻ gai (Castanopsis chinensis), Mun (Diospyros mun),... Tầng dưới tán gồm các loài Trai lý (Garcinia fagracoides), Nhọc (Polyalthia sp.),... có chiều cao từ 6-7m. Độ tàn che của rừng khoảng 0,6 chủ yếu do tầng rừng chính A2 và tầng dưới tán A3 tạo nên.

Tầng cây bụi bao gồm các loài cây bụi, dây leo có chiều cao nhỏ hơn 5m, sống ưa bóng hoặc những cây tái sinh của cây mẹ tầng trên đang trong giai đoạn chịu bóng (sống thành đám) như: Đơn nem (Maesa perlarius), Sói rừng (Alchornea tiliaefolia), Lấu (Psychotria rubra), Tam tầng (Actinodaphne pilosa), Mua huyết hồng sắc (Melastoma sanguineum), Bo rừng (Blastus borneensis), Đom đóm (Alchornea rugosa), Cơm nguội 5 cạnh (Ardisia quinquegona), Huyết giác (Dracaena cambodiana),... có chiều cao khoảng trên 1m.

Tầng thảm tươi ở nhưng khu vực Thảo quả phân bố rải rác có các loài xen lẫn: Cỏ giác lông (Miccostegium ciliatum), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ lá tre (Centosteca latifolia), Quyển bá (Selaginella sp.), Quyết bám đá nhỏ (Lemmaphyllum microphyllum), Tắc kè đá (Drynaria bonii),... Một số loài dây

leo: Giảo cổ lam (Gynostemma pentapyllum), Dây pọp (Zehneria indica), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Dây móc mèo (Mucuna pruriens), Vuốt hùm (Caesalpinia minax),... Độ che phủ khoảng 40%.

Những khu vực cây Thảo quả mọc thành từng đám thì tầng thảm tươi được người dân phát dọn sạch tạo không gian để cây Thảo quả sinh trưởng và phát triển. Vì lý do này mà về cơ bản tầng cây tái sinh không còn tồn tại.

Hình 3.5. Cu trúc thm thc vt có loài Tho qu phân b

3.2. Đặc điểm phân bố và sinh trưởng loài Thảo quả tại tỉnh Hà Giang

3.2.1. Kết quả điều tra Thảo quả trên các tuyến điều tra

Bảng 3.4. Phân bố Thảo quả trên các tuyến điều tra Tuyến tuyChiếền (km) u dài S

ố lượng cây/khóm thảo quả Tần suất gặp (Cây, khóm/km) Cây ra hoa, quả 1 5,5 156 28,36 95 2 6 135 22,50 70 3 4,5 88 19,56 36 4 7,5 134 17,87 58 5 3,5 76 21,71 46 6 8 66 8,25 57 7 4 92 23,00 65 8 2,5 85 34,00 36 9 7,5 90 12,00 49 10 6,5 87 13,38 45 11 5 75 15,00 65 12 6 84 14,00 34

Kết quả bảng trên cho thấy, thảo quả phân bố trong rừng tự nhiên còn khá nhiều nhưng không đều trên các tuyến điều tra. Thời điểm điều tra diễn ra vào mùa ra hoa, kết quả, tuy nhiên số lượng khóm ra hoa, kết quả chưa được nhiều. Điều này cũng do, thảo quả chủ yếu bà con trồng trong rừng tự nhiên, ở vào các thời điểm khác nhau nên mùa hoa, quả chín không rộ ở một thời điểm nhất định. Nhưng qua đó cũng có thể thấy ở các tuyến đã lập đều bắt gặp loài thảo quả.

3.2.2. Đặc điểm phân bố thảo quả theo các dạng sinh cảnh

Kết quả điều tra về phân bố của thảo quả theo các sinh cảnh được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.5. Phân bố thảo quả trên các dạng sinh cảnh

STT Sinh cảnh Tần số bắt gặp thảo quả Tuyến Tổng Tỷ lệ (%) 1 Trảng cỏ Không gặp 0 0 0 2 Vườn nhà Ít gặp 1, 2, 3 3 25 3 Nương rẫy Ít gặp 1, 5, 9, 10 4 33,33 4 Rừng trồng Hay gặp 4, 9, 10, 11 4 33,33 5 Rừng tự nhiên Xuất hiện nhiều 1, 2, 3, 5, 8, 7, 8, 9, 10, 11, 12 11 91,67

Kết quả điều tra cho thấy: thảo quả phân bố chủ yếu ở rừng tự nhiên chiếm tới 91,67% số tuyến điều tra, ở các khu rừng trồng, nương rẫy, vườn nhà có xuất hiện thảo quả nhưng với tần số xuất hiện ít hơn, đặc biệt ở khu trảng cỏ, đất trống không có thảo quả. Điều này hoàn toàn phù hợp vì thảo quả là loài chịu bóng sống dưới tán rừng ở những nơi có độ tàn che từ 0,4 – 0,7.

truyền từ đời này qua đời khác, chưa có sự tiếp cận với các kỹ thuật canh tác thảo quả khoa học gắn với phát triển rừng. Hầu hết các hộ trồng thảo quả trong khu vực không đầu tư phân bón, số lần chăm sóc ít, chủ yếu chỉ phát cỏ dại và dây leo (phát quang lớp cây bụi, thảm tươi bên dưới), không vun xới gốc.

Do thảo quả là cây ưa bóng râm và chỉ sống được ở dưới những tán rừng có có độ ẩm cao, độ mùn lớn nhưng lại dễ thoát nước và có nhiệt độ thấp từ 13 – 240c. Vì vậy khi gieo trồng thảo quả người dân phải phát quang, dọn lối đi lại để trông coi, chăm sóc, thu hái thảo quả, chỉ để lại những cây thân gỗ lớn che bóng. Hình thức canh tác này đã làm suy thoái thảm thực vật rừng, làm tăng mức độ rửa trôi, bào mòn tầng đất mặt khi gặp mưa lớn, từ đó làm giảm sự đa dạng và làm suy thoái nhanh chóng thảm thực vật rừng. Hơn nữa, những cây dây bụi, dây leo ngoài tác dụng giữ ẩm, chống rửa trôi đất rừng thì chúng còn là mối quan hệ cộng sinh trong quá trình sống, sinh trưởng và phát triển của các loài cây thân gỗ khác. Ngoài ra, các loại cây dây bụi, dây leo bị phát khi gặp thời tiết hanh khô sẽ là một hiểm họa gây lên những vụ cháy rừng có tính chất hủy diệt môi sinh.

Với hơn 70% diện tích thảo quả tại các khu vực điều tra trên 12 năm tuổi nếu không có tác động cải tạo, chăm sóc đúng kỹ thuật thì nương thảo quả bị già hóa và giảm năng suất, nương thảo quả xa khu dân cư, việc đi lại, chăm sóc, quản lý bảo vệ... gặp rất nhiều khó khăn.

3.2.3. Đặc điểm sinh trưởng và sâu bệnh hại Thảo quả

3.2.3.1. Kết quảđiều tra tình hình sinh trưởng

Do điều kiện địa hình phức tạp, đi lại khó khăn, phần lớn các rừng Thảo quả ở trong rừng tự nhiên nên việc tiến hành điều tra tình hình sinh trưởng của cây Thảo quả gặp nhiều khó khăn. Kết quả điều tra về sinh trưởng của Thảo quả được tiến hành xử lý và tính toán và tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 3.6. Kết quả nghiên cứu sinh trưởng của cây Thảo quả Nơi điều tra Vị trí OTC Số cây đo đếm 00 D (cm) vn H (m) Tình hình sinh trưởng TB Tốt (%) TB (%) Xấu (%) Quản Bạ Chân 50 3,1 2,2 29,5 60,0 9,5 Chân 50 2,5 2,9 28,3 61,7 10,0 Sườn 50 3,1 2,1 25,2 65,8 9,0 Xí Mần Sườn 50 2,0 1,5 14,3 70,6 15,1 Sườn 50 1,7 1,7 19,5 63,4 17,1 Sườn 50 1,5 1,8 13,9 67,4 18,7 Hoàng Su Phì Sườn 50 1,7 1,5 20,0 64,7 15,3 Sườn 50 1,9 1,8 28,8 58,9 12,3 Sườn 50 1,8 2,0 21,8 67,7 10,5 Vị Xuyên Sườn 50 2,5 2,5 26,9 63,6 9,5 Sườn 50 2,3 2,3 31,3 60,4 8,3 Sườn 50 3,3 2,5 31,1 60,5 8,4 Yên Minh Sườn 50 2,0 1,6 18,5 61,2 20,3 Sườn 50 1,8 1,5 22,8 55,4 21,8 Sườn 50 2,1 1,9 16,5 62,8 20,7 (Nguồn: Số liệu điều tra thực địa)

Kết quả bảng trên cho thấy: Thảo quả tại các huyện Quản Bạ và Vị Xuyên có sinh trưởng tốt nhất, tỷ lệ cây sinh trưởng tốt và trung bình chiếm đến trên 90%. Các huyện còn lại, cây Thảo quả cũng sinh trưởng phát triển trung bình, tuy nhiên tỷ lệ cây sinh trưởng phát triển tốt chiếm tỷ lệ nhỏ, cây có chất lượng xấu chiếm tỷ lệ lớn. Trong những năm gần đây, Thảo quả được người dân gây trồng và chăm sóc tốt, với điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp nên cây cho thu hoạch khá, tuy nhiên, có một số năm do điều kiện thời tiết không thuận lợi nên Thảo quả bị mất mùa, và thị trường tiêu thụ chưa ổn định,

Kết quả điều tra cũng chứng tỏ Hà Giang có điều kiện thuận lợi để phát triển cây Thảo quả, đây là một hướng đi đúng nhằm xóa đói giảm nghèo cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, cũng cần phải có quy hoạch vùng trồng Thảo quả cụ thể và cần phải tuyên truyền để người dân không phá rừng tự nhiên để lấy diện tích trồng Thảo quả. Nếu Thảo quả được gây trồng phát triển tốt dưới tán rừng tự nhiên thì sẽ mang lại lợi ích lớn cho người dân và góp phần bảo vệ rừng hiệu quả.

3.2.3.2. Kết quảđiều tra tình hình sâu bệnh hại và cách phòng trừ

Kết quả điều tra, phỏng vấn về tình hình sâu bệnh hại Thảo quả tại tỉnh Hà Giang thấy rằng: Thảo quả là loài cây ít bị sâu bệnh hại. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, Thảo quả chỉ bị một số loại sâu bệnh hại như:

Ở số nơi vùng thấp do khí hậu khô nóng làm cho Thảo quả bị thối hoa, quả.

Còn ở một số huyện vùng cao, vào mùa đông do khí hậu rét lạnh, nhiệt độ thấp đã làm cho cây Thảo quả bị héo sinh lý. Nếu rét đậm diễn ra trong thời gian dài làm cho lá của cây bị khô héo làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả.

Ngoài những bệnh kể trên, vào mùa ra hoa kết quả, Thảo quả còn bị một số loài động vật (Chuột, Dúi, Khỉ,...) phá hoại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và khả năng nhân giống vô tính cây thảo quả amomum aromaticum roxb tại tỉnh hà giang (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)