Hiện trạng phát triển Thảo quả tại Hà Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và khả năng nhân giống vô tính cây thảo quả amomum aromaticum roxb tại tỉnh hà giang (Trang 26 - 29)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.3. Hiện trạng phát triển Thảo quả tại Hà Giang

Theo số liệu kế thừa và thực tế điều tra tổng diện tích cây Thảo quả trên toàn tỉnh Hà Giang đạt 9.363 ha (chiếm 87,3% tổng diện tích cây dược liệu của tỉnh), được phân bố ở hầu hết các huyện. Phần lớn diện tích đang cho thu hoạch phân bố ở tiểu vùng núi cao phía Bắc, với diện tích 2.285 ha chiếm tỷ lệ hơn 51%.

Bảng 2.1. Hiện trạng phân bố Thảo quả tại các huyện của tỉnh Hà Giang TT Hạng mục Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng số 9.363 100

I Tiểu vùng núi cao phía Bắc 2.453 26,20

1 Quản Bạ 2.106

2 Yên Minh 197

3 Đồng Văn 136

4 Mèo Vạc 14

II Tiểu vùng núi đất phía Tây 3.867 41,30

1 Hoàng Su Phì 1.467 2 Xín Mần 2.400 III Tiểu vùng thấp 3.043 32,50 1 TP Hà Giang 200 2 Bắc Mê 29 3 Vị Xuyên 2.701 4 Bắc Quang 100 5 Quang Bình 14

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển cây dược liệu tỉnh Hà Giang giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2025)

Kết quả bảng trên cho thấy: diện tích Thảo quả nhiều nhất tập trung tại huyện Vị Xuyên với diện tích 2.701ha, sau đó đến huyện Xín Mần là 2.400ha và Quản Bạ là 2.106ha. Tổng diện tích Thảo quả tại Hà Giang là 9.363ha. Như vậy đây là vùng có tiềm năng phát triển Thảo quả của vùng Đông Bắc Việt Nam.

Theo Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển cây dược liệu tỉnh Hà Giang giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2025 cũng đã xác định phát triển Thảo quả bền vững, phát triển Thảo quả gắn với bảo vệ và phát triển rừng, đem lại thu nhập ổn định và từng bước xóa đói giảm nghèo cho cho người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh.

1.3. Thảo luận

Điểm qua các công trình nghiên cứu ở cả trên thế giới và ở Việt Nam đều có thể nhận thấy, họ Gừng, chi Amomum, loài Thảo quả đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu đi sâu vào nhiều lĩnh vực, từ việc phân loại, đặc điểm hình thái, sinh thái, chọn giống, nhân giống và kỹ thuật gây trồng nhiều loài trong họ, thị trường tiêu thụ, xác định tiềm năng, vai trò của chúng đối với cộng đồng đặc biệt là cộng đồng dân cư sống gần rừng. Các kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng để xác định được giá trị và là căn cứ để phát triển các loài cây lâm sản ngoài gỗ. Mặc dù ở Việt Nam, các nghiên cứu được thực hiện khá muộn so với thế giới, tuy nhiên các nghiên cứu cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Ở Việt Nam, tiềm năng cây LSNG là rất lớn, đa dạng cả về chủng loại, số lượng lẫn phân bố. Tuy nhiên, do chỉ chú ý tới khâu khai thác tự nhiên nên tới nay hầu hết rừng tự nhiên của nước ta chỉ còn rất ít cây LSNG có giá trị, người dân sinh sống gần rừng bắt đầu khai thác và xâm lấn trái phép tài nguyên LSNG ở các khu rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên để phục vụ cho sử dụng tại chỗ và sử dụng làm hàng hóa buôn bán gây tác động nghiêm trọng tới công tác bảo tồn và phát

giâm hom thành công với nhiều loại cây trồng cả về cây lâm nghiệp, cây cảnh 26 và cây nông nghiệp. Nhưng ít có các công trình nghiên cứu và nhân giống về các loại cây lâm sản ngoài gỗ nói chung và cây dược liệu nói riêng. Đối với cây lâm nghiệp, các nhà khoa học chỉ chú ý đến các loại cây cho sản phẩm là gỗ tròn như: Keo, Bạch đàn…chưa có nhiều nghiên cứu, tìm hiểu về kỹ thuật nhân giống, thuần hóa và gây trồng các loại lâm sản ngoài gỗ mà hiện nay cũng có giá trị kinh tế không kém sản phẩm gỗ tròn. Người dân sống ở trong rừng và gần rừng chủ yếu chỉ khai thác các loại lâm sản từ rừng, họ chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà không quan tâm đến giá trị lâu dài mà khai thác đến cạn kiệt nguồn tài nguyên này. Khai thác lâm sản ngoài gỗ được coi là một phần kế sinh nhai của người dân sống gần rừng và phụ thuộc vào rừng. Mặt khác, do địa hình phức tạp đa số là đồi núi, lại thêm nhân dân ở nhiều nơi khác đến khai thác và thu hái nên công tác quản lý các loại lâm sản ngoài gỗ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, khuyến khích thuần hóa và gây trồng các loại lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên, dưới tán rừng trồng và trong vườn nhà là hết sức cần thiết. Đa số các loại lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu đều có chu kỳ sinh trưởng ngắn hơn là cây cho sản phẩm là gỗ tròn mà lại có giá trị kinh tế cao. Lại có thể trồng dưới tán rừng nên tận dụng được tối đa sức sản xuất của đất lâm nghiệp.

Cây Thảo quả có vai trò rất quan trọng đối với người dân, là nguồn thu nhập chủ yếu để nâng cao đời sống, góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân. Vì vậy, phát triển Thảo quả dưới tán rừng tự nhiên vừa tăng thêm thu nhập vừa bảo vệ được tầng cây gỗ của rừng, đồng thời bảo vệ được môi trường sống. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu sâu về đặc điểm sinh học, sinh thái loài Thảo quả và khả năng nhân giống cây Thảo quả. Do đó, cơ sở cho việc phát triển gây trồng cho loài này còn rất hạn chế, đặc biệt là những hiểu biết về đặc điểm sinh học, sinh thái, nhân giống, là cơ sở cho việc gây trồng, phát triển là cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và khả năng nhân giống vô tính cây thảo quả amomum aromaticum roxb tại tỉnh hà giang (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)