3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
a).Vị trí địa lý
Hà Giang là tỉnh miền núi nằm ở địa đầu biên giới vùng cực Bắc của tổ quốc, có toạ độ địa lý từ 22o23' đến 23o23' độ vĩ Bắc và từ 104o20' đến 105o34' độ kinh Đông. Trung tâm tỉnh là thành phố Hà Giang cách thủ đô Hà Nội khoảng 320 km, vị trí tiếp giáp được xác định như sau:
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa với đường biên giới dài 277,52 km.
- Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang; - Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng;
- Phía Tây giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái.
Hà Giang có diện tích 791.489 ha, bằng 2,4% diện tích cả nước, gồm 10 huyện, 1 thành phố và 195 đơn vị hành chính cấp xã, với 8 cửa khẩu, trong đó cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ đang được đầu tư xây dựng thành cửa khẩu quốc tế.
b). Địa hình
Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía Bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800 m đến 1.200 m so với mực nước biển. Địa hình Hà Giang về cơ bản, có thể phân thành 3 vùng sau:
- Vùng cao phía Bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trưng cho địa hình karst. Ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng. Ngày 03/10/2010 cao nguyên đá Đồng Văn đã gia nhập mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu với tên gọi: Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn.
- Vùng cao phía Tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần là một phần của cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp.
- Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc Mê, thị xã Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang. Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối.
c). Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh vùng Tây Bắc…
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21,60C - 23,90C, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 6 - 70C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,20C (tháng l).
Một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,20C; nhiệt độ không khí tối thấp trung bình năm 14,70C, nhiệt độ không khí tối cao trung bình năm 280C. Số giờ nắng trong năm 1.352,8 giờ, tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 5 (172,4 giờ) tháng 1 có số giờ nắng thấp nhất (10,6 giờ). Tổng lượng mưa hàng năm từ 1800 - 2400mm. Độ ẩm bình quân năm là 78%.
Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 78% và sự dao động cũng không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 1,2,7,8) vào khoảng 77 - 85%, thời điểm thấp nhất (tháng l2) cũng vào khoảng 73%. Đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa
trung bình khoảng 7,5/10, cuối mùa đông lên tới 8 - 9/10) và tương đối ít nắng (cả năm có 1.325,8 giờ nắng, tháng nhiều là 167 giờ, tháng ít chỉ có 10,6 giờ).
Trên địa bàn tỉnh Hà Giang có các con sông chính chảy qua như Sông Lô, Sông Chảy, Sông Gâm và còn có các sông ngắn và nhỏ hơn như sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư.
d). Địa chất, thổ nhưỡng
Thổ nhưỡng của tỉnh Hà Giang rất phong phú với 9 nhóm đất chính, trong đó nhóm đất xám chiếm 74,28% diện tích tự nhiên với 585.418 ha. Đây là nhóm đất rất thích hợp để trồng và phát triển các loại cây ăn quả (Cam, Quýt, Lê, Mận,...), cây công nghiệp (Chè, Cà phê,...), cây dược liệu (Đỗ trọng, Thảo quả, Huyền sâm,...). Dựa trên điều kiện địa hình, khí hậu thủy văn, thổ nhưỡng của Hà Giang được phân chia như sau:
- Khu vòm nâng sông Chảy, lớp thổ nhưỡng hình thành trên nền 2 nhóm đá chính là mắc ma axit và đá biến chất. Địa hình nơi đây được xếp vào kiểu núi khối tảng dạng vòm trên nền nguyên sinh phân cắt mạnh. Khu vực này có lượng mưa trung bình hàng năm khá lớn (3.000 mm). Với những điều kiện như vậy, đã tạo nên ở đây một lớp phủ thổ nhưỡng đa dạng, trong đó phần lớn là đất mùn màu vàng đỏ, phù hợp để phát triển những cánh rừng thuộc kiểu á nhiệt đới.
- Khu Quản Bạ - Bắc Mê, lớp thổ nhưỡng hình thành trên nền 3 nhóm đá chính là trầm tích đá hạt mịn bị biến chất, đá lục hoặc lục yếu tiếp đến là loại đá vôi hoặc sét vôi và đá lục nguyên hạt vừa và mịn. Địa hình ở đây được xếp vào kiểu núi khối tảng trên nền nguyên sinh, bị phân cắt rất mạnh. Đây cũng là khu vực có lượng mưa trung bình năm khá lớn (3.000mm). Vì vậy, lớp phủ thổ nhưỡng ở đây đa phần là nhóm đất mùn màu vàng đỏ và mùn xám sẫm, tạo nên một thảm thực vật hết sức phong phú với những cánh rừng kiểu á nhiệt đới
- Khu vực Đồng Văn - Mèo Vạc, lớp thổ nhưỡng hình thành trên nền đá vôi bị phân hoá mạnh, địa hình karst. Phần lớn lớp phủ thổ nhưỡng ở đây là loại đất đỏ xám hoặc vàng sẫm, với thảm thực vật chủ yếu là các loại cây thấp, mật độ thưa. Rừng ở khu vực này thường có các loại cây lấy gỗ như Trai, Nghiến, Bách xanh...
- Khu Tây Bắc Vĩnh Tuy, lớp thổ nhưỡng hình thành trên cấu trúc địa chất của vòm nâng sông Chảy. Địa hình nơi đây có đặc trưng là các dải đồi, núi và gò thấp, sườn ít dốc. Khu vực này có lượng mưa lớn nhất cả nước, do vậy lớp phủ thổ nhưỡng ở đây chủ yếu là nhóm đất màu xám sẫm hơi đen, phù hợp với trồng cây ăn quả nhất là cam.
Qua khảo sát, thăm dò, bước đầu tỉnh Hà Giang đã phát hiện được 28 loại khoáng sản khác nhau. Đáng chú ý là có những mỏ có trữ lượng lớn trên một triệu tấn với hàm lượng khoáng chất cao như: ăngtimon ở các mỏ: Mậu Duệ, Bó Mới (Yên Minh); sắt ở Tùng Bá, Bắc Mê; chì - kẽm ở Na Sơn, Tả Pan, Bằng Lang, Cao Mã Pờ. Đồng thời dọc theo các bãi bồi nhất là từ chỗ gặp nhau giữa sông Lô và sông Gâm trở lên thượng nguồn là nơi có nhiều vàng sa khoáng. Hà Giang còn có một trữ lượng khá lớn các loại khoáng sản không kim loại như: Cao lanh, sét gốm, đá vôi, cát, sỏi, cát kết, đá phiến, laterit, granit, gabro, ryolit... và có cả than, trong đó quan trọng hơn cả là vỉa than Phó Bảng.
e). Rừng và thực vật rừng
Hà Giang là một tỉnh vùng núi cao, có diện tích đất lâm nghiệp lớn, được xác định là 566.545,2ha (chiếm 71,5% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh), với độ che phủ rừng năm 2019 là 56,5%. Có khu hệ động vật, thực vật đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loài quý hiếm: Gấu ngựa, Sơn dương, Voọc bạc má, Gà lôi, Đại bàng, Ngọc am, Pơ mu, Lát hoa, Lát chun, Đinh, Nghiến, Chò chỉ, Thông đá… các cây dược liệu như Sa nhân, Thảo quả, Quế, Huyền sâm, Đỗ trọng… Rừng Hà Giang không những giữ vai trò bảo vệ môi trường
nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, xây dựng, y tế và sẽ là những điểm du lịch sinh thái quan trọng của tỉnh.