Nội dung và ý nghĩa tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh 1 Về vai trò của dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng hồ chí minh về dân chủ (Trang 29 - 31)

1.2.1. Về vai trò của dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Dân chủ từ bao đời nay luôn là đề tài hấp dẫn đối với các học giả trong nước và ngoài nước bởi dân chủ liên quan mật thiết tới cuộc sống của con người và sự phát triển của xã hội. Đối với chúng ta, thực hiện và phát huy dân chủ của quần chúng nhân dân là điều hệ trọng đối với sự thành bại của chế độ, của thể chế. Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Dân chủ vừa biểu hiện là giá trị xã hội mà con người và loài người đạt được trong tiến trình đấu tranh để tự giải phóng mình, từng bước vươn tới tự do và làm chủ lại vừa là hình thức và tính chất tổ chức thể chế Nhà nước. Dân chủ vừa mang tính nhân loại vừa mang tính giai cấp. Trình độ dân chủ đi đôi với trình độ văn minh và tiến bộ xã hội. Nội dung và hình thức của các thể chế dân chủ biểu hiện những trình độ phát triển khác nhau của các thể chế chính trị - xã hội. Vấn đề là ở chỗ, giai cấp cầm quyền có ý thức được vai trò của dân, có thực hiện được sự ủy thác quyền lực của dân hay không? Đó còn là sự tự ý thức được vai trò làm chủ xã hội của dân đến đâu để dân chủ có điều kiện thể hiện đầy đủ vai trò của nó trên thực tế.

Trong lịch sử, từ khi giai cấp và Nhà nước xuất hiện, dân chủ được tổ chức thành chế độ dân chủ như hình thức thể hiện và biểu đạt quyền lực của chế độ nhà nước. Chế độ dân chủ, chế độ nhà nước nào cũng mang tính chất giai cấp, nó thực hiện và bảo vệ lợi ích và quyền lực của một giai cấp nhất định. Đó là giai cấp thống trị. Mọi nền dân chủ (hay chế độ dân chủ) trước CNXH thường chỉ là dân chủ do một thiểu số thuộc giai cấp thống trị. Chỉ đến CNXH, nền dân chủ XHCN mới thực sự là nền dân chủ cho đa số dân chúng trong xã hội.

Hồ Chí Minh, nhà lý luận và thực hành dân chủ tiêu biểu của thế kỷ này ở nước ta - là người đã nhìn thấy rõ sức mạnh của

dân "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới

không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân" [20, 276]. Người đã huy động sức mạnh của toàn dân trong cuộc đấu tranh tự giải phóng mình, góp phần to lớn đưa dân tộc Việt Nam từ nô lệ tới độc lập tự do, đưa nhân dân ta lên địa vị làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Người luôn tìm mọi cách để "làm cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm" [24, 223]. Việc giáo dục dân tự ý thức được vai trò làm chủ xã hội của mình đối với một dân tộc hàng ngàn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, hàng trăm năm bị chủ nghĩa thực dân thống trị và trình độ dân trí thấp như nước ta, điều đó làm Người luôn phải trăn trở, dồn hết tâm lực để tranh đấu thực hiện. Với Hồ Chí Minh, "dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân" [22, 279], là chìa khóa

vạn năng để giải quyết mọi khó khăn. Người ý thức sâu sắc rằng, dân chủ không chỉ là "dân là chủ" mà còn là "dân làm chủ". Dân có thực sự làm chủ thì mới tiếp tục bắt tay vào "xây dựng một nước Việt Nam dân chủ mới" [20, 15], "thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến đến chủ nghĩa xã hội" [20, 174]. Hơn ai hết, Hồ Chí Minh thấy rõ dân chủ là động lực, là sức mạnh để xây dựng một xã hội ấm no, hạnh phúc, tự do và bình đẳng. Chính vì vậy Người luôn nhắc nhở những người lãnh đạo rằng: "Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân, đưa cách mạng tiến lên". Bằng cách đó, CNXH hiện thực mới có thể tồn tại và phát triển.

Như thế, dân chủ không chỉ là quyền lực thuộc về nhân dân, làm cách mạng không chỉ là trao quyền làm chủ cho nhân dân lao động là đủ mà quan trọng hơn là bằng phương pháp quản lý dân chủ mà "làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm". Tư tưởng ấy có sức mạnh khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân.

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng hồ chí minh về dân chủ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w