Từng bước hoàn thiện hình thức dân chủ đại diện và phát triển hình thức dân chủ trực tiếp ở cơ sở

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng hồ chí minh về dân chủ (Trang 113 - 118)

và phát triển hình thức dân chủ trực tiếp ở cơ sở

Hoàn thiện cơ chế thực hiện dân chủ đại diện nhằm khắc phục dân chủ hình thức trong các hoạt động của cơ quan dân cử và đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở. Vì vậy cần:

- Thực hiện đầy đủ các chế định bầu cử dân chủ.

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện bầu cử đúng luật pháp hiện hành.

- Xác định cơ cấu đại biểu hợp lý đại diện các tầng lớp tổ chức xã hội (Đảng, quần chúng tích cực trong các tầng lớp dân cư, tôn giáo, dân tộc...) nhằm nâng cao tính đại diện của các cơ quan dân cử và các đoàn thể chính trị - xã hội. Cơ cấu đại biểu này được thực hiện thông qua bàn bạc dân chủ.

- Đảm bảo quyền tự do ứng cử của công dân. Khi quyết định hành vi ứng cử, công dân đã tự ý thức được giá trị dân chủ trên lĩnh vực chính trị. Để mở rộng khả năng sử dụng quyền đó cần tạo bầu không khí dân chủ kích thích tính tích cực chính trị của công dân, khuyến khích tinh thần tham gia các hoạt động quản lý nhà nước ở cơ sở.

- Việc bố trí Bí thư Đảng ủy xã (hay chi bộ )kiêm Chủ tịch UBND hay Chủ tịch HĐND là một quyết định đúng đắn, làm cho các hoạt động của chính quyền đúng hướng lãnh đạo chính trị của Đảng, pháp luật của Nhà nước góp phần giữ vững định hướng XHCN của quá trình thực hiện dân chủ trên lĩnh vực chính trị từ cơ sở. Song, việc thực hiện chủ trương "nhất thể hóa" đó cũng lại phát sinh nhiều vấn đề mới, cần chú ý đúng mức tới hoàn cảnh cụ thể ở từng cơ sở mà giải quyết.

- Cần tiếp tục cụ thể hóa vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở trong tham gia xây dựng danh sách bầu cử sao cho đó là sản phẩm của sự kết hợp giữa sự tự nguyện ứng cử của công dân với giới thiệu của tổ chức. Có như vậy, trách nhiệm của đại biểu mới được nâng cao.

- Cần thực hiện tranh cử dân chủ, tạo điều kiện để cử tri thực hiện quyền tự do lựa chọn đại biểu trong môi trường tranh cử lành mạnh, khắc phục sự lựa chọn thụ động, ít căn cứ vào tiêu

chuẩn, dựa vào quan hệ dòng họ, thân quen, cục bộ theo địa bàn cư trú...

Hiệu quả của cơ chế thực hiện dân chủ đại diện ở cơ sở phản ánh trong kết quả các kỳ họp HĐND và việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của các kỳ họp đó của UBND, trong sự giám sát của quần chúng dưới sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng

Để nâng cao chất lượng thực hiện dân chủ đại diện cũng cần thực hiện đúng các quy phạm pháp luật về đại biểu và cơ quan dân cử định kỳ tiếp xúc chịu sự giám sát, kiểm tra của cử tri; có cơ chế đại biểu xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu, đại biểu bị bãi nhiệm, đại biểu bị mất quyền và giải tán cơ quan đại diện. Luật pháp nhà nước đã quy định hai hình thức bãi nhiệm đại biểu nhân dân đó là HĐND bãi nhiệm đại biểu và cử tri bãi nhiệm đại biểu. Quyền bãi nhiệm tập trung vào Mặt trận Tổ quốc và cử tri ở đơn vị bầu ra đại biểu. Cơ chế này tạo nên sự gắn bó mật thiết giữa đại biểu với cử tri, làm cho các hoạt động của đại biểu luôn luôn sát cử tri.

Nâng cao chất lượng hoạt động của các hình thức dân chủ đại diện thực chất là quá trình hiện thực hóa quyền làm chủ của cộng đồng dân cư ở cơ sở, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, làm cho mọi hoạt động quản lý và điều hành của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương dựa theo nguyên tắc và phương pháp dân

chủ, tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, cũng chính là góp phần hoàn thiện hình thức dân chủ trực tiếp ở cơ sở.

Từ thực tế xây dựng, thực hiện QCDC ở cơ sở những năm qua cho thấy nội dung QCDC ở cơ sở cần tập trung vào những vấn đề sau để đảm bảo dân chủ trực tiếp:

- QCDC phải đề cập đến những vấn đề thiết thực trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân như: quyền lợi, nghĩa vụ công dân; xây dựng điện, đường, trường, trạm; thông tin về thị trường, chính sách thuế; hoạt động của chính quyền xã; thu chi ngân sách địa phương...

- Xác định rõ quyền được bàn bạc, thảo luận dân chủ những vấn đề có liên quan đến cuộc sống thiết thân của mình như giao quyền sử dụng đất, vay vốn phát triển xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế hộ, đề cử ứng cử HĐND, góp ý với cấp ủy Đảng và chính quyền cơ sở về công tác lãnh đạo, quản lý...

- Xác định những vấn đề mà dân có quyền quyết định như mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng các công trình phúc lợi ở địa phương, xây dựng hương ước, quy ước làng,nếp sống văn minh, cộng đồng tự quản; thiết lập ban thanh tra nhân dân; tham gia dự thảo, chủ trương, chính sách, kế hoạch nghị quyết của cơ quan lãnh đạo và quản lý của địa phương trước khi ra quyết định.

- Xác định rõ quyền của nhân dân thực hiện việc giám sát, kiểm tra hoạt động của đại biểu cơ quan dân cử; kiểm tra kết quả

giải quyết các đơn thư khiếu tố của dân; giám sát nguồn tài chính do dân đóng góp; khắc phục tính hình thức trong công tác tiếp dân ; công khai giải quyết những vấn đề dân phát hiện, xử lý kịp thời cá nhân vi phạm pháp luật...

- Thừa nhận các hình thức tự quản phong phú của các tầng lớp dân cư, xem đây là một biểu hiện sinh động của hình thức dân chủ trực tiếp ở cơ sở. Tiếp thu có chọn lọc, có phê phán những nội dung tích cực được đề cập trong hương ước.

Với tinh thần tự chủ, sáng tạo của quần chúng, QCDC ở cơ sở sẽ được hoàn thiện. Qui chế đó có tác động trở lại với tư cách là động lực phát triển kinh tế - xã hội trước hết và trực tiếp ở địa phương cơ sở.

Việc mở rộng dân chủ trực tiếp nhằm phát huy dân chủ của nhân dân đòi hỏi:

Một là, lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp và địa phương

xác định rõ những vấn đề cần có sự tham gia trực tiếp của nhân dân ở cơ sở tương ứng trước khi cấp có thẩm quyền quyết định; nâng cao chất lượng đóng góp của dân vào việc hình thành các quyết định đó.

Hai là, những vấn đề cơ quan lãnh đạo, người lãnh đạo phải

báo cáo trước dân, phải được xác định rõ, chuẩn bị đầy đủ và báo cáo nghiêm túc; tránh cắt xén, báo cáo qua loa hình thức.

Ba là, xây dựng những thiết chế dân chủ ở cơ sở phù hợp với lĩnh vực và trình độ của đối tượng tương ứng. Không chú ý đúng mức vấn đề này dễ chệch sang xu hướng cực đoan, vô tổ chức, đẩy phong trào sang tự phát, tiêu cực.

Bốn là, phải có cơ chế kiểm soát việc thực hiện các thiết

chế dân chủ đã được quy định, tránh hiện tượng các thiết chế dân chủ trực tiếp trở thành khẩu hiệu mị dân, nằm trên giấy, cần xây dựng chế tài xử lý cụ thể đối với các vi phạm, tránh tình trạng quy định chung chung, ai vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Năm là, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở để họ biết nghe, biết xử lý những ý kiến của nhân dân nêu ra. Hết sức tránh thái độ thụ động, theo đuôi quần chúng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng hồ chí minh về dân chủ (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w