Nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt trình độ văn hóa dân chủ và văn hóa pháp luật cho các tầng lớp xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng hồ chí minh về dân chủ (Trang 118 - 125)

hóa dân chủ và văn hóa pháp luật cho các tầng lớp xã hội nhằm tích cực hóa nhu cầu và năng lực thực hành dân chủ của quần chúng nhân dân ở cơ sở

Để người dân có thể tự mình thực hiện dân chủ ở cơ sở người dân cần có trình độ học vấn và văn hóa nhất định. Trong phiên họp chính phủ đầu tiên (3/9/1945), Hồ Chí Minh đưa ra một trong sáu nhiệm vụ cấp bách là phải diệt giặc dốt. Theo người: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu", "văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi","văn hóa phải vào sâu trong quần chúng". Những quan niệm nổi bật đó về vai trò của văn hóa đang chỉ dẫn chúng ta.

Vì vậy khi chúng ta tiến hành thực hiện chủ trương mở rộng dân chủ rộng rãi, thực chất và trực tiếp từ cơ sở trong điều kiện những yếu tố trên còn hạn chế thì điều cần thiết trước tiên là phải nâng cao trình độ mọi mặt cho nhân dân lao động để trong quá trình tập dượt quyền làm chủ này, năng lực thực hành dân chủ của họ từng bước được nâng lên.

Muốn mọi người dân có thể làm chủ được xã hội, tham gia có hiệu quả vào thực hiện dân chủ ở cơ sở cần phải xác lập hệ thống các giá trị dân chủ ở cơ sở, điều này đòi hỏi phải không ngừng nâng cao trình độ văn hóa dân chủ, văn hóa pháp luật cho mọi công dân.

Cấu trúc của trình độ văn hóa dân chủ bao gồm: ý thức dân chủ; kinh nghiệm và năng lực thực hành dân chủ; nhân cách dân chủ của công dân trong các hoạt động chính trị.

Nâng cao văn hóa dân chủ là quá trình tác động chủ động, tự giác, đồng bộ vào các bộ phận của cấu trúc trên sao cho định hướng xã hội chủ nghĩa của các giá trị văn hóa được giữ vững và phát triển trong thực tiễn xây dựng đời sống chính trị dân chủ ở cơ sở. Cụ thể là:

Thứ nhất, bồi dưỡng ý thức dân chủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa cho các tầng lớp xã hội ở cơ sở.

Trong xã hội Việt Nam hiện nay đang tồn tại ý thức dân chủ cộng đồng như là một trong những giá trị văn hóa tạo thành hệ

thống các giá trị văn hóa truyền thống cần được kế thừa có phê phán, có chọn lọc và nâng cao trong điều kiện mới. ý thức dân chủ này phản ánh dưới dạng xã hội, trạng thái tâm lý xã hội của cá nhân, dù ý thức về "cái tôi" bản thể chưa tồn tại đúng với vị trí của nó. Xu hướng nhấn mạnh nghĩa vụ của cá nhân với cộng đồng còn giữ vai trò chủ đạo, ý thức về lợi ích cá nhân bị chìm khuất trong các giá trị cộng đồng.

Bên cạnh đó sự phát triển năng động của nền kinh tế thị trường tạo nên một tầng lớp người có khả năng thích ứng rất nhanh. Họ sử dụng triệt để mọi điều kiện có thể để thể hiện mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Họ ý thức rất rõ về địa vị làm chủ của mình trong xã hội. Được phát triển trong môi trường dân chủ, họ đã nhanh chóng trưởng thành, giải quyết hài hòa các mối quan hệ lợi ích - trách nhiệm, cá nhân - xã hội, dân chủ - pháp luật, dân chủ- kỷ luật... Họ đã nhanh chóng trở nên giàu có bằng sức lao động của mình và là những tấm gương điển hình về năng động sáng tạo trong phát triển kinh tế. Nền kinh tế thị trường một mặt kích thích sự phát triển tích cực của các cá nhân và xã hội thì cũng đồng thời những tác động mặt trái của nó lại dẫn đến những biểu hiện phản văn hoá, phản dân chủ. Chủ nghĩa cá nhân cực đoan phát triển, lây lan nhanh chóng, vì lợi ích cá nhân vị kỷ mà làm tổn hại tới lợi ích của người khác và của cộng đồng, bất chấp pháp luật, đạo lý, tham nhũng, đục khoét, buôn gian, bán lận, làm giàu bất chính... đẩy một bộ phận nhân dân vào tâm lý lãnh đạm chính

trị. Việc bồi dưỡng ý thức dân chủ không né tránh thực trạng đó. Cần căn cứ vào nhiệm vụ xây dựng đời sống chính trị dân chủ cụ thể của cơ sở mà giáo dục ý thức dân chủ cho quần chúng. Trên nền tảng đó, tạo nên sự hòa hợp các giá trị dân chủ truyền thống đã được nâng cao với những giá trị văn hóa dân chủ theo định hướng XHCN. Cần tạo điều kiện cho quần chúng tham gia vào hoạch định các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội xây dựng và thực hiện Hiến pháp, pháp luật. Nhận thức đúng và gương mẫu thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

Thứ hai, nâng cao kinh nghiệm và năng lực thực hành dân chủ cho từng cá nhân và cộng đồng dân cư.

Kinh nghiệm, năng lực thực hành dân chủ biểu hiện ở khả năng hiểu biết và sử dụng tổng thể các quy phạm pháp luật mang giá trị dân chủ để tự bảo vệ các lợi ích hợp pháp của công dân; biết dùng pháp luật như một công cụ hữu hiệu để đấu tranh không khoan nhượng chống mọi hành vi phạm pháp, trực tiếp là tham nhũng, quan liêu, lộng quyền và lạm quyền trong hoạt động thực thi quyền lực chính trị của nhân dân.

Năng lực thực hành dân chủ còn là khả năng thực hiện luật pháp trong lãnh đạo, quản lý xã hội, vận động nhân dân thực hiện dân chủ của các tổ chức trong HTCT ở cơ sở.

Năng lực thực hành dân chủ còn biểu hiện ở việc làm cho quá trình thực hiện pháp luật, các quy định của chính quyền, quy

chế thực hiện dân chủ ở cơ sở cùng các điều khoản của hương ước, quy ước được cộng đồng thừa nhận một cách dân chủ, biến thành thói quen, tập quán sinh hoạt, trong lối sống của cá nhân và cộng đồng, thể hiện được tình làng nghĩa xóm.

Như vậy, kinh nghiệm và năng lực thực hành dân chủ phụ thuộc vào kết quả thực hiện các giá trị dân chủ thông qua phương thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, với tinh thần trọng pháp gắn liền với trọng đức và ra sức khuyến khích tài năng, trên nền tảng văn hóa dân chủ, văn hóa pháp luật, văn hóa đạo đức của nhân dân.

Thứ ba, xây dựng nhân cách dân chủ của cá nhân thông qua các hoạt động chính trị ở cơ sở.

Xây dựng xã hội công dân thực hành dân chủ ở cơ sở gắn bó hữu cơ với quá trình hình thành nhân cách dân chủ của cá nhân. Đây là nội dung quan trọng của việc nâng cao trình độ văn hóa dân chủ ở cơ sở hiện nay. Tích cực hóa nhu cầu được xem là nội dung quan trọng, có ý nghĩa thiết thực nhất trong định hướng vận động nhân cách dân chủ của các cá nhân. Những nhu cầu dân chủ bao giờ cũng nảy sinh từ nguyện vọng đạt được lợi ích dân chủ thiết thân của cá nhân và cộng đồng. Nó trở thành nguồn xung lực nội tại vận hành các nhân tố cấu thành nhân cách dân chủ của mỗi cá nhân.

Nhân cách dân chủ còn bao gồm một hệ thống các tri thức về dân chủ, trong đó tri thức về quyền lực chính trị và hệ thống thiết chế của quyền lực là cơ bản nhất.

Thái độ và tâm trạng cá nhân có tầm quan trọng trong việc đối tượng hóa các giá trị dân chủ theo định hướng XHCN mà cá nhân có thể và cần phải chiếm lĩnh vì những lợi ích của mình và cộng đồng. Thái độ đó bộc lộ ở tính tích cực chính trị, ở trạng thái tâm lý dân chủ đặt cơ sở hình thành mức độ chủ động, sự tự giác tham gia đời sống chính trị; ở thái độ và trách nhiệm của cá nhân trong cuộc đấu tranh nhằm loại bỏ những phản dân chủ đang tồn tại trong cộng đồng hoặc những hành động phá hoại của lực lượng phản động chống phá cách mạng hòng làm chệch hướng phát triển dân chủ.

Nâng cao trình độ văn hóa dân chủ là quá trình tác động tới các bộ phận trong cấu trúc tạo thành nó. Để giải quyết vấn đề này chúng ta cần tiến hành đồng bộ những biện pháp:

- Dân chủ hóa hơn nữa HTCT ở cấp cơ sở. Đảng bộ, chi bộ cơ sở phải vươn lên trở thành tấm gương về dân chủ trong tổ chức, trong sinh hoạt nội bộ cũng như trong phương thức lãnh đạo. Đồng thời phải nâng cao năng lực trí tuệ cho những chủ thể lãnh đạo chính trị bởi lãnh đạo dựa trên cơ sở khoa học là điều kiện hình thành văn hóa dân chủ trong lãnh đạo và quản lý.

- Phải bằng nhiều kênh khác nhau để nâng cao trình độ tiếp nhận thông tin, nâng cao khả năng giao tiếp; qua thực tiễn thực thi dân chủ mỗi người dân cũng có sự trưởng thành về năng lực nhận thức và vận dụng các giá trị dân chủ khi xử lý mối quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với tổ chức...

- Đẩy mạnh dân chủ trên lĩnh vực kinh tế theo hướng đảm bảo ngày càng đầy đủ hơn quyền lực của nhân dân trên lĩnh vực này để tạo ra tiền đề vật chất cho sự phát triển và hoàn thiện các chuẩn mực văn hoá dân chủ.

- Hoàn thiện hệ thống luật pháp, tạo hành lang pháp lý đảm bảo quyền làm chủ thật sự của công dân ở cơ sở, ví dụ xây dựng các quy định pháp lý về "Bầu cử trưởng thôn", hay "Tổ chức ban quản lý thôn". Đồng thời, nâng cao trình độ văn hóa pháp luật cho mọi công dân để mỗi công dân có thể tự tham gia xây dựng Hiến pháp, pháp luật, sử dụng pháp luật như là công cụ bảo vệ mình, chống lại những hành vi vi phạm pháp luật một cách tích cực nhất và đúng pháp luật. Chỉ khi nào mỗi công dân thực sự hiểu rõ, nắm vững vai trò, vị trí của pháp luật và những chế định pháp luật cụ thể thì mới sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật được. Việc giáo dục pháp luật cho công dân phải đi liền với giáo dục đạo đức bởi thực tế những tội phạm ra trước vành móng ngựa không phải là họ không hiểu biết pháp luật mà do thoái hóa, biến chất,kém đạo đức.

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng hồ chí minh về dân chủ (Trang 118 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w