Đối mới tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng hồ chí minh về dân chủ (Trang 103 - 113)

của hệ thống chính trị ở cơ sở

Đổi mới HTCT ở cơ sở được thực hiện đồng thời trên hai phương diện: đổi mới các yếu tố cấu thành và đổi mới mối quan hệ giữa các yếu tố đó.

Thứ nhất, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ngang tầm với vai trò là hạt nhân lãnh đạo HTCT.

Để làm chuyển biến tình hình thực hiện dân chủ trên các lĩnh vực ở cơ sở, giải pháp quan trọng nhất là nâng cao năng lực trí tuệ của tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên ở cơ sở.

Năng lực trí tuệ của tổ chức cơ sở Đảng là kết quả tổng hợp những tri thức và năng lực hoàn thành nhiệm vụ trung tâm của từng đảng viên và tổ chức Đảng.

Năng lực trí tuệ của tổ chức cơ sở Đảng phản ánh tập trung ở chất lượng của các quyết sách chính trị. Các quyết sách đó phải

mang tính sát thực, phản ánh đúng những vấn đề bức xúc của cơ sở, đồng thời các quyết sách đó được định hướng vào việc tạo nên bước chuyển biến đồng bộ và căn bản tình hình thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Các quyết sách chính trị đúng đắn phải là sản phẩm của quá trình dân chủ hóa, trước hết là dân chủ hóa trong quá trình ra quyết định, phải là sự kết tinh những nguyện vọng và lợi ích căn bản của nhân dân. Dân chủ hóa quá trình ra quyết định chính trị không chỉ đòi hỏi sự tham gia thảo luận, tranh luận dân chủ theo nguyên tắc "dân chủ tập trung" của tất cả các đảng viên trong tổ chức đảng ở địa phương, cơ sở mà còn cần phải lấy ý kiến của nhân dân địa phương, cơ sở. Thông báo rộng rãi những nội dung cụ thể, trong những điều kiện cho phép, đến mọi tầng lớp xã hội, tập hợp ý kiến, xử lý thông tin một cách khoa học và nghiêm túc, xem đây là một cơ sở ra quyết định chính trị với chất lượng cao.

Mỗi cá nhân cũng như cả cộng đồng được tham gia thật sự vào quyết định chính trị quan trọng với vai trò của người chủ thật sự. ý thức và năng lực thực hành dân chủ của công dân và xã hội được nâng lên dưới sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng.

Các quyết sách chính trị đúng đắn không chỉ thể hiện và phát huy được chức năng lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng mà còn giải quyết có hiệu quả các mối quan hệ trong cơ chế vận hành của HTCT. Vì vậy, các quyết sách chính trị phải tạo điều kiện và môi trường để chính quyền cơ sở phát huy tối đa chức năng nhiệm vụ theo các qui phạm pháp luật; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở, lãnh đạo phù hợp với tình hình của địa phương, đảm bảo tôn trọng lợi ích của từng cá nhân trong sự hài hòa với lợi ích của xã hội. Thực tế những hiện tượng lạm quyền,

tham nhũng, quan liêu thường xuất hiện trong các cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt ở địa phương và cơ sở. Đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng đối với đoàn thể quần chúng sẽ làm cho các tổ chức ấy được củng cố, tác động mạnh mẽ đến phương thức hoạt động của chính quyền, nền tảng xã hội của quyền lực của dân được mở rộng, nguy cơ mất ổn định chính trị, chệch hướng XHCN được loại trừ từ cơ sở.

Năng lực trí tuệ của tổ chức Đảng không chỉ thể hiện ở vai trò ra quyết sách chính trị đúng đắn, sáng suốt mà còn thể hiện ở vai trò lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức trong HTCT ở địa phương, cơ sở tổ chức thực hiện quyết sách đó.

Cụ thể là, trong lãnh đạo chỉ đạo việc tiếp tục thực hiện QCDC ở cơ sở, các tổ chức Đảng cần tập trung vào những vấn đề chủ yếu: Lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền tiếp tục triển khai và tổ chức duy trì thường xuyên QCDC ở cơ sở. Thường xuyên tổng kết, sơ kết rút kinh nghiệm việc thực hiện nội dung qui chế, các cơ sở làm chưa tốt phải kịp thời chấn chỉnh để cơ sở đó sửa chữa.

Đảng lãnh đạo để cho dân tự quyết định các vấn đề bức xúc, vì quyền lợi của người lao động, vì cuộc sống của nhân dân thay vì Đảng quyết định thay dân. Muốn vậy: "Phải khéo tập trung ý kiến của quần chúng, hóa nó thành cái đường lối để lãnh đạo quần chúng. Phải đem cách nhân dân so sánh, xem xét, giải quyết các vấn đề, mà hóa nó thành cách chỉ đạo nhân dân" [19, 298]. Đó là

nghệ thuật chính trị, nghệ thuật lãnh đạo mà mỗi tổ chức Đảng phải theo đó mà vận dụng.

Cơ sở là địa bàn quan trọng trong hệ thống bốn cấp của chính quyền. Sự lãnh đạo của tổ chức Đảng ở cơ sở phải đối mặt trực tiếp với những vấn đề cụ thể hàng ngày của nhân dân. Cấp ủy cơ sở cần tập trung lãnh đạo tốt những nội dung sau:

- Lãnh đạo, tổ chức cho nhân dân nắm được đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, qui định của địa phương. Làm rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của người dân khi đóng góp những loại công quỹ đột xuất: bão lụt, quỹ tương thân, tương ái. Đảm bảo cho nhân dân quyền được thông tin tất cả những vấn đề liên quan đến quyền lợi của họ.

- Lãnh đạo nhân dân xây dựng "qui ước", "hương ước" nếp sống văn minh, làng văn hóa, tộc họ văn hóa, gia đình văn hóa.

- Lãnh đạo nhân dân, Ban thanh tra nhân dân kiểm tra các quyết định về phát triển kinh tế nông thôn, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, thu chi ngân sách, thi công thanh quyết toán các công trình, thực hiện tốt chế độ công khai tài chính trước dân.

Để nâng cao và phát huy năng lực trí tuệ của các tổ chức Đảng cần phải tiếp tục chỉnh đốn các tổ chức cơ sở Đảng. Khi bàn về vấn đề này Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Mỗi chi bộ của Đảng phải là hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, đoàn kết chặt chẽ, liên hệ mật thiết với quần chúng, phát huy được trí tuệ và lực lượng vĩ đại

của quần chúng. Mỗi cấp bộ của Đảng phải là một cơ quan lãnh đạo vững chắc ở địa phương, theo đúng đường lối chính sách của trung ương" [25, 23], "Tác dụng của chi bộ là cực kỳ quan trọng, vì nó là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng" [21, 243]. Chi bộ Đảng là hạt nhân chính trị lãnh đạo ở cơ sở, là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở cơ sở trong điều kiện Đảng duy nhất cầm quyền trở thành nhân tố quyết định phát huy dân chủ ở cơ sở. Thực tiễn cho thấy ở đâu tổ chức cơ sở Đảng yếu kém kéo dài thì việc triển khai QCDC chậm và thực hiện kém. Không thể có chi bộ đảng trong sạch, vững mạnh mà ở đó lại mất dân chủ, cán bộ tham nhũng. Để xây dựng cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, giữ vững được vai trò lãnh đạo cần:

- Kiện toàn đội ngũ cấp ủy đủ về số lượng và chất lượng, giữ vững nề nếp sinh hoạt đảng, đoàn kết thống nhất.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên về mọi mặt: bản lĩnh chính trị, kiến thức, phẩm chất đạo đức, gần gũi quần chúng, biết tuyên truyền vận động quần chúng thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu cho dân chủ. Theo Hồ Chí Minh: Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Cần thực hiện nghiêm túc yêu cầu của cuộc vận động

xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) (khóa VIII) đã nêu. Trong cấp ủy cần qui định rõ quyền hạn, trách nhiệm cho từng cán bộ lãnh đạo của tập thể cấp ủy, thường vụ, thường trực, bí thư. Không để xảy ra tình trạng thao túng quyền lực ở người lãnh đạo cao nhất, cấp ủy chỉ là bình phong, nơi hợp pháp ý muốn của một cá nhân.

Quá trình xây dựng dân chủ trong Đảng cần tiến hành đồng thời với xây dựng và hoàn thiện tổ chức, thể chế dân chủ chung trong toàn xã hội. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của bộ máy Nhà nước và thực hiện dân chủ trong toàn xã hội, trong đó, mỗi đảng viên là một tấm gương mẫu mực trong thực hiện dân chủ và QCDC cho nhân dân noi theo.

Thứ hai, xây dựng bộ máy chính quyền cơ sở vững mạnh là

nhiệm vụ trung tâm của đổi mới HTCT nhằm nâng cao trình độ thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Nhà nước là yếu tố trụ cột của HTCT, vì thế việc đổi mới HTCT ở cơ sở để nâng cao trình độ thực hiện dân chủ tất yếu phải lấy xây dựng chính quyền cơ sở làm nhiệm vụ trung tâm.

Mục tiêu của xây dựng chính quyền cơ sở là làm cho nó thực hiện tốt sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng sức mạnh của pháp luật đối với các quá trình xã hội, đối với hành vi của cá nhân cùng mọi tầng lớp dân cư.

Chính quyền đó phải là chính quyền công khai, dân chủ. Tính công khai, dân chủ này không chỉ đòi hỏi ở chính quyền cấp cơ sở mà còn đòi hỏi ở chính quyền cấp trên. Nếu chỉ công khai ở cơ sở không thôi thì không đủ để duy trì và phát triển được dân chủ ở cơ sở một cách rộng rãi và bền vững. Vì vậy kiện toàn chính quyền từ Trung ương đến cơ sở đúng với nghĩa chính quyền của dân, do dân, vì dân là điều bức xúc nhất hiện hay. Do đó cần phải:

- Tăng cường vai trò của cơ quan dân cử. Các cơ quan dân

cử được nhân dân bầu ra để đại diện cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của dân. Nhân dân bầu người đại diện không phải bầu xong là mất quyền mà người đại diện đó phải thường xuyên gặp gỡ nhân dân, lắng nghe nguyện vọng của nhân dân, đề nghị, kiến nghị đến cơ quan hành pháp giải quyết quyền lợi chính đáng của nhân dân.

- Xây dựng quy chế làm việc nghiêm túc của các cơ quan chính quyền các cấp. Qui định rõ chức năng, quyền hạn của từng

tổ chức, cá nhân, qui định mối quan hệ công tác giữa Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế xã hội.

- Xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa chính quyền và nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân trực tiếp tham gia xây dựng chính

quyền cơ sở, tham gia trực tiếp vào công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của bộ máy chính quyền. Chỉ khi nào nhân dân tham

gia hoạt động này có hiệu quả thì mới chống được tham nhũng và những thiếu sót mà bộ máy nhà nước thường mắc phải.

- Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong các hoạt động

của chính quyền cơ sở với mục tiêu là xây dựng một nền hành chính dân chủ. Đó là một nền hành chính công quyền, sát dân, sát cơ sở. Cải cách hành chính ở cơ sở cần tập trung xây dựng đội ngũ công chức có đủ phẩm chất và năng lực hoàn thành các nhiệm vụ quản lý nhà nước theo chức danh và chế độ công vụ; tập trung cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm bớt sự phiền hà đối với công dân, xử lý đúng đắn, nhanh gọn những vấn đề có quan hệ đến đời sống, lợi ích của nhân dân, có như vậy nhân dân mới tin tưởng chính quyền, việc thực hiện QCDC ở cơ sở mới có kết quả.

Chương trình cải cách hành chính cần được tiến hành với tinh thần dựa vào dân, phát huy tính năng động, chủ động và trách nhiệm của từng cấp.

Thứ ba, tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội ở cơ sở.

Đoàn thể chính trị - xã hội gồm có: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội nông dân, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh. "Đoàn thể ấy là tổ chức của dân, phấn đấu cho dân, bênh vực quyền lợi của dân, liên lạc mật thiết nhân dân với chính phủ" [20,

Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở nhằm củng cố tăng cường cơ sở chính trị của quyền lực nhà nước; nâng cao chất lượng phối hợp và thống nhất hành động của các tầng lớp dân cư nông thôn trong thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng các quyết sách chính trị của tổ chức Đảng, Nghị quyết của HĐND cùng những quyết định quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở. Bằng cách đó, nhân dân thực hiện được quyền giám sát, kiểm tra việc thực hiện dân chủ, chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân địa phương, bảo vệ Đảng và chính quyền, góp phần tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và nhà nước từ cơ sở.

Để thực hiện những mục tiêu đó, trước hết phải tiếp tục thực hiện QCDC, theo đó Đảng và cơ quan quyền lực Nhà nước ở cơ sở cùng bàn bạc, tham khảo ý kiến của các đoàn thể chính trị xã hội về những quyết định và chủ trương lớn.

Đảng lãnh đạo quần chúng bằng vận động, thuyết phục, nêu gương chứ không phải bằng mệnh lệnh bắt buộc. Thông qua Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội khác, Đảng trình bày ý kiến của mình rồi cùng bàn bạc dân chủ với dân và các tổ chức đại diện của dân với tư cách là một thành viên. Đảng không thể đứng ngoài Mặt trận, đứng trên Mặt trận để buộc Mặt trận chấp hành ý kiến của mình, đó là một nguyên tắc, Chỉ như vậy, quyền lực chính trị

Chất lượng bàn bạc, tham khảo ý kiến của Mặt trận Tổ quốc khi hình thành các quyết định lãnh đạo, quản lý của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước các cấp nhất là ở cơ sở phụ thuộc vào kết quả xây dựng cơ chế đúng đắn để thực hiện QCDC ở cơ sở. Các tổ chức chính trị - xã hội là những chủ thể của HTCT. Hoạt động các tổ chức ấy được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Để các tổ chức đó hoạt động có hiệu quả cần xây dựng, hoàn thiện điều lệ của từng tổ chức. Điều lệ, phương thức tổ chức và hoạt động phải dân chủ và hướng vào thực hiện QCDC ở cơ sở.

Việc thực hiện thành nề nếp Đảng và Nhà nước cùng bàn bạc, tham khảo ý kiến của Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội về những quyết định, chủ trương lớn được cụ thể hóa thành qui chế và được tổ chức thực hiện nghiêm túc. Lúc này, Mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở mới có khả năng làm việc theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, cùng hợp tác bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên theo chương trình hành động chung. Nhờ đó, những thiếu sót trong hoạt động của các tổ chức thuộc HTCT ở cơ sở (như trùng lặp, lấn sân, bỏ trống vị trí, hành chính hóa hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, lạm quyền...) sẽ được khắc phục.

Việc chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận có phẩm chất, năng lực, nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới mà trực tiếp là vận động xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở đóng vai trò hết

sức quan trọng có ý nghĩa quyết định như Hồ Chí Minh nói: Dân

vận tốt việc gì cũng xong.

Để giải quyết có kết quả các nhu cầu dân chủ ở cơ sở, các

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng hồ chí minh về dân chủ (Trang 103 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w