Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống sắn tham gia nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng của tập đoàn giống săn tại trường đại học nông lâm thái nguyên năm 2019 (Trang 34 - 37)

Sắn thuộc loại cây hai lá mầm, dạng thân gỗ, sự sinh trưởng của cây sắn phụ thuộc vào hoạt động của mô phân sinh tượng tầng và mô phân sinh

26

đỉnh. Khi mô phân sinh đỉnh phát triển mạnh, cây sắn có ưu thế phát triển về chiều cao và cây lớn về bề ngang khi mô phân sinh tượng tầng phát triển. Sự phát triển của chiều cao cây sắn chịu ảnh hưởng khá nhiều của các yếu tố như: Giống, điều kiện và kĩ thuật canh tác, điều kiện ánh sáng. Nếu được chăm sóc tốt, mật độ trồng thích hợp cây sinh trưởng nhanh và ngược lại trồng mật độ quá dày cây thiếu dinh dưỡng và ánh sáng để quang hợp cây sẽ cao vống và nhỏ.

Trong cùng một điều kiện sống: chăm sóc, bón phân, mật độ như nhau thì chiều cao của cây sắn được quyết định bởi giống. Chiều cao cây có ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chống đổ của cây. Cây cao số lá nhiều thuận lợi cho quá trình quang hợp tích lũy vật chất khô. Nếu quá cao các lá che lấp nhau ảnh hưởng đến quang hợp, khả năng chống đổ kém, không có nhiều chất hữu cơ chuyển về củ, củ sẽ bé, và cho năng suất thấp. Do vậy trong chọn tạo giống sắn cần chọn tạo giống sắn có chiều cao trung bình để vừa chọn tạo được khả năng quang hợp vừa có khả năng chống đổ tốt. Kết quả theo dõi sinh trưởng chiều cao cây của các giống sắn tham gia thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống sắn

tham gia nghiên cứu

(Đơn vị tính: cm/ngày) STT Công thức Sau trồng … tháng 4 5 6 7 8 1 G1 1,84 0,97 0,93 0,31 0,24 2 G2 1,36 1,03 0,81 0,27 0,37 3 G3 1,63 1,09 0,87 0,28 0,14 4 G4 1,83 1,09 0,83 0,45 0,12 5 G5 1,49 1,19 1,06 0,39 0,17

27 STT Công thức Sau trồng … tháng 4 5 6 7 8 6 G6 1,85 1,23 0,99 0,40 0,17 7 G7 1,80 1,05 0,73 0,32 0,22 8 G8 1,63 1,00 0,89 0,33 0,18 9 G9 1,13 1,27 0,75 0,29 0,21 10 G10 1,65 1,39 0,76 0,30 0,11 11 G11 1,21 0,93 0,69 0,37 0,20 12 G12 1,18 1,25 0,65 0,37 0,07 13 G13 1,39 1,08 0,76 0,34 0,24 14 G14 1,56 1,31 0,77 0,29 0,27 15 G15 1,91 1,28 0,78 0,33 0,19

Số liệu ở bảng 4.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều cao của các giống sắn giảm dần qua các giai đoạn sinh trưởng, chiều cao cây đạt mức cao nhất ở tháng thứ 4 sau trồng, sau đó tốc độ tăng trưởng chậm dần.

- Giai đoạn 4 tháng sau trồng, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống sắn dao động trong khoảng 1,13 - 1,91 cm/ngày. Trong đó giống sắn có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cao nhất là giống G15 (1,91cm/ngày), giống có tốc độ tăng trưởng thấp nhất là giống G9 (1,13cm/ngày).

- Giai đoạn 5 tháng sau trồng, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống sắn có xu hướng giảm dao động trong khoảng 0,93 – 1,39 cm/ngày. Trong đó giống sắn có tốc độ tăng trưởng chiều cao thấp < 1cm /ngày là giống G1, G11. Giống có tốc độ tăng trưởng cao nhất là G10 (1,39cm /ngày). Các giống còn lại dao động trong khoảng 1 - 1,31 cm/ ngày. Sau giai đoạn này tốc độ tăng trưởng chiều cao giảm dần và sinh trưởng chậm lại.

28

- Giai đoạn 6 tháng sau trồng, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của tập đoàn giống sắn tiếp tục giảm và dao động trong khoảng 0,65 – 1,06 cm/ngày.

- Trong đó giống sắn có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đạt >1 cm/ngày là sắn G5. Các giống còn lại có tốc độ tăng trưởng < 1 cm/ngày.

- Giai đoạn 7 tháng sau trồng, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống sắn tham gia thí nghiệm giảm và mạnh dao động từ 0,27 - 0,45 cm/ngày. Trong đó giống có tốc độ tăng trưởng cao nhất là G4, G6 (0,45;0,4 cm/ngày), giống có tốc độ tăng trưởng chiều cao thấp nhất là G2 (0,27 cm/ngày). Các giống còn lại có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thấp trong khoảng từ 0,28 - 0,39 cm/ngày. Từ giai đoạn sau 7 tháng trở đi, đây là giai đoạn hoàn tất lượng vật chất hữu cơ tổng hợp về cơ quan kinh tế (củ) để chuẩn bị cho thời kỳ thu hoạch, đồng thời giảm thiểu lượng dinh dưỡng trong thân lá.

- Giai đoạn 8 tháng sau trồng, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống dao động từ 0,07 - 0,37 cm/ngày. Trong đó giống có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây > 0,3 cm/ngày trở lên là G2. Các giống có tốc độ tăng trưởng dao động trong khoảng 0,1 - 0,2 cm/ngày. Đây là giai đoạn cuối cùng hoàn tất lượng vật chất hữu cơ tổng hợp về cơ quan kinh tế (củ) để chuẩn bị cho thời kỳ thu hoạch, đồng thời giảm thiểu lượng dinh dưỡng trong thân lá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng của tập đoàn giống săn tại trường đại học nông lâm thái nguyên năm 2019 (Trang 34 - 37)