Chất lượng của các giống sắn tham gia nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng của tập đoàn giống săn tại trường đại học nông lâm thái nguyên năm 2019 (Trang 51 - 54)

Đối với cây sắn ngoài năng suất củ tươi thì chất lượng củ là chỉ tiêu quan trọng được người sản xuất quan tâm. Chất lượng củ sắn được đánh giá thông qua năng suất chất khô, tỉ lệ chất khô, năng suất tinh bột tỉ và lệ tinh bột. Kết quả được trình bày ở bảng ở bảng 4.9.

Bảng 4.9: Chất lượng của các giống sắn tham gia nghiên cứu

STT Công thức TLTB (%) NSTB (tấn/ha) TLCK (%) NSCK (tấn/ha) 1 G1 30,00 7,90 40,70 10,70 2 G2 24,50 7,30 35,40 10,70 3 G3 19,70 8,90 31,70 11,80 4 G4 24,50 6,20 35,40 9,00 5 G5 22,50 6,50 33,60 9,70 6 G6 27,10 4,50 37,30 6,20 7 G7 27,50 7,20 33,30 8,80 8 G8 26,10 2,90 36,40 4,10 9 G9 24,70 4,50 35,20 6,40 10 G10 25,80 2,70 36,40 3,80 11 G11 24,10 6,50 34,80 9,40 12 G12 26,00 4,90 36,40 7,00 13 G13 28,70 5,70 38,70 7,70 14 G14 28,80 8,20 38,70 11,10 15 G15 30,10 7,80 39,70 10,40

43

Biểu đồ 4.2: Chất lượng của các giống sắn tham gia thí nghiệm - Tỷ lệ tinh bột (TLTB)

Tỷ lệ tinh bột là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh trực tiếp chất lượng của các giống sắn, giống sắn có chất lượng tốt là những giống có tỷ lệ tinh bột cao và ngược lại.

Qua theo dõi chúng tôi thấy các giống sắn thí nghiệm có tỷ lệ tinh bột dao động trong khoảng 19,70 – 30,10%. Trong đó giống có tỷ lệ tinh bột cao nhất là sắn G1, G15 (> 30%). Giống có tỷ lệ tinh bột thấp nhất là G3 (19,70%) Các giống còn lại có tỷ lệ tinh bột > 20% và dao động trong khoảng 22,50 – 28,80%.

- Năng suất tinh bột (NSTB)

Năng suất tinh bột là chỉ tiêu quan trọng quyết định giá trị của giống. Ngày nay ngành công nghiệp chế biến đang rất phát triển, vì thế việc tạo ra những giống sắn có năng suất tinh bột cao có ý nghĩa rất lớn. Hàm lượng tinh bột là một yếu tố rất quan trọng, quyết định đến phẩm chất của giống sắn.

Số liệu bảng 4.9 cho thấy năng suất tinh bột của các giống sắn thí nghiệm dao động từ 2,70 - 8,90 tấn/ha. Trong thí nghiệm các giống có năng

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 G1 G2 G3 G4 G5 G6 G7 G8 G9 G10 G11 G12 G13 G14 G15 TLTB (%) NSTB (tấn/ha) TLCK (%) NSCK (tấn/ha)

44

suất tinh bột > 8 tấn/ha là giống sắn G3, G14. Các giống còn lại có năng suất tinh bột < 8 tấn/ha và dao động trong khoảng 2,70 – 7,90 tấn/ha.

- Tỷ lệ chất khô (TLCK)

Sắn có hàm lượng nước trong củ cao từ 60, 70%. Muốn tăng năng suất sắn và đảm bảo hàm lượng tinh bột nhiều thì phải lựa chọn giống sắn mang kiểu gen có TLCK cao. Một số chỉ tiêu lý tưởng cho chọn giống sắn là nâng cao được NSCT thì hàm lượng chất khô không giảm.

Hàm lượng chất khô và tinh bột trong củ luôn có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy hai tính trạng này có thể đồng thời cải tiến nhờ chọn lọc giống.

Kết quả thí nghiệm cho thấy tất cả các giống sắn thí nghiệm đều có TLCK biến động trong khoảng 31,70 - 40,70%. Hầu hết các giống có tỉ lệ chất khô > 30%, giống G1 có tỉ lệ chấ khô cao nhất đạt 40,70%.

- Năng suất củ khô (NSCK)

Ngày nay nhu cầu sử dụng sắn tươi làm lương thực, thực phẩm không nhiều mà chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến tinh bột sắn, sắn lát khô, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến bánh kẹo, mì chính.

Năng suất củ khô là sản phẩm chính của cây sắn và được quyết định bởi năng suất củ tươi và tỷ lệ chất khô. Việc nâng cao năng suất củ khô là không ngừng nâng cao sản lượng thực thu mà còn giảm chi phí trong chế biến và bảo quản sau thu hoạch .

Số liệu bảng 4.9 cho thấy năng suất củ khô của các giống sắn trong tập đoàn dao động trong khoảng 3,80 - 11,80 tấn/ha. 4 giống có năng suất củ khô thấp nhất như giống sắn G6, G8, G9, G10 (3,80- 6,40 tấn/ha). Các giống còn lại có năng suất củ khô dao động từ 7,70 – 11,80 tấn/ha.

45

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng của tập đoàn giống săn tại trường đại học nông lâm thái nguyên năm 2019 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)