Năng suất của các giống sắn tham gia nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng của tập đoàn giống săn tại trường đại học nông lâm thái nguyên năm 2019 (Trang 48 - 51)

Bảng 4.8: Năng suất của các giống sắn tham gia nghiên cứu

STT Tên giống sắn NS củ tươi

(tấn/ha) NS thân (tấn/ha) NSSVH (tấn/ha) CSTH (%) 1 G1 26,40 25,60 52,00 50,77 2 G2 30,20 19,00 49,20 61,38 3 G3 37,40 16,60 54,00 69,26 4 G4 25,60 21,40 47,00 54,47 5 G5 29,00 33,80 62,80 46,18 6 G6 16,80 38,40 55,20 30,43 7 G7 26,40 24,80 51,20 51,56 8 G8 11,40 13,20 24,60 46,34 9 G9 18,40 18,60 37,00 49,73 10 G10 10,60 13,00 23,60 44,92 11 G11 27,20 19,60 46,80 58,12 12 G12 19,20 18,20 37,40 51,34 13 G13 20,00 27,00 47,00 42,55 14 G14 28,80 18,80 47,60 60,50 15 G15 26,20 26,60 52,80 49,62

40

Biểu đồ 4.1: Năng suất của các giống sắn tham gia nghiên cứu - Năng suất củ tươi

Năng suất củ tươi là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp hiệu quả kinh tế của cây sắn. Năng suất củ sắn một phần phụ thuộc vào khả năng quang hợp, một phần phụ thuộc vào quá trình phân bố các chất khô tạo được vào bộ phận khác của cây. Chất khô tạo được nhờ quang hợp được sử dụng cho sinh trưởng thân lá và sự phát triển của củ.

Năng suất củ tươi = Khối lượng củ/gốc x mật độ cây/ha. Như vậy năng suất sắn phụ thuộc chặt chẽ vào khối lượng củ/gốc và mật độ cây/ha.

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy năng suất củ tươi của các giống sắn dao động trong khoảng 10,60 – 37,40 tấn/ha. Trong thí nghiệm giống đạt >30 tấn/ha là G2, G3. Các giống có năng suất < 20 tấn/ha là G6, G8, G9, G10 và G12. Các giống còn lại đều có NSCT >20 tấn/ha.

- Năng suất thân lá

Năng suất thân lá là năng suất toàn bộ bộ phận trên mặt đất, năng suất thân lá phụ thuộc vào khả năng tăng trưởng chiều cao cây, đường kính thân, 36 khả năng phân cành. Năng suất thân lá lớn, cây sẽ phát triển mạnh và là

0 10 20 30 40 50 60 70 G1 G2 G3 G4 G5 G6 G7 G8 G9 G10 G11 G12 G13 G14 G15

41

những giống có tiềm năng cho năng suất cao. Tuy nhiên nếu năng suất thân lá quá cao dẫn đến việc cây mất nhiều dinh dưỡng cho thân lá, cây dễ phân nhiều cấp cành, không tập trung dinh dưỡng vào củ nên năng suất thấp.

Số liệu bảng 4.8 cho thấy năng suất thân lá của các giống sắn thí nghiệm biến động trong khoảng 13,00 – 38,40 tấn/ha. Trong đó hai giống có năng suất thân lá > 30,00 tấn/ha là giống sắn G5, G6. Các giống có năng suất thân lá > 20 tấn/ha là giống sắn G1, G4, G7, G13, G15. Các giống còn lại có năng suất < 20 tấn/ha và dao động trong khoảng 13,00 – 19,60 tấn/ha.

- Năng suất sinh vật học (NSSVH)

NSSVH là tổng khối lượng củ tươi và khối lượng thân lá, biểu thị tiềm năng sinh học của các giống sắn trong việc đồng hóa các yếu tố dinh dưỡng, ánh sáng, nước, chất khoáng, không khí. NSSVH đóng vai trò qua trọng vì sắn được hình thành củ sớm và ổn định về số lượng củ ngay sau trồng 2 - 4 tháng. Sự tích lũy sản phẩm quang hợp vào cơ quan kinh tế biểu thị khả năng vận chuyển và tích lũy sản phẩm của quá trình đồng hóa. NSSVH cùng với sự phân phối chúng giữa các bộ phận thân lá và củ của các giống sắn giúp công tác chọn tạo giống thành công và tìm ra được giống tốt có triển vọng.

Qua theo dõi chúng tôi thấy năng suất sinh vật học của các giống sắn thí nghiệm biến động rất lớn, từ 23,60 - 62,80 tấn/ha. Trong thí nghiệm giống sắn G5 có năng suất sinh vật học > 60 tấn/ha, 4 giống có NSSVH > 50 tấn/ha là sắn G1, G3, G6, G7, G15 (51,20 – 54,40 tấ/ha). Các giống còn lại < 50 tấn/ha và dao động trong khoảng 23,60 – 49,20 tấn/ha.

- Chỉ số thu hoạch (CSTH)

Hệ số thu hoạch là tỷ lệ giữa năng suất củ tươi và năng suất sinh vật học. Hệ số thu hoạch biểu hiện khả năng tích lũy dinh dưỡng từ cơ quan tổng hợp về cơ quan dự trữ. Hệ số thu hoạch thấp chứng tỏ thân lá phát triển mạnh, dinh dưỡng chủ yếu tập trung để nuôi thân lá, tích lũy về củ sẽ ít. Ngược lại

42

hệ số thu hoạch cao chứng tỏ có sự phân bố hài hòa chất dinh dưỡng giữa các cơ quan trên mặt đất (thân, lá) và cơ quan dưới mặt đất (rễ, củ).

Số liệu bảng 4.8 cho thấy hệ số thu hoạch các giống sắn dao động trong khoảng 30,43 - 69,26%. Trong đó có ba giống có CSTH > 60,00% là giống sắn G2, G3, G14. Các giống còn lại có hệ số thu hoạch < 60 % và dao động trong khoảng 30,43 – 58,12%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng của tập đoàn giống săn tại trường đại học nông lâm thái nguyên năm 2019 (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)