Phương pháp điều tra cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tri thức bản địa và sử dụng cây thuốc tại xã quân chu, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 33)

- Điều tra phỏng vấn thu thập cây thuốc: tại khu vực nghiên cứu, phỏng vấn các ông lang, bà mế, người dân có kinh nghiệm sử dụng cây thuốc và sử dụng các bài thuốc gia truyền của một số cộng đồng dân tộc thiểu số tại địa bàn nghiên cứu. Mẫu phiếu điều tra dựa theo: phiếu điều tra cây thuốc trong cộng đồng và phiếu điều tra bài thuốc gian dân (Viện Dược liệu, 1993) [30].

- Thu thập đầy đủ các thông tin cây thuốc gồm: tên phổ thông, tên dân tộc; số hiệu mẫu/ảnh cây thuốc; dạng sống; môi trường sống; bộ phận sử dụng

21

làm thuốc (thân, rễ, hoa, quả, hạt); công dụng. Đồng thời ghi chép những đặc điểm dễ nhận biết của cây ngoài thiên nhiên, ghi rõ thời gian, địa điểm và người thu thập thông tin.

- Định danh tên cây: định danh loài cây theo các bước: (i) định danh tại thực địa; (ii) sử dụng kiến thức kinh nghiệm của các chuyên gia và nguồn tài liệu tin cậy đã công bố giám định lại.

+ Bước 1: xác định sơ bộ tên địa phương, tên thường gọi được thực hiện ngay ở lần điều tra đầu tiên. Đối với những loài chưa chắc chắn thì ghi chú để kiểm định lại ở bước sau. Các loài không biết tên cần phải lấy mẫu (lá, hoa, quả,...) và ghi vào biểu điều tra bằng ký hiệu sp1, sp2,... để giám định.

+ Bước 2: tất cả các cây được thẩm định lại tên cây, lập danh mục cây thuốc bằng sử dụng kiến thức kinh nghiệm của các chuyên gia về thực vật và nguồn tài liệu tin cậy đã công bố gồm: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1999) [25], Từ điển Cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 2012) [32], Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 2005) [6], Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Trung tâm NCTN&MT – Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện ST&TNSV, 2006) [28]. Danh sách tên cây thuốc sẽ được hoàn thiện ở bước này.

Bảng 3.1. Mẫu bảng điều tra nguồn cây thuốc được một số cộng đồng dân tộc thiểu số ở khu vực nghiên cứu sử dụng phòng và điều trị bệnh

Thời gian điều tra: Người điều tra: Địa điểm điều tra: Địa chỉ điều tra:

TT Tên loài Số hiệu mẫu/ảnh Dạng cây Môi trường sống Bộ phận sử dụng Cách sử dụng Công dụng Phổ thông Địa phương Khoa học (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)

22

3.3.3.Phương pháp thu thập mẫu

Tiến hành thu mẫu ở thực địa theo nguyên tắc và phương pháp thu mẫu theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [19].

Dụng cụ thu mẫu: bản gỗ ép mẫu, túi đựng mẫu, bao tải dứa, kéo cắt cây, giấy báo, giây buộc, etyket, bút chữ A, sổ ghi chép, máy theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [18].

Nguyên tắc thu mẫu: mỗi cây thuốc thu từ 3 – 10 mẫu và được gắn nhãn ghi rõ các thông tin về kí hiệu mẫu, thời gian, địa điểm và người thu mẫu (các mẫu cùng cây đánh số cùng một số hiệu mẫu). Mẫu thu thập sẽ được xử lý theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [19] như sau:

+ Bước 1: sau mỗi ngày thu mẫu, mẫu vật sẽ được mang về nơi ở, xếp mẫu ngay ngắn vào một tờ báo cỡ 28 x 42 cm, để mẫu ở trạng thái tự nhiên, có lá sấp – lá ngửa, vuốt cho thẳng mẫu và đeo etyket cho mẫu.

+ Bước 2: xếp khoảng 15 – 20 mẫu thành một chồng, dùng dây dứa buộc lại.

+ Bước 3: cho mẫu vào túi nilon và tẩm cồn cho chồng mẫu để bảo quản.

23

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tri thức bản địa và sử dụng cây thuốc tại xã quân chu, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 33)