Đa dạng bậc trong bậc taxon

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tri thức bản địa và sử dụng cây thuốc tại xã quân chu, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 42)

4.1.1.1. Đa dạng về bậc ngành

Kết quả nghiên cứu cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc Dao và Sán Dìu tại khu vực nghiên cứu đã ghi nhận được 113 loài thực vật thuộc 2 ngành đó là: Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) và Ngành Thông (Pinophyta) được dân tộc Dao và Sán Dìu sử dụng làm thuốc, thuộc 106 chi và 65 họ. Các loài cây này đều là những cây mọc phổ biến quanh làng bản, ở đồi và ở rừng, cũng là những loài mà người dân thường gặp, nên họ đã lựa chọn để làm thuốc nhiều hơn các loài thực vật khác

Kết quả được tổng hợp tại Bảng 4.1 như sau:

Bảng 4.1. Đa dạng của ngành thực vật tại khu vực nghiên cứu

TT Ngành thực vật Số họ Số chi Số loài SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% 1 Ngành thông Pinophyta 1 1,54 1 0,94 1 0,88 2 Ngành Ngọc lan Magnoliophyta 64 98,46 105 99,06 112 99,12 Tổng 65 100 106 100 113 100

Qua dữ liệu cho chúng ta thấy, các loài cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của cộng đồng dân tộc Dao và Sán Dìu ở xã Quân Chu tập trung chủ yếu ở ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) đây là ngành đa dạng nhất với 112 loài (chiếm 99,12%); 105 chi (chiếm 99,06%); 64 họ (chiếm 98,46%).

Thấp nhất là ngành Thông (Pinophyta) chỉ 1 loài (chiếm 0,88%); 1 chi (chiếm 0,94%); 1 họ (chiếm 1,54%).

27

Sự phân bố không đồng đều nhau của các taxon không chỉ được thể hiện giữa các ngành mà còn thể hiện qua sự chiếm ưu thế của các lớp trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) như sau:

Bảng 4.2. Số lượng họ, chi, loài thuộc hai lớp trong ngành Ngọc lan

Lớp Họ Chi Loài Lớp Ngọc lan - Magnoliopsida 49 76,56 85 80,95 92 82,14 Lớp Hành - Liliopsida 15 23,44 20 19,05 20 17,86 Ngành Ngọc lan - Magnoliophyta 64 100 105 100 112 100 Tỉ lệ lớp Ngọc lan/lớp Hành 3,27 4,25 4,60

Kết quả cho thấy, lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) chiếm ưu thế với 49 họ , chiếm 76,56% số họ trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta); số chi là 85 chiếm 80,95%; và số loài là 92 loài chiếm 82,14%. Một số loài thuộc lớp Ngọc Lan có thể kể đến như: cây Long não (Cinnamomum camphora (L.) Presl) (2 long não) sử dụng để tắm cảm; cây Gạo (Bombax malabarium DC) (2 Mốc men) được cộng đồng dân tộc Sán Dìu tại sử dụng để chữa sỏi thận, viêm thận, bổ thận; cây Gáo lá to (Nauclea officinalis Merr. Sec). Phamh (1.Gáo, 2. Vong lén sung) được cộng đồng dân tộc Dao sử dụng chữa 1.Xơ gan cổ chướng, ngoài ra cũng được cộng đồng dân tộc Sán Dìu sử dụng chữa 2.Gan nhiễm vỡ,....

Lớp hành (Liliopsida) chiếm tỉ trọng thấp hơn với 20 loài, 20 chi và 15 họ. Có thể kể đến một số loài thuộc lớp Hành là: cây Thiên niên kiện

(Aglaonema siamense Engl) (2. Bái ngặn kim) được sử dụng chữa đau xương;

cây Huyết giác (Dracaena cambodiana Pierre ex Gagnep) (2 huyết giác) dùng để chữa lưu thông máu; cây Lược vàng (Callisia fragrans (Lindl.) (1.Lược vàng) sử dụng chữa thoái hóa đĩa đệm,...

Tỉ lệ họ giữa lớp Ngọc lan với lớp Hành là 3,27 nghĩa là trung bình cứ 3 đến 4 họ thuộc lớp Ngọc lan thì sẽ có 1 họ thuộc lớp Hành; tương tự tỉ lệ các bậc chi và bậc loài lần lượt là 4,25 và 4,60 có nghĩa là: trung bình cứ 4 chi và 4 loài thuộc lớp Ngọc lan sẽ có 1 chi và 1 họ thuộc lớp Hành.

28

Dưới đây là một số hình ảnh của một số cây thuốc tại khu vực nghiên cứu:

Bọ mò trắng - Clerodendrum chinense

(Osbeck) Mabb

Lưỡi cọp sọc - Sansevieria trifasciata

Hort. ex Prain

Dẻ quạt - (Belamcanda chinensis (L.) DC) Lá khôi - (Ardisia silvestris Pitard)

Phân xanh - (Eupatorium odoratum L.) Lá khôi tía - (Ardisia nigropilosa Pitard)

Hình 4.1. Hình ảnh một số cây thuốc khu vực nghiên cứu

29

Số lượng họ cây thuốc thu được ở khu vực nghiên cứu bao gồm 65 họ. Sự phân bố các họ trong các lớp như sau:

Bảng 4.3. Sự phân bố số lượng loài cây thuốc trong các họ

Ngành thực vật 1 loài 2 loài 3 loài 4 loài 5 loài 6 loài 7 loài 8 loài 9 loài > 10 loài và < 15 loài Pinophyta (Ngành thông) 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Pinopsida 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Magnoliophyta (Ngành Ngọc lan) 41 14 3 4 3 1 0 0 1 0 Liliopsida 10 5 0 0 0 0 0 0 0 0 Maguoliopsida 31 9 3 1 3 1 0 0 1 0 Tổng số họ 42 14 3 1 3 1 0 0 1 0 Tỷ lệ số họ/tổng số họ % 64,62 21,54 4,62 1,54 4,62 1,54 0 0 1,54 0 Số loài 42 28 9 4 15 6 0 0 9 0 Tỷ lệ số loài/ tổng sô loài% 37,17 24,78 7,96 3,54 13,27 5,31 0 0 7,96 0

Kết quả ở bảng 4.3 cho ta thấy:

Có 42 họ có 1 loài chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 64,62 % tổng số họ và 37,17% tổng số loài), trong đó có 1 họ thuộc lớp Pinopsida, 10 họ trong lớp một lá mầm và 31 họ thuộc lớp 2 lá mầm.

Có 14 họ có 2 loài (chiếm 21,54% tổng số họ và 24,78% tổng số loài), trong đó có 5 họ lớp 1 lá mầm họ Thài lài (Commelinaceae), họ Hòa thỏa (Poaceae), họ Náng, Thủy tiên (Amaryllidaceae), họ Ráy (Araceae) và 9 họ lớp 2 lá mầm.

30

Có 3 họ có 3 loài chiếm 4,62% tổng số học và 7,69% tổng số loài), trong đó 3 họ này thuộc lớp 2 lá mầm, họ Bạc hà (Lamiaceae), họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Cam (Rutaceae).

Có 1 họ có 4 loài (chiếm 1,54% tổng số họ và 3,54% tổng số loài), trong đó 1 họ này thuộc lớp 2 lá mầm, họ Ô rô (Acanthaceae)

Có 3 họ có 5 loài (chiếm 4,62% tổng số họ và 13,27% tổng số loài), trong đó 3 họ này thuộc lớp 2 lá mầm, họ Dâu tằm (Moraceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).

Có 1 họ có 6 loài (chiếm 1,54% tổng số họ và 5,31% tổng số loài), trong đó 1 họ này thuộc lớp 2 lá mầm, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Có 1 họ có 9 loài đó là họ Asteraceae (Bồ công anh), chiếm 1,54% tổng số họ và 7,96% tổng số loài, trong đó 1 họ này thuộc lớp 2 lá mầm.

Điều đó đã cho ta thấy được rằng là sự phong phú đa dạng về các họ thực vật làm thuốc tại khu vực nghiên cứu, nhưng số cá thể trong họ lại rất hạn chế.

4.1.1.3. Các họ đa dạng nhất

Trong quá trình điều tra về nguồn tài nguyên cây thuốc ở đây, tôi đã thu được những loài cây thuốc nằm trong những họ có nhiều loài tại khu vực nghiên cứu . Số lượng thống kê và so sánh được thể hiện ở Bảng 4.4 như sau:

Bảng 4.4. Các họ đa dạng nhất ở KVNC

Stt Tên họ Số loài Số chi

Tên Việt nam Tên khoa học SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %

1 Bồ công anh Asteraceae 9 7,96 8 7,55 2 Thầu dầu (Đại kích ) Euphorbiaceae 6 5,31 6 5,66 3 Cỏ roi Ngựa Verbenaceae 5 4,42 3 2,83 4 Dâu tằm Moraceae 5 4,42 3 2,83 5 Cà phê Rubiaceae 5 4,42 5 4,72 6 Ô rô Acanthaceae 4 3,54 4 3,77

6 họ đa dạng nhất (9,23%) 34 30,09 29 27,36

31

Trong 6 họ giàu nhất giàu loài được xác định ở Xã Quân Chu thì phần lớn được gặp ở các họ giàu loài của hệ thực vật Việt Nam. Các họ cây thuốc giàu loài tại khu vực nghiên cứu có 3 họ nằm trong 10 họ đa dạng nhất của hệ thực vật Việt Nam là: họ Bồ công anh (Asteraceae), họ Thầu dầu (Đại kích) (Euphorbiaceae), họ Dâu tằm (Moraceae); 3 họ còn lại không nằm trong 10 họ lớn nhất ở Việt nam đó là họ Cỏ roi ngựa, Cà phê và Ô rô. Điều này chứng minh rằng nguồn cây thuốc ở xã Trọng Con tuy phong phú nhưng vẫn có nét khác biệt so với tính đa dạng chung của hệ thực vật Việt Nam.

Kết quả so sánh các họ giàu loài của nguồn cây thuốc tại xã Quân Chu với họ giàu loài của hệ thực vật Việt Nam (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2005) được ghi nhận tại Bảng 4.5 như sau:

Bảng 4.5. So sánh các họ giàu loài ở KVNC (1) với họ giàu loài của hệ thực vật Việt Nam (2)

TT Họ có nhiều loài (1) (2) Tỷ lệ giữa (1) và (2)

1 Bồ công anh - Asteraceae 9 380 2,37

2 Thầu dầu - Euphorbiaceae 6 477 1,26

6 Cỏ roi ngựa - Verbenaceae 5 162 3,09

4 Dâu tằm - Moraceae 5 179 2,79

5 Cà phê - Rubiaceae 5 492 1,02

6 Ô rô - Acanthaceae 4 227 1,76

Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy các cây thuốc được đồng bào dân tộc Dao và Sán Dìu ở xã Quan Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên Sử dụng chiếm tỷ lệ tương đối cao so với hệ thực vật Việt Nam. Có những họ nhiều loài như: Asteraceae (9 loài) chiếm 2,37%, Euphorbiaceae (6 loài) chiếm 1.26%, Verbenaceae (5 loài) chiếm 3,09%, Moraceae (5 loài) chiếm 2,79 %, Rubiaceae (5 loài) chiếm 1,02%, Acanthaceae (4 loài) chiếm 1,76%.

32

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tri thức bản địa và sử dụng cây thuốc tại xã quân chu, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 42)