tộc thiểu số ở xã Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
4.3.1. Kinh nghiệm sử dụng bộ phận làm thuốc của cộng đồng dân tộc thiểu số ở xã Quân Chu thiểu số ở xã Quân Chu
Để thấy rõ được tính đa dạng phong phú về việc sử dụng các bộ phận khác nhau của cây để chữa bệnh của người dân tộc Dao và Sán Dìu ở khu vực nghiên cứu, kết quả được tổng hợp tại bảng 4.8.
38
Bảng 4.9. Bộ phận sử dụng của cây thuốc theo kinh nghiệm sử dụng của cộng đồng dân tộc Dao, Sán Chí tại xã Quân Chu
Stt Bộ phận sử dụng Dao Sán Dìu SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Cả cây 37 42,05 10 23,81 2 Lá 34 38,64 21 50,00 3 Thân 16 18,18 10 23,81 4 Quả 13 14,77 3 7,14 5 Rễ 11 12,50 8 19,05 6 Vỏ 6 6,82 3 7,14 7 Hạt 4 4,55 2 4,76 8 Bẹ 1 1,14 0 0,00 9 Gai 1 1,14 0 0,00 10 Hoa 1 1,14 2 4,76 11 Củ 1 1,14 1 2,38 Tổng 125 142,05 60 142,83
Tổng số loài phát hiện của mỗi dt 88 42
Chú thích: Tỷ lệ % ở bảng lớn hơn 100 do một số loài có thể sử dụng nhiều bộ phận khác nhau làm thuốc
Qua dữ liệu về tần số sử dụng các bộ phận của cây để chữa bệnh cho thấy có 11 bộ phận sử dụng được cộng đồng dân tộc thiểu số ở xã Quân Chu sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người dân. Trong đó có bộ phận cả cây, lá, thân, quả được sử dụng nhiều hơn so với các bộ phận khác. Cụ thể:
Đối với sử dụng bộ phận cả cây: Cộng đồng dân tộc Dao biết sử dụng 38/88 loài cây (chiếm 42,05% tổng số loài dân tộc Dao phát hiện), cộng đồng dân tộc Sán Dìu biết sử dụng 10/42 loài cây (chiếm 23,81% tổng số loài dân tộc Sán Dìu phát hiện được). Một số loài có thể kể đến như; cây Tóc tiên
39
(Zephyranthes rosea Lindl) (1.Tóc tiên) được sử dụng chữa viêm phổi; cây
Cỏ xước (Achyranthes aspera L.) (1.Cỏ xước, 2.Mèo lá lọt) được cả hai dân tộc chữa sỏi thận; cây Trinh nữ (Mimosa pudica L.) (1.Trinh nữ) được sử dụng chữa thấp khớp; cây Cành giao (Euphorbia tirucalli L.) (1.Cành giao) có tác dụng lợi sữa cho bà bầu, cây Dền gai (Amaranthus spinosus L.) (1.Dền giai) được cộng đồng dân tộc Dao chữa sỏi thận,...
Đối với sử dụng bộ phận lá: Cộng đồng dân tộc Dao biết sử dụng 34/88 loài cây (chiếm 38,64% tổng số loài dân tộc Dao phát hiện), cộng đồng dân tộc Sán Dìu biết sử dụng 20/42 loài cây (chiếm 50,00% tổng số loài dân tộc Sán Dìu phát hiện được). Một số loài có thể kể đến như: cây Cối xay -
Abutilon indicum (L.) Sweet (1.Cối xay) được sử dụng chữa bệnh dải vàng,sỏi
thận; cây Bưởi bung (Acronychia pedunculata (L.) Miq) (1.Bưởi bung) có công dụng chữa bệnh thần kinh, cây Lá khôi (Ardisia silvestris Pitard) (1.Đìa doòng phản 2. Khôi) được cộng đồng dân tộc Dao sử dụng chữa bênh đau dạ dày,bên cạnh đó cộng đồng dân tộc Sán Dìu sử dụng chữa viêm loét dạ dày; cây Móc diều (Bougainvillea brasiliensis Rauesch) (1.Móc diều) có tác dụng chữa bổ thận, chữa thận hư,...
Đối với sử dụng bộ thân: Cộng đồng dân tộc Dao biết sử dụng 16/88 loài cây (chiếm 18,18% tổng số loài dân tộc Dao phát hiện), cộng đồng dân tộc Sán Dìu biết sử dụng 10/42 loài cây (chiếm 23,81% tổng số loài dân tộc Sán Dìu phát hiện được). Một số loài có thể kể đến như: cây Xạ đen (Ehretia
asperula Zoll. & Mor) (1,2.Xạ đen) có tác dụng chữa bệnh 1.viêm loét dạ
dày, xơ gan, viêm gan 2. viêm gan, u bướu, chống ung thư vòm họng; cây Lá han (Dendrocnide urentissima (Gagnep.) Chew) (1.Lá han) chữa động kinh; cây Dây chìa vôi (Cissus repens Lamk) (1.Dây chìa vôi) có tác dụng thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp; cây Hoàng liên gai (Berberi julianae
40
Đối với sử dụng bộ quả: Cộng đồng dân tộc Dao biết sử dụng 13/88 loài cây (chiếm 14,77% tổng số loài dân tộc Dao phát hiện), cộng đồng dân tộc Sán Dìu biết sử dụng 3/42 loài cây (chiếm 7,14% tổng số loài dân tộc Sán Dìu phát hiện được). Một số loài có thể kể đến như: cây Huyết dụ (Cordyline
fruticosa (L.) Goepp) (1.Quyền diêm, 2.Thẹt sư dẹt) được cộng đồng dân tộc
Dao sử dụng chữa tắm gái đẻ, bổ thận cầm máu, trĩ nội, trĩ ngoại , dân tộc Sán Dìu sử dụng chữa hậu sản; cây Mạn kinh (Vitex trifolia L.) (2.mạn kinh) có tác dụng chữa bênh cao huyết áp; cây Chuối hoang nhọn (Musa acuminata
Colla) (1.Sán chụi chay) có tác dụng lợi tiểu; cây Tu hú (Gmelina asiatica L.) (1.Tu hú) có tác dụng chữa tiêu hóa kems,...
Nhìn chung kết quả nghiên cứu đã chứng minh được rằng: các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc của cả 2 cộng đồng Dao và Sán Dìu ở khu vực nghiên cứu rất đa dạng và phong phú, đặc biệt đối với kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc Dao. Mặt khác kết quả cũng cho thấy việc sử dụng bộ phận cả cây hoặc thân hoặc rễ hoặc củ làm thuốc sẽ rất bất lợi trong việc bảo tồn nguồn gen của cây thuốc, vì vậy chúng ta cần phát triển và thực hiện các phương pháp trồng cây thuốc có bộ phận được sử dụng là cả cây hoặc thân hoặc rễ, để bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên cây dược liệu trong khu vực nghiên cứu nói riêng và ở Việt Nam nói chung.