Đa dạng về môi trường sống của nguồn tài nguyên cây thuốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tri thức bản địa và sử dụng cây thuốc tại xã quân chu, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 46)

Việc phân chia các loại nơi sống được căn cứ vào địa hình, đất đai, khí hậu, nơi mà cây thuốc đó phát triển. Dưới đây là các dạng nơi sống của thực vật làm thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm sử dụng của dân tộc Dao và Sán Dìu tại huyện Đại Từ: (i) Làng xóm, làng bản, vườn; (ii) Đất trọc, đồi cây bụi, trảng cỏ; (iii) Rừng (trồng, tái sinh, tự nhiên); (iv) Ven suối.

Bảng 4.7. Sự đa dạng về nơi sống của các loài cây thuốc ở KVNC

Stt Môi trường sống Số loài Tỷ lệ %

1 Sống ở làng xóm, làng bản, vườn 88 77,88 2 Sống ở rừng (trồng, tái sinh, tự nhiên) 50 44,25 3 Sống ở đồi, cây bụi, đồi trọc, trảng cỏ 26 23,01

4 Sống ven sông ven suối 2 1,77

Tổng 166 146,90

Tổng số loài 113

Chú thích: Tỷ lệ % trong bảng hơn 100% do một số loài có thể sống ở nhiều môi trường khác nhau

Kết quả cho thấy, số lượng loài cây thuốc phân bố trên các sinh cảnh là rất khác nhau cụ thể như:

Tỉ lệ cây thuốc có nơi sống ở quanh làng xóm, làng bản, vườn có số lượng loài lớn nhất với 88 loài được sử dụng làm thuốc (chiếm 77,88% so với

35

tổng số loài phát hiện được), các loài cây thuộc nhóm này có thể kể đến các loài như: cây Khế (Averrhoa carambola L.) (1.Dong thau chay mọc) chữa dị ứng công trùng, cây Hải đường (Camellia amplexicaulis (Ptard) Cohen- Stuart) (1.Hải đường) chữa dị ứng côn trùng và giảm nguy cơ mắc ung thư, cây Dung đen (Acuminata (Miq.) Brand) (1.Tạp phai) chữa đau dạ dày, trào dịch dạ dày, cây Bồ kết (Clerodendrum chinense (Osbeck) Mabb) (1.Bồ kết) có tác dụng chữa trĩ ngoại,...

Đứng thứ hai là các loài cây thuốc sống ở rừng (trồng, tái sinh, tự nhiên) với 50 loài cây (chiếm 44,25% so với tổng số loài phát hiện được), các loài cây thuộc nhóm này có thể kể đến các loài như: cây Rau ngót rừng –

(Melientha suavis Pierre) (1.Dâu lùng độ) sử dụng chữa khối u lồi, mụn nhọ,

cây Bàn tay ma (Heliciopsis lobata (Merr.) Sleum) (1.Bàn tay ma) dùng chữa tăng men gan, cây Bổ béo mềm (Gomphandra mollis Merr) (1.Bổ béo) chữa viêm loét dạ dày, cây Tơ mành cánh to (Hiptage var. macroptera Merr) (1. Tràng cấp, 2.Nối gân) cùng được cả cộng đồng dân tộc Dao và Sán Dìu sử dụng chữa nối gân, đắp đứt gân,....

Đứng thứ ba là loài cây sống ở đồi với 26 loài cây (chiếm 23,01% so với tổng số loài phát hiện được), các loài cây nhóm này có thể kẻ đến các loài cây như: cây Đơn mặt trời (Excoecaria cochinchinensis Lour) (1.Đơn mặt trời, 2.Hồng tào nùn sùn) được cộng đồng dân tộc Dao chữa mề đay, xơ gan, sỏi thận bên cạnh đó cộng đồng dân tộc Sán Dìu sử dụng chữa ngứa, dị ứng côn trùng, cây Chân chim hoa trắng (Vitex tripinnata (Lour.) Merr) (1. chẹc nhạy cec) chữa hậu sản( băng huyết), cây Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) (1.đinh lăng) chữa thông huyết, cây Bán tự mốc (Hemigraphis

glaucescens C. B. Clarke) (2.Bán tự mốc) có tác dụng chữa táo bón,..

Đứng cuối cùng là loài cây sống ven sông ven suối với 2 loài (chiếm 1,77% so với tổng số loài phát hiện được) đó là những cây Thạch xương bồ

36

(Acorus gramineus Soland) (1.Sình pầu) chữa hậu sản (Sản dịch), đau xương

và cây Sung đất (Ficus var. badiostrigosa Corn) (1.Sùi liềm lậu) được cộng đồng dân tộc Dao sử dụng để chữa tắm gái đẻ, hậu sản

Qua đó cho thấy sự đa dạng và phong phú trong vấn đề sử dụng thuốc của người dân tộc Dao và Sán Dìu, các cây thuốc được sử dụng có khu vực phân bố rộng rãi thể hiện tính thích nghi cao và rộng rãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tri thức bản địa và sử dụng cây thuốc tại xã quân chu, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 46)