Những nghiên cứu về hiệu quả về xã hội của rừng trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả rừng trồng bạch đàn cự vỹ (e urophylla x e grandis) tại huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 25 - 26)

Với loài cây Bạch đàn cự vỹđược trồng rừng nguyên liệu phổ biến hiện nay có nhiều ưu điểm được các nhà nghiên cứu và trồng rừng quan tâm như khả năng nhân giống nhanh bằng nhiều phương pháp, sinh trưởng phát triển nhanh và các mô hình trồng rừng bằng loài cây này nhằm cung cấp gỗ nhỏ, gỗ nguyên liệu đều có hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên, tác động của rừng khi trồng loài cây này với môi trường như thế nào cũng là vấn đề được quan tâm. Về mặt phòng hộ và bảo vệ môi trường không khí, bảo vệ nguồn nước v.v.. thì ai cũng khẳng định là các loài cây rừng nói chung và các loài cây trồng rừng sản xuất, trồng rừng nguyên liệu đầu phát huy rất tốt. Ở chuyên đề này chúng tôi chú ý nhiều hơn tới khả năng tác động đến đất đai.

Nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh trưởng của Keo lai với một số tính chất đất ở Ba Vì, Vũ Tấn Phương (2001) đã đánh giá diễn biến độ phì của đất ở dưới rừng Keo lai từ 2- 6 tuổi đã có sự cải thiện rõ rệt, độ phì của đất tăng lên cùng với sự tăng lên của tuổi cây rừng; mối quan hệ giữa sinh trưởng của Keo lai với một số tính chất đất đơn lẻ là không chặt chẽ, tuy nhiên nó có quan hệ chặt chẽ với tổng hợp một số tính chất của đất.

Khi đánh giá phương thức luân canh bạch đàn- keo nhằm cải tạo đất và nâng cao năng suất rừng trồng thuộc đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Hoàng Minh Giám (2000- 2002) và Phạm Đức Chiến (2002- 2004) và các cộng sự

hàng năm trả lại cho đất một lượng cành khô, lá rụng khá lớn, lớn hơn từ 1,3- 2 lần so với các loài bạch đàn. Tốc độ phân huỷ cành khô, lá rụng của rừng keo cũng nhanh hơn so với rừng bạch đàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả rừng trồng bạch đàn cự vỹ (e urophylla x e grandis) tại huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 25 - 26)