Phương pháp luận của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả rừng trồng bạch đàn cự vỹ (e urophylla x e grandis) tại huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 33 - 34)

- Sinh trưởng của cây rừng nói chung là sự tăng kích thước về đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn, thể tích thân cây… Hay nói cách khác đó là sinh trưởng của một thực thể sinh học. Nó chịu sự tác động của các nhân tố môi trường và các nhân tố nội tại trong bản thân mỗi một cá thể và quần thể. Vì vậy, khi nghiên cứu sinh trưởng không thể tách rời ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tốđó.

- Sinh trưởng của cá thể và của quần thể (lâm phần) là hai vấn đề khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng của lâm phần gồm toàn bộ sự tăng khối lượng vật chất được tích luỹ bởi từng cá thể và vật chất bị mất đi từ những bộ phận hay cá thể bị đào thải (chết tự nhiên hoặc bị tỉa thưa). Những đại lượng sinh trưởng bình quân như đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn, thể tích thân cây có vỏ, … luôn phụ thuộc vào tuổi và tuân theo những qui luật nhất định. Sự tăng lên của những chỉ tiêu này là kết quả tổng hợp của hai quá trình trên. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn trong quá trình sinh trưởng của lâm phần, sự lớn lên của các đại lượng sinh trưởng trên đã tạo ra những biến đổi về chất của lâm phần đó theo những nguyên lý của quy luật “lượng đổi chất đổi”.

Bản chất của nghiên cứu sinh trưởng rừng là định lượng được tác động của đặc tính nội tại và những yếu tố môi trường tự nhiên, của các biện pháp kỹ thuật tác động tới năng suất sản phẩm.

- Quan điểm về hiệu quả kinh tế trong trồng rừng nguyên liệu bằng cây Bạch đàn Cự vỹ là phải đáp ứng được hiệu quả kinh doanh cao nhất được đầu tư trên 01 ha rừng trồng Bạch đàn Cự vỹ với một số biện pháp kỹ thuật tác động có hiệu quả nhất đểđánh giá.

- Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cố gắng bảo đảm tính khách quan, đánh giá trung thực các chỉ tiêu về sinh trưởng, kinh tế thông qua áp dụng triệt để các kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả rừng trồng bạch đàn cự vỹ (e urophylla x e grandis) tại huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)