3.2.1.1. Các thông số kĩ thuật sử dụng trong tính toán
Dự toán chi phí cho 1 ha rừng trồng Bạch đàn cự vỹ là xác định chi phí trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trồng từ năm thứ nhất đến hết năm thứ 5 (chù kỳ kinh doanh là 5 năm). Căn cứ vào số liệu và tài liệu thu thập được từ thực tế của 9 hộ dân (mỗi xã 03 hộ) sản xuất kinh doanh trồng rừng Bạch đàn Cự vỹ trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
- Mật độ trồng ban đầu: 1.600 cây/ha
- Chăm sóc và bảo vệđến khi khai thác 5 năm - Thể tích thân cây đứng V = π x (D1.3)2/4 x Hvn x f
Trong đó: Hình số f với cây đang trong độ tuổi sinh trưởng tốt lấy bằng 0,5. - Tỷ lệ lãi suất đầu tư vay vốn trồng rừng từ quỹ hỗ trợ đầu tư là 6,6%/năm.
3.2.1.2. Hiệu quả kinh tế của một số mô hình trồng rừng nguyên liệu trên địa bàn nghiên cứu
Kinh doanh rừng trồng với Bạch đàn cự vỹ dùng làm nguyên liệu phải mất thời gian nhanh nhất là 5 năm, nhưng giá trị các khoản chi phí và lợi nhuận xảy ra ở mốc thời gian khác nhau thì khác nhau. Để các giá trị tiền mặt bỏ ra ở các thời điểm khác nhau có thể so sánh được, cần phải tính quy đổi (hoặc quy giá trị tiền tệ về hiện tại, hoặc quy về giá trị tương lai), đó chính là yếu tố động của đầu tư. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng rừng thâm canh Bạch đàn cự vỹ tại khu vực nghiên cứu dựa trên việc phân tích tài chính động. Đây là phương pháp phân tích và so sánh giữa thu nhập (đầu ra) với các chi phí (đầu vào) có tính đến sự thay đổi giá trị của đồng tiền theo thời gian.
Đề tài tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình rừng trồng Bạch đàn cự vỹ được người dân xây dựng theo hướng dẫn của các Công ty lâm nghiệp,
45
đây là kết quả thực tế tại khu vực huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, không phải là những mô hình trồng rừng tuân thủ nghiêm ngặt như rừng trồng thí nghiệm.
3.2.1.3. Xác định giá trị thu nhập của các mô hình cho 1ha rừng trồng Bạch
đàn Cự vỹ tại khu vực nghiên cứu
Kết quả các bước đánh giá giá trị thu nhập được xác định trên một đơn vị diện tích (1ha) trong từng mô hình và khu vực nghiên cứu, cụ thể:
Giá trị thương phẩm của sản phẩm nguyên liệu gỗ Bạch đàn cự vỹ tại bãi I được xác định như sau: Giá gỗ nguyên liệu: 900.000 đồng/m3. Cụ thể về chi phí thu nhập được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 3.8. Tổng hợp chi phí và thu nhập của 1ha rừng trồng Bạch đàn cự vỹ, ở các khu vực trên địa bàn nghiên cứu Khu vực nghiên cứu Chi phí thực tế (đ/ha) Thu nhập thực tế (đ/ha)
Giá trị hiện tại của chi phí
(đ/ha)
Giá trị hiện tại của thu nhập (đ/ha) Hòa Thắng - Mô hình 1 53.215.699 126.000.000 50.140.547,69 80.075.277,88 - Mô hình 2 43.720.531 121.500.000 40.640.648,34 77.215.446,50 - Mô hình 3 45.852.631 117.000.000 42.745.171,00 74.355.615,17 Tân Thành - Mô hình 1 44.514.431 117.000.000 42.854.149,31 90.606.017,74 - Mô hình 2 45.282.631 117.000.000 43.416.418,00 90.606.017,74 - Mô hình 3 41.627.211 117.000.000 39.953.229,90 90.606.017,74 Thiện Kỵ - Mô hình 1 43.392.999 126.000.000 41.693.045,40 97.575.711,41 - Mô hình 2 45.448.591 130.500.000 43,701,882,61 101.060.558.20 - Mô hình 3 46.560.651 130.500.000 44.799.880,17 101.060.558,20 Từ số liệu bảng 3.8 cho thấy chi phí đầu tư vào các mô hình là khác nhau dẫn đến hiệu quả thu được qua khai thác gỗ cũng khác nhau. Để tính giá trị thu nhập từ nguyên liệu gỗ Bạch đàn cự vỹ, nghiên cứu này đã xác định giá trị nguyên liệu Bạch đàn cự vỹ tại giá trị thực của năm 2020 để tính toán hiệu quả kinh tế, tuy nhiên có xem xét đến sự biến động của giá cả (> 20%).
3.2.1.4. Hiệu quả kinh tế cho 01 ha rừng trồng Bạch đàn Cự vỹ ở từng mô hình tại khu vực nghiên cứu.
Dựa trên cơ sở số liệu về chi phí và thu nhập cho mỗi đối tượng nghiên cứu, sử dụng các chỉ tiêu để phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế là: Giá trị hiện tại ròng thực (NPV); Tỷ suất thu nhập trên chi phí (BCR); Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR) và giá trị lợi nhuận ròng bình quân một năm trên 01 ha (VAIN = NPV/5).
Bảng 3.9. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của 1ha rừng trồng Bạch đàn Cự vỹ Khu vực nghiên cứu Năng suất (m3/ha/năm) NPV (đồng) IRR (%) BCR (lần) VAIN (đ/ha/năm) Hòa Thắng - Mô hình 01 25 29.934.730,19 28 1,597 5.986.946,0 - Mô hình 02 27 36.574.798,20 32 1,900 7.314.959,6 - Mô hình 03 26 31.610.443,76 31 1,740 6.322.088,8 Tân Thành - Mô hình 01 26 47.751.868,43 32 2,114 9.550.373,7 - Mô hình 02 26 47.189.600,01 32 2,087 9.437.920,0 - Mô hình 03 26 50.652.787,84 35 2,268 10.130.557,6 Thiện Kỵ - Mô hình 01 28 55.882.666,00 36 2,340 11.176.533,2 - Mô hình 02 29 57.358.675,64 36 2,312 11.471.735,1 - Mô hình 03 29 56.260.678,08 34 2,256 11.252.135,6 Từ số liệu bảng 3.8 và 3.9 cho thấy đầu tư trồng rừng Bạch đàn cự vỹ tại 03 xã (Hòa Thắng, Tân Thành, Thiện Kỵ) huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn, nghiên cứu mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp. Những giá trị thu được cho phép rút ra một số nhận xét sau:
47
- Về giá trị hiện tại ròng (NPV) ở các mô hình nghiên cứu đều cho giá trị cao, mặc dù giá cả tại các khu vực đều có sự biến động (>20%). Giá trị hiện tại ròng (NPV) ở các mô hình trồng rừng Bạch đàn cự vỹ tại 03 xã (Hòa Thắng, Tân Thành, Thiện Kỵ) huyện Hữu Lũng đều có hiệu quả kinh tế cao. Giá trị NPV cao nhất là mô hình 02 ở xã Thiện Kỵ với giá trị 57.358.675,64 đồng/ha, thấp nhất là mô hình 1 ở xã Hòa Thắng chỉ đạt 29.934.730,19 đồng/ha. Xã Hòa Thắng có giá trị NPV là thấp nhất, chỉ đạt từ 29 - 36 triệu đ/ha. Đạt giá trị trung bình cao nhất là xã Thiện Kỵ từ 55 - 58 triệu/ha. Giá trị NPV cao phản ánh lợi nhuận ròng thu được (đã tính chiết khẩu ở giá trị 6,6%) của các mô hình trồng rừng có hiệu quả kinh tế cao, mặt khác nó còn phản ảnh khả năng tiết kiệm chi phí đầu tư, áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm tăng năng suất, sản lượng rừng và hiệu quả kinh tế.
- Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR), đây là chỉ tiêu phản ánh mức lãi suất thực tế của các mô hình trồng rừng có cao hơn so với tỷ lệ chiết khấu hay không, nếu IRR đạt được cao hơn tỷ lệ chiết khấu (tính tỷ lệ chiết khấu bằng lãi suất ưu đãi đối với cụ thể của huyện Hữu Lũng là 6,6%/năm) thì hiệu quả kinh tế của mô hình đạt được càng cao. Theo số liệu bảng 3.9 cho thấy, mô hình đạt IRR cao nhất 36% như mô hình 01, 02 ở xã Thiện Kỵ, đây là hai mô hình có hiệu quả kinh tế cao nhất. Các mô hình có IRR đạt thấp hơn 35% là các mô hình ở xã Hòa Thắng và mô hình 01 và mô hình 02 của xã Tần Thành. - Tỷ suất thu nhập trên chi phí qua chiết khấu (BCR) là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ sinh lãi của các mô hình nghiên cứu, nếu chỉ tiêu này lớn hơn thì giá trị hiện tại của thu nhập so với giá trị hiện tại của chi phí càng lớn, hiệu quả kinh tế của mô hình càng cao. Kết quả tính toán cho thấy, BCR cao nhất là mô hình 01 và mô hình 02 của xã Thiện Kỵ đạt 2,321- 2,340 lần (nghĩa là bỏ ra 1.000 đồng vốn đã quy đổi về giá trị hiện tại đầu tư trồng rừng Bạch đàn thì thu được 2.321 - 2.340 đồng giá trị hiện tại thu nhập). Đạt giá trị BCR thấp nhất là mô hình 01 và mô hình 03 ở xã Hòa Thắng chỉ đạt 1,597 - 1,740 lần.
để đề xuất xây dựng biện pháp kỹ thuật lâm sinh, như: Trồng đúng lập địa, bón phân đúng chủng loại, số lượng và cách thức, điều chỉnh độ dinh dưỡng khác nhau để tiết kiện cho phí nhằm hạ giá thành sản phẩm trên 01 m3 gỗ trồng và kinh doanh rừng.
- Chỉ tiêu giá trị hiện ròng bình quân 01 ha/01năm (VAIN = NPV/5) là chỉ tiêu phản ánh giá trị hiện tại ròng thu được 01 ha rừng/01năm là cao hay thấp, nếu VAIN càng cao thì hiệu quả kinh tế của mô hình càng cao. Kết quả cho thấy mô hình 02 ở xã Thiện Kỵ có giá trị cao nhất đạt 11.471.735,1 đồng/ha/năm, tiếp theo là mô hình 03 và 01 ở xã Thiện Kỵ, đạt > 11 triệu đồng/ha/năm. Đạt giá trị VAIN thấp nhất là mô hình ở xã Hòa Thắng từ 5 - 8 triệu đồng/ha/năm.
Như vậy, đánh giá hiệu quả kinh tế đã trình bày ở bảng 3.8 và 3.9 cho thấy ở các xã khác khau có hiệu quả kinh tế khác nhau, cùng trên một huyện hiệu quả kinh tế của các mô hình ở các xã khác nhau cũng khác nhau, cho dù đều được hướng dẫn kỹ thuật, nhưng thực tế điều tra cho thấy người trồng rừng không tuân thủ đúng theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật dẫn đến sự khác biệt đó.