Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả rừng trồng bạch đàn cự vỹ (e urophylla x e grandis) tại huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 30)

23

a) Dân số - lao động

Huyện Hữu Lũng có 26 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn Hữu Lũng và 25 xã (Đồng Tân, Cai Kinh, Hòa Lạc, Yên Vượng, Yên Thịnh, Yên Sơn, Hữu Liên, Sơn Hà, Hồ Sơn, Tân Thành, Hòa Sơn, Minh Hòa, Hòa Thắng, Minh Sơn, Nhật Tiến, Minh Tiến, Đô Lương, Vân Nham, Thanh Sơn, Đồng Tiến, Tân Lập, Thiện Kỵ, Yên Bình, Hòa Bình, Quyết Thắng). Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Hữu Lũng, cách thành phố Lạng Sơn 70 km về phía Nam.

Tổng dân số trên địa bàn huyện Hữu Lũng năm 2013 là 114.860 người, bằng 15,29% dân số của tỉnh Lạng Sơn, mật độ dân số 142 người/km2.

Có 07 dân tộc chủ yếu cùng chung sống hoà thuận là Nùng, Kinh, Tày, Dao, Hoa, Cao Lan, Sán Dìu...; trong đó dân tộc Nùng chiếm 52,3%, dân tộc Kinh 38,9%; dân tộc Tày 6,6%, dân tộc Cao Lan chiếm 1,23%, dân tộc Dao chiếm 0,44%, dân tộc Hoa chiếm 0,14%, còn lại các dân tộc khác chiếm 0,39% dân số toàn huyện.

b) Hiện trạng sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp

Huyện Hữu Lũng có diện tích rừng khá lớn. Năm 2018 tổng diện tích rừng của huyện có khoảng 35.322,96 ha, trong đó rừng tự nhiên là 18.032,07 ha, chiếm 51,05%, đất có rừng trồng là 17.290,89 ha, chiếm 48,95% tổng diện tích rừng của huyện. Rừng của Hữu Lũng trước đây thực vật, động vật đa dạng, phong phú, nhiều cây dược liệu quý và cây ăn quả đặc sản nổi tiếng. Năm 2018, tỷ lệ che phủ rừng của huyện Hữu Lũng đã được nâng lên so với những năm về trước đạt khoảng 60,3%.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cu

- Đối tượng nghiên cứu: Là rừng trồng Bạch đàn Cự vỹ(E.urophylla x E. grandis) 4 tuổi, được trồng trên các vị trí trồng rừng (chân, sườn, đỉnh) khác nhau tại ba xã có diện tích trồng rừng bạch đàn Cự vỹ nhiều như: Xã Thiện Kỵ, xã Hòa Thắng và xã Tân Thành huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

- Đề tài nghiên cứu rừng trồng Bạch đàn Cự vỹở giai đoạn4 tuổi: Đây là giai đoạn rừng trồng đã đến độ tuổi có thể khai thác.

2.1.2. Phm vi nghiên cu

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:

- Tình hình sinh trưởng của rừng trồng Bạch đàn Cự vỹ 4 tuổi;

- Đánh giá hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh doanh của rừng trồng Bạch đàn Cự vỹ;

- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc để nâng cao khả năng sinh trưởng và hiệu quả cho rừng trồng Bạch đàn Cự vỹ trên địa bàn nghiên cứu.

2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

Đề tài này được tiến hành nghiên cứu tại 3 xã: xã Thiện Kỵ, xã Hòa Thắng và xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, từ tháng 6/2019 đến tháng 9/2020.

2.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

Dựa vào mục tiêu đã nêu ở trên và căn cứ vào đặc điểm cụ thể của đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu nhằm đảm bảo tính khả thi của một đề tài, nội dung nghiên cứu được xác định như sau:

25

- Đánh giá sinh trưởng của rừng trồng Bạch đàn Cự vỹ 4 tuổi ở các vị trí trồng rừng khác nhau trên địa bàn nghiên cứu;

- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội trên các hộ trồng rừng Bạch đàn cự vỹ trên địa bàn nghiên cứu;

- Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng Bạch đàn Cự vỹ trên địa bàn nghiên cứu.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp lun ca đề tài

- Sinh trưởng của cây rừng nói chung là sự tăng kích thước về đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn, thể tích thân cây… Hay nói cách khác đó là sinh trưởng của một thực thể sinh học. Nó chịu sự tác động của các nhân tố môi trường và các nhân tố nội tại trong bản thân mỗi một cá thể và quần thể. Vì vậy, khi nghiên cứu sinh trưởng không thể tách rời ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tốđó.

- Sinh trưởng của cá thể và của quần thể (lâm phần) là hai vấn đề khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng của lâm phần gồm toàn bộ sự tăng khối lượng vật chất được tích luỹ bởi từng cá thể và vật chất bị mất đi từ những bộ phận hay cá thể bị đào thải (chết tự nhiên hoặc bị tỉa thưa). Những đại lượng sinh trưởng bình quân như đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn, thể tích thân cây có vỏ, … luôn phụ thuộc vào tuổi và tuân theo những qui luật nhất định. Sự tăng lên của những chỉ tiêu này là kết quả tổng hợp của hai quá trình trên. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn trong quá trình sinh trưởng của lâm phần, sự lớn lên của các đại lượng sinh trưởng trên đã tạo ra những biến đổi về chất của lâm phần đó theo những nguyên lý của quy luật “lượng đổi chất đổi”.

Bản chất của nghiên cứu sinh trưởng rừng là định lượng được tác động của đặc tính nội tại và những yếu tố môi trường tự nhiên, của các biện pháp kỹ thuật tác động tới năng suất sản phẩm.

- Quan điểm về hiệu quả kinh tế trong trồng rừng nguyên liệu bằng cây Bạch đàn Cự vỹ là phải đáp ứng được hiệu quả kinh doanh cao nhất được đầu tư trên 01 ha rừng trồng Bạch đàn Cự vỹ với một số biện pháp kỹ thuật tác động có hiệu quả nhất đểđánh giá.

- Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cố gắng bảo đảm tính khách quan, đánh giá trung thực các chỉ tiêu về sinh trưởng, kinh tế thông qua áp dụng triệt để các kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin.

2.4.2. Phương pháp thu thp s liu

2.4.2.1. Phương pháp kế thừa số liệu

Kế thừa số liệu thứ cấp từ các cơ quan quản lý lâm nghiệp tại địa phương (Hạt Kiểm lâm, Phòng NN&PTNT huyện Hữu Lũng, Công ty THHH 1TV Lâm nghiệp Đông Bắc) bao gồm: Các số liệu về hiện trạng đất đai, điều kiện lập địa, tài nguyên rừng, diện tích rừng trồng, bản đồ trồng rừng, hồ sơ trồng rừng từ các chương trình, dự án 661, 135, 147 ... đã triển khai trên địa bàn; các số liệu về đo đếm, đánh giá chỉ tiêu sinh trưởng, chất lượng rừng trồng đã tiến hành...

Kế thừa và sử dụng các hồ sơ thiết kế trồng rừng, hồ sơ thiết kế bảo vệ rừng, được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; gồm có:

- Công thức thiết kế kỹ thuật;

- Bản đồ thiết kế trồng rừng thể hiện được vị trí trồng rừng, lô khoảnh, diện tích, loài cây, năm trồng ...

- Biểu khảo sát các yếu tố tự nhiên

- Biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng - Dự toán phê duyệt.

2.4.2.2. Thu thập số liệu vềđánh giá sinh trưởng của rừng trồng Bạch đàn Cự

vỹ 4 tuổi trên địa bàn nghiên cứu. a) Công tác chuẩn bị

Để thực hiện công việc của đề tài cần chuẩn bị tốt các nội dung sau: - Xác định các thông số kĩ thuật cần tính.

27

- Tìm và tham khảo các thông tin tài liệu liên quan về cây Bạch đàn Cự vỹ cũng như trồng rừng Bạch đàn Cự vỹở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

- Chuẩn bị dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho công tác điều tra như:

+ Thước kẹp kính (đo đường kính thân cây); sào mét, thước Blumleis + mia (đo chiều cao cây và diện tích tán cây); địa bàn cầm tay (xác định hướng phơi); thước dây (đo diện tích OTC); dao, cọc tiêu, sơn (khoanh OTC), bút chì, các bảng biểu OTC.

+ Cuốc, xà beng, dao nhọn, thước mét, nước ... (đào phẫu diện đất). + Ngoài ra chuẩn bị nhân lực, thuốc, bông băng y tế và hậu cần để tác nghiệp.

Hình 2.1. Mt s dng cđiu tra ngoi nghip

b) Công tác ngoại nghiệp

* Bước 1: Điều tra sơ bộ

Nghiên cứu tài liệu và quan sát thực tế khu vực nghiên cứu để nắm bắt được các thông tin về đối tượng nghiên cứu, kịp thời bổ xung các thông số kĩ thuật cần chuẩn bị như tuổi của lâm phần, khu vực mà rừng tập trung...

* Bước 2: Điều tra tỷ mỷ

Lập OTC: Số liệu nghiên cứu được thu thập trên các OTC, mỗi OTC có diện tích 300 m2 (20m x 15m) dạng hình chữ nhật. Các OTC được bố trí một cách điển hình có tính đại diện cao cho các lâm phần nghiên cứu.

** Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng

- Lập 27 OTC trên địa bàn nghiên cứu: xã Thiện kỵ 09 OTC/3 hộ, xã Hòa Thắng 09 OTC/03 hộ, và xã Tân Thành 09 OTC/03 hộ.

- Mô tả tình hình sinh thái trên các OTC như: Đánh số, vị trí, tình hình thực bì, độ cao, độ dốc, cấp sinh trưởng, tuổi cây, tình hình sinh trưởng, sau đó đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng: D1.3, Hv.n, Dt.

Phương pháp đo lần lượt như sau:

- Đo đường kính ngang ngực (D1.3) tính bằng cm tất cả các cây trong OTC bằng thước kẹp kính từ mặt đất đến chiều cao ngang ngực (1.3m).

- Đo chiều cao vút ngọn (Hv.n) tính bằng m, đo chiều cao tất cả các cây trong OTC bằng thước Blumleis kết hợp với thước dây, đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của cây.

- Đo đường kính tán (Dt) tính bằng mét gián tiếp thông qua hình chiếu của nó theo hai hướng vuông góc Đông Tây (ĐT) và Nam Bắc (NB) bằng thước dây rồi cộng lại chia đôi lấy giá trị trung bình, công thức tính:

Dt = (DtĐT + DtNB)/2. (2.1)

- Sau khi đo đếm các chỉ tiêu ta tiến hành phân loại phẩm chất cây. Cách phân loại phẩm chất cây căn cứ vào kết quả đã đo D1.3, Hv.n, Dt và sự quan sát bằng mắt ta tiến hành đánh giá cây rừng trong lâm phần theo 3 cấp:

+ Cây tốt - những cây có D1.3, Hv.n, Dt lớn nhất tán cây một phần nhô ra khỏi tầng tán chính, cây phát triển cân đối, không gãy ngọn, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh.

+ Cây trung bình - những cây có D1.3, Hv.n, Dt trung bình, cây cân đối, tán nằm trong tầng tán chính, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh.

+ Cây xấu - những cây có D1.3, Hv.n, Dt nhỏ hơn hai cấp trên, một phần tán nằm dưới tầng tán chính, cây có khuyết tật, sâu bệnh lệch tán lệch tâm…

Kết quả điều tra được điền vào mẫu biểu sau:

29

OTC………. Địa điểm:……….. Độ dốc:…………. Vị trí OTC:……… Tuổi:……….. Ngày điều tra:…………. Cấp đất:….………. Diện tích: ……… STT Dt.3 (cm) Hv.n (m) Dt (m) Tình hình sinh trưởng Ghi chú Tốt TB Xấu 1 2 3 .... ** Nghiên cứu đặc điểm đất đai

Trong OTC đào phẫu diện đất ở chính giữa tại ba vị trí: chân, sườn, đỉnh. Mặt phẫu diện đất hướng theo sườn dốc, chiều rộng phẫu diện đất 60cm, chiều sâu tối thiểu 1m. Sau đó mô tả các đặc điểm cơ bản vềđất:

- Độ dầy tầng đất (cm). - Sự phân tầng: A, B, C. - Màu sắc.

- Độ xốp; Độẩm; Tỷ lệ đá lẫn; Tỷ lệ rễ.

- Tiến hành điều tra ở 3 cấp đất là: Tốt, trung bình và cấp đất xấu. Kết quả điều tra được điền vào mẫu biểu sau:

Biểu 02: Điều tra sơ bộ về đất dưới tán rừng Bạch đàn Cự vỹ

OTC :………… ….. Tuổi:……… Độ dốc:……… Địa điểm: Xã…..

Cấp đất:……….. Vị trí:………. Diện tích OTC: ... m2 Ngày điều tra:…………..

đất tầng đất đá lẫn màu sắc chú 1 2 3 … c) Phương pháp xử lý số liệu

Tính các trị số trung bình và sai tiêu chuẩn mẫu của D1.3, Hv.n, Dt bằng phần mềm Excel trên máy vi tính.

Sau khi tính các trị số trung bình và sai tiêu chuẩn mẫu của D1.3, HVN, Dt, tiến hành so sánh sự thuần nhất giữa các mẫu. Các hàm thống kê sử dụng như. -Tính số trung bình: AVERAGE; -Hệ số biên động (AVEDEV): V% = (S/Xbq)*100 -Phương sai S: 2 i 2 (x x) S n 1 − = −  -Tiêu chuẩn U: 1 2 2 2 1 2 1 2 X X U S S N N − = + (2.2)

Trong đó: U là tiêu chuẩn dùng để kiểm tra sai dị

X 1 và X 2 là các giá trị trung bình của dấu hiệu quan sát.

S12 và S22 là phương sai của mẫu tương ứng với dấu hiệu quan sát N1 và N2 là dung lượng mẫu quan sát (số cây trong OTC)

Sau đó đem so sánh UT với U0.5 tra bảng với α = 0.05 thì U0.5 =1.96 (n >30)

+ Nếu /U/ ≤ 1.96. Kết luận không có sự sai khác giữa hai mẫu về dấu hiệu quan sát => H0+ nghĩa là không có sự sai khác giữa các điều kiện địa hình trong một cấp đất rừng trồng (tức là 2 mẫu đem so sánh đồng nhất với nhau).

31

Tiến hành gộp các OTC thành một OTC lớn, tính các đặc trưng mẫu và so sánh sinh trưởng của các chỉ tiêu giữa các cấp đất trong khu vực nghiên cứu.

+ Nếu /U/ > 1.96. Kết luận có sự sai khác giữa hai mẫu về dấu hiệu quan sát => H0- nghĩa là có sự sai khác giữa các điều kiện trồng (tức là 2 mẫu đem so sánh không đồng nhất với nhau) [6].

- Tính lượng tăng trưởng bình quân chung về chiều cao và đường kính trong thời gian sinh trưởng.

Trong đó: ∆ m H H H = 3− 1 ; ∆ m D D D= 3 − 1 (2.3)

- ∆H, ∆D: Lượng tăng trưởng bình quân chung về chiều cao và đường kính thân cây.

- H3, D3: Là trị số chiều cao vút ngọn trung bình và đường kính gốc trung bình lần đo thứ ba.

- m = 15: Là khoảng thời gian từ lúc lần do thứ nhất tới lần đo thứ sáu. - Chất lượng cây (%)  cây tốt Cây tốt = x 100 (2.4) n  trung bình Cây trung bình = x 100 (2.5) n  Cây xấu Cây xấu = x 100 (2.6) n (n: Tổng số cây điều tra)

- Đánh giá chất lượng cây rừng bằng phương pháp phân loại từng cây trong OTC theo 3 cấp.

cao trung bình trở lên, thân thẳng, tán đều, ít bị chèn ép, tỉa cành tự nhiên tốt, không gẫy ngọn, không bị sâu bệnh.

Cây trung bình (B): Là những cây có D1.3, Hvn gần đạt đường kính, chiêu cao trung bình trở lên, tán hơi lệch, bị chèn ép một phần, tán vẫn nằm trong tầng tán chính của rừng, thân hơi cong, không gẫy ngọn và ít sâu bệnh.

Cây xấu (C): Là những cây bị chèn ép, tán nằm dưới tầng tán chính của rừng có D1.3, Hvn dưới trung bình hoặc cây cong queo, sâu bệnh, tỉa cành tự nhiên kém, thân bị cong hoặc bị tổn thương.

Xếp loại chất lượng cho lâm phần:

Lâm phần loại A: Số cây tốt (A): >60%; Số cây TB (B): <30%; Số cây xấu (C): <10%.

Lâm phần loại B: Số cây tốt (A): >40%; Số cây trung bình (B): < 45%; Số cây xấu (C): <15%

Lâm phần loại C: Có tỷ lệ cây mỗi loại thấp hơn ở lâm phần loại B. (Ngô Kim Khôi, Nguyễn Hải Tuất (1998).

2.4.2.3 Thu thập số liệu đểđánh giá hiệu quả rừng trồng Bạch đàn Cự vỹ * Thu thập số liệu về hiệu quả rừng trồng Bạch đàn cự vỹ

Sử dụng 02 hệ thống chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả rừng trồng Bạch đàn Cự vỹ trên địa bàn nghiên cứu như: Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

a. Phương pháp thu thập số liệu về hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế được xác định qua phân tích về chi phí và thu nhập qua chiết khấu trong từng mô hình nghiên cứu cụ thể:

- Chọn xã: Chọn 3 xã (Hòa Thắng, Tân Thành, Thiện Kỵ) có diện tích trồng Bạch đàn Cự vỹ nhiều để nghiên cứu.

- Chọn hộ trồng rừng: Mỗi xã chọn hộ điển hình cho các cấp đất khác nhau (tốt, trung bình và xấu) nhằm đánh giá ảnh hưởng toàn diện đến sinh trưởng, hiệu quả kinh tế trên địa bàn nghiên cứu.

33

+ Về chi phí: Tính toán đầy đủ theo giá hiện hành về các nội dung công việc từ khảo sát thiết kế - trồng - chăm sóc - bảo vệ đến khi khai thác rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả rừng trồng bạch đàn cự vỹ (e urophylla x e grandis) tại huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 30)