Giải pháp về kỹ thuật và thị trường nhằm nâng cao hiệu quả rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả rừng trồng bạch đàn cự vỹ (e urophylla x e grandis) tại huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 58 - 69)

Qua quá trình điều tra, phỏng vấn các hộ gia đình trồng rừng trên địa bàn huyện Hữu Lũng, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho việc trồng rừng thâm canh như sau.

a) Giải pháp về kỹ thuật

- Đối với diện tích sắp triển khai trồng rừng, cần tiến hành khảo sát, chọn địa điểm, lập hồ sơ thiết kế đảm bảo theo quy định, trong đó chú trọng khảo sát, đánh giá kỹ hiện trạng, thực địa để xây dựng phương án trồng mới hay khoanh nuôi có trồng bổ sung; tránh tình trạng bố trí đất trồng chồng lấn với đất sản xuất lâu đời của người dân; ưu tiên lựa chọn giống có khả năng sinh trưởng tốt, thích nghi với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng; đồng thời phải đáp ứng được mục tiêu của rừng.

- Chú trọng khâu lựa chọn cây giống, đảm bảo về chất lượng, tiêu chuẩn, có nguồn gốc xuất xứ, có giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con do cơ quan quản lý nhà nước cấp. Tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng trồng, chăm sóc rừng cho người lao động; kỹ thuật xử lý thực bì, cỏ dại, dây leo. Có giải pháp căn cơ, thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ nhằm kịp thời ngăn chặn việc phá hoại, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển rừng trồng.

51

- Điều chỉnh kỹ thuật trong giai đoạn chăm sóc và giai đoạn quản lý, bảo vệ cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng, nhất là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, thực bì, cỏ dại, dây leo phát triển nhanh. Tăng dần số lần chăm sóc ở năm thứ 2, thứ 3 từ 2 lần lên 3 lần/năm; năm thứ 4, trởđi từ 1 lần lên 2 lần/năm. Đề ra giải pháp tháo gỡ phần diện tích rừng do các chủ đầu tư hợp đồng trực tiếp với các Ban quản lý rừng; Công ty lâm nghiệp thực hiện trước đây nhưng hiện nay bị bỏ hoang, không được chăm sóc, bảo vệ do hết kinh phí, tránh lãng phí, thất thoát rừng.

- Chú ý tới công tác phòng chữa cháy rừng như trồng cây băng xanh, làm tốt công tác dự báo cháy rừng. Kết hợp với công tác phòng trừ sâu bệnh hại cây rừng.

- Khai thác: Áp dụng phương thức khai thác trắng trên toàn bộ diện tích rừng cùng tuổi nhưng không đểđất trống trong thời gian dài.

b) Về chính sách

- Công ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng và các chủ rừng cần tiếp tục nghiên cứu, bàn luận với người dân để cũng thỏa thuận về mức khoán sản phẩm cho phù hợp với từng cấp đất khác nhau, vốn đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật, cây giống, phân bón…

- Khi khai thác tiến hành theo thỏa thuận, dân tự khai thác hay thuê Công ty Lâm nghiệp, giá gỗ tính theo giá thị trường và người dân bỏ công trồng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ, người dân hưởng. Để đảm bảo thực hiện tốt các chính sách, giữa Công ty lâm nghiệp ký hợp đồng chặt chẽ với từng hộ dân để không bên nào phá vỡ hợp đồng. Công ty cần quan tâm hơn nữa ý kiến cũng nhưđời sống của người dân và cán bộở các đội sản xuất.

- Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước về phát triển lâm nghiệp tới các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có tham gia thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhất là các chính sách mới, những xu thế của thị trường trong nước và ngoài

nước đối với kinh tế lâm nghiệp, để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chủ động nắm bắt cơ hội và xây dựng chiến lược cho phát triển sản xuất lâm nghiệp. Ðồng thời tập trung các biện pháp quản lý và kỹ thuật để cải thiện chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp; quy hoạch cơ cấu vùng cây trồng hợp lý để tạo vùng nguyên liệu tập trung, ổn định; áp dụng các biện pháp canh tác lâm nghiệp tiên tiến, theo hướng ứng dụng công nghệ cao.

53

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả đánh giá về sinh trưởng và hiệu quả cây Bạch đàn cự vỹ, đề tài rút ra một số kết luận sau:

- Về sinh trưởng của cây bạch đàn Cự vỹ tại khu vực nghiên cứu:

Sinh trưởng của cây Bạch đàn Cự vỹ theo khu vực nghiên cứu: Các chỉ số D1.3, Hv.n, DT: nhìn chung tại khu vực nghiên cứu (Hòa Thắng, Tân Thành, Thiện Kỵ) không có sự sai khác lớn. Các vị trí chân đồi, sườn đồi và đỉnh đồi chưa ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng của cây bạch đàn Cự vỹ cả về D1.3, Hvn và Dt.

Về sinh trưởng cây Bạch đàn cự vỹ tuổi 4 ở các khu vực nghiên cứu khác nhau là khác nhau trung bình ở vị trí chân đồi D1.3đạt 11,10 cm, Hv.nđạt 14,28 m; Vị trí sườn đồi D1.3 đạt 11,08 cm, Hv.n đạt 14,12 m; Vị trí đỉnh đồi

D1.3 đạt 10,90 cm, Hv.n đạt 13,95 m. Như vậy, sinh trưởng của cây Bạch đàn cự vỹ ở vị trí chân đồi tốt hơn vị trí sườn đồi, vị trí sườn đồi tốt hơn ở vị trí đỉnh đồi.

- So sánh sinh trưởng giữa rừng trồng Bạch đàn cự vỹ với một số giống Bạch đàn khác (giống CT3, PN14) cùng 4 tuổi:

Kết quả nghiên cứu: Sau 4 năm trồng rừng Bạch đàn Cự vỹ mật độ còn lại đều lớn hơn 1.500 cây/ha, với đường kính đạt trung bình 11,03cm; Chiều cao đạt 14,12m; Chiều cao dưới cành đạt trung bình 10,73m; đường kinh tán 2,43m trữ lượng gỗđạt 119,61 m3/ha, so với dòng Bạch đàn CT3 trữ lượng gỗ đạt 107,54 m3/ha, trong khi đó trữ lượng gỗ dòng Bạch đàn PNCT3 chỉ đạt 85,68 m3/ha, cho thấy dòng Bạch đàn cự vỹ sinh trưởng tốt hơn hai giống so sánh.

Về chất lượng cây và lâm phần: Cây Bạch đàn cự vỹ có tỷ lệ cây tốt cao nhất, tiếp đến là cây Bạch đàn CT3, Dòng bạch đàn PN14 có tỷ lệ cây tốt thấp nhất.

- Về đặc điểm hiện trạng đất đai: Đất đai ở xã Thiện Kỵ là tốt nhất; Với tầng đất dày 81,9cm, tỷ lệ đá lẫn thấp 40% và độ ẩm đất cao nhất 33%; tiếp đến đất của xã Tân Thành; Với tầng đất dày 61,9cm, tỷ lệ đá lẫn thấp 47,3% và độ ẩm đất cao nhất 32%: Đất đai xã Hòa Thắng là xấu nhất; Với tỷ lệ đá lẫn tới 61,3%; độ dày tầng đất mỏng chỉđạt 48,8cm; độẩm chỉđạt 31,7%. - Hiệu quả kinh tế - xã hội:

Về hiệu quả kinh tế: Điển hình mô hình có hiệu quả kinh tế cao là mô hình 02 của xã Thiện Kỵ, trồng đúng lập địa, đầu tư đúng mức, áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật (lượng tăng trưởng bình quân đạt 29 m3/ha/năm, NPV = 57.358.675,64 đ/ha/chu kỳ, IRR = 36%, BCR = 2,312 lần, NAIV = 11.471.735 đ/ha/năm). Mô hình 01 xã Hòa Thắng trồng không đúng lập địa, đầu tư chi phí thấp, không áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật nên hiệu quả kinh tế thấp (lượng tăng trưởng bình quân đạt 25 m3/ha/năm, NPV = 29.934.730 đ/ha/chu kỳ, IRR = 28%, BCR = 1,597 lần, NAIV = 5.986.946 đ/ha/năm).

Về hiệu quả xã hội: Mô hình có số công lao động nhiều, đáp ứng được việc làm và được người dân áp dụng cao nhất là các mô hình ở xã Thiện Kỵ (bình quân 54,33 công/năm), người dân đầu tư nhiều công lao động vào trồng rừng nhiều hơn xã Tân Thành và xã Hòa Thắng.

- Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm năng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng Bạch đàn Cự vỹ trên địa bàn nghiên cứu.

Khu vực nghiên cứu là rừng trồng nguyên liệu, rừng trồng với các mật độ từ 1.600 cây/ha thì không cần tỉa thưa. Khi rừng đã được 5 năm tuổi thì tuỳ tình hình sinh trưởng của rừng có thể khai thác làm nguyên liệu giấy, gỗ bao bì hoặc ván dăm. Nếu xét thấy tình hình sinh trưởng kém, sản lượng đạt < 100m3 có thể để thêm 1 -2 năm sau mới tiến hành khai thác.

Ngoài ra, toàn bộ rừng trồng phải được bảo vệ nghiêm ngặt suốt chu kỳ kinh doanh, tuyệt đối không để mất rừng. Phải thường xuyên điều tra, canh

55

gác để theo dõi phòng chống lửa rừng, sâu, bệnh hại phát dịch và phòng ngừa gia súc phá hoại rừng trồng.

2. Đề nghị

Nhằm đáp ứng nhu cầu khách quan của việc nghiên cứu để phục vụ kịp thời công tác điều tra kinh doanh rừng trồng Bạch đàn Cự vỹ tôi xin đưa ra một sốđề nghị như sau:

Tiếp tục theo dõi các mô hình của đề tài cho đến hết chu kì kinh doanh và chu kỳ tiếp theo của giống Bạch đàn Cự vỹđể có những kết luận chính xác hơn. Nghiên cứu bổ sung một số biện pháp kĩ thuật khác nhau như làm đất, tỉa thưa, nuôi dưỡng, chuyển hoá rừng một số khu rừng từ nguyên liệu gỗ nhỏ thành rừng nguyên liệu gỗ lớn cho cây Bạch đàn Cự vỹ.

Tiếp tục nghiên cứu đặc điểm, tính chất công nghệ cây gỗ rừng trồng của Bạch đàn Cự vỹ ở các cỡ tuổi lớn hơn để xác định tuổi khai thác hợp lý cho chất lượng và hiệu quả cao nhất.

Công ty Lâm nghiệp và các hộ dân cần phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý, kịp thời để chăm sóc rừng Bạch đàn Cự vỹ sinh trưởng và phát triển tốt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Ngô Quang Đê và Cs (1992), Giáo trình “Lâm sinh học”, tập 01, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 1992.

2. Hoàng Sỹ Động (2005), “Một số đột phá trong phát triển Lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020” Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Võ Đại Hải và cộng sự (2005), “Đánh giá hiệu quả trồng rừng sản xuất

ở một số tỉnh trọng điểm vùng Miền núi phía Bắc”. Báo cáo kết quả nghiên cứu, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (tr 30,32).

4. Bùi Thị Huế, 1996, Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng rừng Bạch đàn (E. camaldulensis Dehnh) đến một số tính chất đất vùng đồi núi thấp miền Bắc - Việt Nam, Luận án tiến sĩ khoa học Nông nghiệp.

5. Hà Quang Khải (1999), “Giáo trình đất Lâm nghiệp” Đại học Lâm nghiệp; Nxb Nông nghiệp.

6. Ngô Kim Khôi, Nguyễn Hải Tuất (1998), Giáo trình: Thống kê toán học trong Lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Phùng Ngọc Lan (1982), Lâm sinh học, tập 1, Giáo trình Đại học Lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Phạm Quang Minh, 1972 - 1977. Báo cáo kết quả nghiên cứu về kỹ thuật làm đất, bón phân lân và vôi cho rừng Bạch đàn liễu trồng ở Trung tâm

Đại Lải, Viện Khoa học Lâm nghiệp.

9. Đoàn Hoài Nam (2004), “Đánh giá hiệu quả kinh tế - sinh thái của một số

mô hình rừng trồng tại vùng Đông Bắc”, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT (3), tr 257-258.

10. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001), Nhân giống vô tính và trồng rừng dòng vô tính. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

57

11. Vũ Tấn Phương (2001), Nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh trưởng của Keo lai với một số tính chất đất ở Ba Vì, Luận văn Thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học lâm nghiệp, Hà Tây.

12. Nguyễn Hồng Quân (1991), Thực trạng về trồng Bạch đàn ở Việt Nam, Hội thảo Bạch đàn và môi trường ở Việt Nam, Bộ Lâm nghiệp, Hà Nội 6/1991, tr 6-16.

13. Trần Công Quân, Đăng Kim Vui (2010), “Nghiên cứu phân chia lập địa phục vụ trồng rừng để cung cấp nguyên liệu ván dăm tại huyện Đồng Hỷ

- tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2/2010, tr 99-103.

14. Trần Duy Rương (2005), “Hiệu quả kinh tế của trồng rừng Keo lai ở

tỉnh Bình định”, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT (5), tr. 59-60.

15. Đỗ Đình Sâm và các cộng tác viên (2001),Nghiên cứu bổ sung những vấn đề kỹ thuật lâm sinh nhằm thực hiện có hiệu quả đề án: Đẩy mạnh trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên (1998-2000), Báo cáo tổng kết đề tài độc lập cấp Nhà nước, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

16. Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Xuân Quát, Đoàn Hoài Nam (2006), “Kỹ thuật trồng rừng thâm canh một số loài cây gỗ nguyên liệu, Nhà Xuất bản Thống kê, 2006.

17. Mạc Hoàng Thanh (2006), Sinh trưởng phát triển cây Bạch đàn Cự vỹ

tại huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên bái, Luận văn cao học, khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

18. Nguyễn Anh Tuấn (2006), Báo cáo đánh giá điều tra trồng rừng nguyên liệu tại lâm trường vùng trung tâm Bắc Bộ giai đoạn 2000 - 2004, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh Phú Thọ.

19. Hoàng Xuân Tý (1985), “Đánh giá tiềm năng và hướng dẫn sử dụng đất vùng Trung tâm trong kinh doanh rừng nguyên liệu giấy”, Báo cáo đề tài nghiên cứu, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

II Tài liệu tiếng Anh

20. Christian Cossalter and Charlie Pye - Smith (2003), Fast - wood forestry - Myths and realities, CIOR Jakarta Indonesia, (ISBN 979 -3361-09-3). 21. Doran, J. C., Turnbull,J. W., Martensz, P. N., Thomson, L. A. J. and

Hall, N., 1997. Introduction to the species digest. Australian Trees and Shrubs: species for land rehabilitation and farm planting in the tropics. Ed. J. C. Doran and J .W. Turbull. CIAR monograph. No.24, pp.89_344. 22. FAO (2007), State of the world’s forest. FAO, Rome

23. Li Y. and Chen D. (1992), Fetility degradation and growth response in Chinese fir platations. Pro 2nd Intl Symp Forest soil Cuidad Vennezuela. 24. Magini, E., 1974. Breeding Forest Tree Breeding in the World. Ed.

By.R.Toda, TOKYO, 91 _101.

59

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

Phụ lục về các bảng, biểu

Bảng 1.1 Thống kê các hàm sinh trưởng cây rừng

Tác giả Năm Dạng hàm bài toán

Gompertz 1825 Y = m (1- exp) ( -c1.X)3

Moscherlich 1919 Y = m.exp ( -c1.exp) (-b.x)

Kosum 1935 Y = m.exp ( a/2) ( lnX - lnK)

Korf 1939 Y = m.exp ( -c1.x-c1)

Schumacher 1980 Y = m.exp ( -b/Ak)

Phụ Bảng 3.2: Kết quả so sánh sinh trưởng của rừng trồng Bạch đàn Cư vỹ 4 tuổi về các chỉ số D1.3, Hv.n, Dt trên ba vị trí địa hình

Khu vực Cặp so sánh /UD1.3/ /UHvn/ /UDt/ Uα /2 Kết luận Hòa Thắng Chân - Sườn 0.43 0.29 0.32 1.96 H0D+, H0H+, H0Dt+ Sườn - Đỉnh 0.28 0.28 0.22 1.96 H0D+, H0H+, H0Dt+ Chân - Đỉnh 0.74 0.53 0.64 1.96 H0D+, H0H+, H0Dt+ Tân Thành Chân - Sườn 0.19 0.19 0.38 1.96 H0D+, H0H+, H0Dt+ Sườn - Đỉnh 0.57 0.39 0.21 1.96 H0D+, H0H+, H0Dt+ Chân - Đỉnh 0.76 0.61 0.62 1.96 H0D+, H0H+, H0Dt+ Thiện Kỵ Chân - Sườn 0.28 0.27 0.49 1.96 H0D+, H0H+, H0Dt+ Sườn - Đỉnh 0.58 0.44 0.18 1.96 H0D+, H0H+, H0Dt+ Chân - Đỉnh 0.92 0.66 0.68 1.96 H0D+, H0H+, H0Dt+

Phụ Bảng 3.3: Kết quả so sánh sinh trưởng của rừng trồng Bạch đàn Cư vỹ 4 tuổi về các chỉ số D1.3, Hv.n, DT giữa các xã trên địa bàn nghiên cứu

Cặp so sánh /UD1.3/ /UHvn/ /UDt/ Uα /2 Kết luận

Hòa Thắng – Tân Thành 3.03 2.16 1.24 1.96 H0D-, H0H-, H0Dt-

Tân Thành – Thiện Kỵ 3.40 3.54 1.40 1.96 H0D-, H0H-, H0Dt-

Phụ Bảng 3.4. Biểu tăng trưởng về trữ lượng giữa rừng trồng Bạch đàn Cự vỹ 4 tuổi với một số giống Bạch đàn khác (CT3, PN14) cùng tuổi

Loài Mật độ (cây/ha) D1.3 (cm) Hvn (m) Hdc (m) Dt (m) M (m3/ha) ∆M (m3/ha/năm) Chất lượng Bạch đàn Cự vỹ 1.536 11,03 14,12 10,73 2,43 119,61 29,90 Tốt Bạch đàn CT3 1.507 10,29 13,87 9,48 2,34 107,57 26,89 Trung bình Bạch đàn PN14 1.397 9,02 13,60 9,36 1,91 85,69 21,42 Trung bình

Phụ Bảng 3.5: Kết quả so sánh sinh trưởng của rừng trồng Bạch đàn cự vỹ 4 tuổi với giống Bạch đàn CT3, PN14 về các chỉ số D1.3, Hv.n, DT trên 3

vị trí địa hình của cùng một cấp đất Cặp so sánh /UD1.3/ /UHvn/ /UDt/ Uα /2 Kết luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả rừng trồng bạch đàn cự vỹ (e urophylla x e grandis) tại huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 58 - 69)