Tận dụng cá phế thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất dịch thủy phân giàu đạm từ các phụ phẩm bằng chế phẩm aspergillus oryzae n2 và bước đầu ứng dụng trong nông nghiệp (Trang 26 - 27)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.3.4. Tận dụng cá phế thải

Đầu, xương sống, ruột,… chế biến bột cá làm thức ăn công nghiệp phục vụ chăn nuôi bằng cách nấu chín, ép và sấy khô. Hiện nay ở Việt Nam có hai loại bột cá chủ yếu là bột cá biển từ nguyên liệu cá biển (cá nước mặn) và bột cá từ nguyên liệu cá tra (cá nước ngọt). Tùy vào nguyên liệu chế biến sẽ làm ra hai loại sản phẩm bột cá. Từ cá kém chất lượng sẽ thu được bột cá dùng trong chăn nuôi và thủy sản. Bột cá chứa 55 - 67% là đạm tổng số, trong đó đạm tiêu hóa và hấp thu là 80 - 95% (tùy vào công nghệ chế biến và nguyên liệu ban đầu), trong khi đạm tiêu hóa của các nguồn protein thực vật chỉ ở mức tiêu hóa và hấp thu 30 - 40% (Nguyễn Kim Đường, 2017).

Đa phần, lượng phế thải này được sử dụng để sản xuất dầu diezel (phần phế thải chứa mỡ cá), phần lớn còn lại được dùng làm thức ăn chăn nuôi hoặc tiêu hủy. Điều này ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người lao động do phương pháp xử lý còn nhiều hạn chế, kém hiệu quả. Do đó đã có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng hiệu quả nguyên liệu thủy hải sản nói chung và cá nói riêng nhằm nâng cao giá trị của phế liệu thủy hải sản và giảm tác động đến môi trường như:

Năm 2009, Nguyễn Thế Trang và cs đã nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm vi khuẩn lactic lên sự thay đổi hàm lượng axit amin của cá tạp sau thời gian bảo quản và ứng dụng cho nuôi trồng thủy sản. Trang Sỹ Trung và cs (2009), nghiên cứu protein thu hồi từ dịch thải máu cá tra.

Năm 2012, Nguyễn Thị Mỹ Hương đã nghiên cứu sản phẩm thủy phân protein từ đầu cá ngừ vây vàng bằng protease thương mại. Năm 2014, tác giả tiếp tục nghiên cứu thành phần dinh dưỡng của các sản phẩm thủy phân từ đầu và xương cá chẽm bằng enzyme flavourzyme.

Năm 2013, Nguyễn Thị Ngọc Hoài và cs đã nghiên cứu tối ưu hóa quá trình thủy phân protein từ đầu tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) bằng alcalase theo phương pháp mặt đáp đứng.

Năm 2015, Trần Thanh Trúc và cs nghiên cứu khả năng thủy phân dịch protein của thịt đầu tôm sú bằng enzyme protease nội tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất dịch thủy phân giàu đạm từ các phụ phẩm bằng chế phẩm aspergillus oryzae n2 và bước đầu ứng dụng trong nông nghiệp (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)