PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất dịch thủy phân giàu đạm từ các phụ phẩm bằng chế phẩm aspergillus oryzae n2 và bước đầu ứng dụng trong nông nghiệp (Trang 35)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

2.3.1.1. B trí thí nghim kho sát các yếu tảnh hưởng đến quá trình thy phân cá phế thi bng chế phm A. oryzae N2

Dựa trên nghiên cứu của Ghaly và cs (2013), chúng tôi đề xuất quy trình sản xuất dịch thủy phân từ cá phế thải như hình 2.1.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ chế phẩm A. oryzae N2 đến khả năng thủy phân cá phế thải

Ở thí nghiệm này, chúng tôi sử dụng chế phẩm A. oryzae N2 được phối trộn với cá phế thải với các tỷ lệ 0%, 2%, 4% và 6% khối lượng, các thí nghiệm được thực hiện ở nhiệt độ và thời gian cố định. Thí nghiệm bố trí với 4 công thức, mỗi công

thức được lặp lại 3 lần như sau:

CT1: Bổ sung chế phẩm với tỷ lệ 0% so với lượng nguyên liệu ban đầu CT2: Bổ sung chế phẩm với tỷ lệ 2% so với lượng nguyên liệu ban đầu. CT3: Bổ sung chế phẩm với tỷ lệ 4% so với lượng nguyên liệu ban đầu. CT4: Bổ sung chế phẩm với tỷ lệ 6% so với lượng nguyên liệu ban đầu.

Sau khi kết thúc quá trình thủy phân, dịch chiết thu được ở các thí nghiệm với tỷ lệ chế phẩm khác nhau được xác định đạm tổng số, amino acid, tỷ lệ đạm thu hồi và sản lượng dịch thu được để chọn tỷ lệ chế phẩm thích hợp thực hiện các thí nghiệm tiếp theo.

Hình 2.1. Sơ đồ tổng quát bố trí thí nghiệm khảo sát các yếu tốảnh hưởng đến quá trình thủy phân cá phế thải bằng chế phẩm A. oryzae N2

- Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độđến khảnăng thủy phân cá phế thải

Sau khi đã xác định được tỷ lệ chế phẩm bổ sung tiến hành quá trình thủy phân cá phế thải với tỷ lệ chế phẩm và thời gian cố định với nhiệt độ thủy phân được thay đổi. Thí nghiệm bố trí với 4 công thức, mỗi công thức lặp lại 3 lần như sau:

CT1: Nhiệt độ thủy phân là 25oC. Chế phẩm A. oryzae N2 0%, 2%; 4% và 6% Cá phế thải Phối trộn Thủy phân: Nhiệt độ: 25, 30, 35 và 40oC Thời gian: 10, 20 và 30 ngày

Lọc loại bỏ bã Hàm lượng đạm tổng số Hàm lượng amino acid Tỷ lệ đạm thu hồi Dịch lọc Tỷ lệ sản lượng dịch thu được

CT2: Nhiệt độ thủy phân là 30oC. CT3: Nhiệt độ thủy phân là 35oC. CT4: Nhiệt độ thủy phân là 40oC.

Kết thúc quá trình thủy phân, dịch chiết thu được ở các thí nghiệm với các nhiệt độ khác nhau được phân tích các chỉ tiêu để chọn ra nhiệt độ thích hợp nhất.

-Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian đến khảnăng thủy phân cá phế thải

Sau khi đã xác định được tỷ lệ chế phẩm và nhiệt độ thủy phân tiến hành quá trình thủy phân cá phế thải với thời gian thay đổi. Thí nghiệm bố trí với 4 công thức, mỗi công thức lặp lại 3 lần.

CT1: Thời gian thủy phân là 10 ngày. CT2: Thời gian thủy phân là 20 ngày. CT3: Thời gian thủy phân là 30 ngày. CT4: Thời gian thủy phân là 40 ngày.

Kết thúc quá trình thủy phân, dịch chiết thu được ở các thí nghiệm với các thời gian khác nhau được xác định đạm tổng số, amino acid, sản lượng dịch thu được, tỷ lệ đạm thu hồi để chọn thời gian thích hợp.

2.3.1.2. Bố trí thí nghiệm khảo sát các yếu tốảnh hưởng đến quá trình thủy phân khô dầu lạc bằng chế phẩm A. oryzae N2

Dựa trên nghiên cứu của Zambare (2010) chúng tôi bố trí thí nghiệm sản xuất dịch thủy phân khô dầu lạc như hình 2.2.

Trên cơ sở quy trình đã được tham khảo, chúng tôi tiến hành bố trí một số thí nghiệm để đưa ra điều kiện tốt nhất cho quá trình sản xuất.

- Ảnh hưởng của tỷ lệnước bổsung đến khảnăng thủy phân của khô dầu lạc

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ nước bổ sung đến khả năng thủy phân của khô dầu lạc. Thí nghiệm bố trí với 4 công thức, mỗi công thức được lặp lại 3 lần. Các chỉ tiêu được cố định như: tỷ lệ chế phẩm A. oryzae N2 bổ sung là 6%, tiến hành thủy phân ở nhiệt độ 30oC và thời gian 20 ngày với các tỷ lệ nước bổ sung như sau:

CT1: Tỷ lệ nước và khô dầu lạc là 0:1. CT2: Tỷ lệ nước và khô dầu lạc là 1:1. CT3: Tỷ lệ nước và khô dầu lạc là 1:2. CT4: Tỷ lệ nước và khô dầu lạc là 2:1.

Sau khi kết thúc quá trình thủy phân tiến hành thu dịch lọc và phân tích các chỉ tiêu để chọn ra được tỷ lệ nước bổ sung tốt nhất.

Hình 2.2. Sơđồ tổng quát bố trí thí nghiệm khảo sát các yếu tốảnh hưởng đến quá trình thủy phân khô dầu lạc bằng chế phẩm A. oryzae N2

- Ảnh hưởng của tỷ lệ chế phẩm A. oryzae N2 bổ sung đến khảnăng thủy phân của khô dầu lạc

Tiến hành quá trình thủy phân khô dầu lạc với tỷ lệ nước đã chọn được ở thí nghiệm trên. Thí nghiệm bố trí với 4 công thức, mỗi công thức được lặp lại 3 lần. Các thí nghiệm được thực hiện ở nhiệt độ và thời gian cố định (30oC và 20 ngày) với các tỷ lệ chế phẩm bổ sung khác nhau theo công thức như sau:

CT1: Bổ sung chế phẩm với tỷ lệ 0% so với lượng nguyên liệu ban đầu.

Khô dầu lạc Nước

Phối trộn Tỷ lệ 0:1, 1:1, 1:2 và 2:1 Ngâm 1 giờ Phối trộn Thủy phân: Nhiệt độ: 25, 30, 35 và 40oC Thời gian: 10, 20 và 30 ngày Chế phẩm A. oryzae N2 0%, 2%; 4% và 6% Lọc loại bỏ bã Thanh trùng 121oC, 15 phút Hàm lượng đạm tổng số Hàm lượng amino acid Tỷ lệ đạm thu hồi Dịch lọc Tỷ lệ sản lượng dịch thu được Làm nguội

CT2: Bổ sung chế phẩm với tỷ lệ 2% so với lượng nguyên liệu ban đầu. CT3: Bổ sung chế phẩm với tỷ lệ 4% so với lượng nguyên liệu ban đầu. CT4: Bổ sung chế phẩm với tỷ lệ 6% so với lượng nguyên liệu ban đầu.

Kết thúc quá trình thủy phân tiến hành thu dịch lọc và phân tích các chỉ tiêu để chọn ra được tỷ lệ chế phẩm tốt nhất.

- Ảnh hưởng của nhiệt độđến khảnăng thủy phân của khô dầu lạc

Sau khi đã xác định được tỷ lệ nước và chế phẩm bổ sung, tiến hành quá trình thủy phân khô dầu lạc với nhiệt độ thủy phân thay đổi và thời gian cố định 20 ngày. Thí nghiệm bố trí với 4 công thức, mỗi công thức lặp lại 3 lần như sau:

CT1: Nhiệt độ thủy phân là 25oC. CT2: Nhiệt độ thủy phân là 30oC. CT3: Nhiệt độ thủy phân là 35oC. CT4: Nhiệt độ thủy phân là 40oC.

Kết thúc quá trình thủy phân tiến hành thu dịch lọc và phân tích các chỉ tiêu để chọn ra được nhiệt độ thủy phân tốt nhất.

- Ảnh hưởng của thời gian đến khảnăng thủy phân của khô dầu lạc

Thí nghiệm được thực hiện khi đã xác định được tỷ lệ nước, tỷ lệ chế phẩm bổ sung và nhiệt độ thủy phân tối ưu đã xác định được ở các thí nghiệm trên với thời gian thủy phân thay đổi. Thí nghiệm bố trí với 4 công thức, mỗi công thức lặp lại 3 lần:

CT1: Thời gian thủy phân là 10 ngày. CT2: Thời gian thủy phân là 20 ngày. CT3: Thời gian thủy phân là 30 ngày. CT4: Thời gian thủy phân là 40 ngày.

Kết thúc quá trình thủy phân tiến hành thu dịch lọc và phân tích các chỉ tiêu để chọn thời gian thủy phân tốt nhất. Từ đó chọn được các điều kiện tối ưu cho quá trình thủy phân khô dầu lạc bằng chế phẩm A. oryzae N2.

2.3.1.3. Bố trí thí nghiệm khảo sát tỷ lệ cá phế thải và khô dầu lạc khi thủy phân bằng chế phẩm A. oryzae N2

Sau khi đã xác định được tỷ lệ nước bổ sung vào thủy phân khô dầu lạc; tỷ lệ chế phẩm bổ sung, nhiệt độ và thời gian thủy phân cá phế thải và khô dầu lạc, tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giữa cá phế thải và khô dầu lạc khi thủy phân bằng chế phẩm A. oryzae N2 đến chất lượng dịch thủy phân.

Hình 2.3. Sơ đồ tổng quát bố trí thí nghiệm khảo sát tỷ lệ phối trộn cá phế thải và khô dầu lạc khi thủy phân bằng chế phẩm A. oryzae N2

Thí nghiệm bố trí với 5 công thức, mỗi công thức lặp lại 3 lần như sau: CT1: Tỷ lệ cá và khô dầu lạc là 0:1 CT2: Tỷ lệ cá và khô dầu lạc là 1:0 CT3: Tỷ lệ cá và khô dầu lạc là 1:1 CT4: Tỷ lệ cá và khô dầu lạc là 1:2 CT5: Tỷ lệ cá và khô dầu lạc là 2:1 Cá phế phẩm

Khô dầu lạc Nước

Phối trộn theo tỷ lệ thích hợp theo khảo sát trên

Ngâm 1 giờ

Thanh trùng 121oC, 15 phút

Làm nguội

Phối trộn cá phế phẩm: khô dầu lạc (Tỷ lệ: 0:1, 1:0, 1:1, 1:2 và 2:1)

Thủy phân ở nhiệt độ, thời gian và tỷ lệ chế phẩm A. oryzae N2 thích hợp

theo khảo sát trên

Lọc loại bỏ bã Hàm lượng đạm tổng số Hàm lượng amino acid Tỷ lệ đạm thu hồi Dịch lọc Tỷ lệ sản lượng dịch thu được

Kết thúc quá trình thủy phân, dịch chiết thu được ở các thí nghiệm với các thời gian khác nhau được xác định đạm tổng số, amino acid, tỷ lệ đạm thu hồi, tỷ lệ sản lượng dịch thu được để chọn tỷ lệ phối trộn thích hợp.

2.3.1.4. Bước đầu ứng dụng dịch thủy phân vào sản xuất nông nghiệp

Các thí nghiệm ứng dụng dịch thủy phân vào trồng rau xà lách được trồng trong nhà màng theo phương pháp thủy canh tĩnh, nước và dịch thủy phân cho vào trong thùng xốp, phần bệ giữ cây là phần nắp thùng đục lỗ để bỏ các rọ cây, phần rễ cây ngập chìm trong nước có chứa dịch dinh dưỡng và được thực hiện tại Viện Nghiên cứu và Phát triển trực thuộc Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế và đánh giá hiệu quả của dịch thủy phân đối với cây trồng.

Dịch thủy phân được sản xuất từ hỗn hợp cá phế thải và khô dầu lạc có chất lượng tốt nhất được sử dụng để bước đầu ứng dụng vào trồng rau xà lách. Thí nghiệm được bố trí gồm 4 công thức, mỗi công thức được lặp lại 3 lần trên cây rau xà lách trồng trong thùng xốp, mỗi thùng có 6 cây. Thí nghiệm được bố trí như sau:

CT0: Sử dụng dung dịch thủy canh NOVA ISA làm đối chứng. Dung dịch thủy canh NOVA ISA là phân bón chuyên dùng cho rau thủy canh, do công ty TNHH Sanova Việt Nam phân phối. Mỗi bộ NOVA ISA gồm 2 lọ (1 lọ Hydro Part A và 1 lọ Hydro Part B) sử dụng để trồng rau bằng cách cho 100 mL Part A và 100 mL Part B vào trong 20 lít nước.

CT1: Sử dụng dịch hỗn hợp dịch thủy phân tỷ lệ 1% so với lượng nước sử dụng để trồng rau.

CT2: Sử dụng dịch hỗn hợp dịch thủy phân tỷ lệ 2% so với lượng nước sử dụng để trồng rau.

CT3: Sử dụng dịch hỗn hợp dịch thủy phân tỷ lệ 3% so với lượng nước sử dụng để trồng rau.

Cách tiến hành: Rau xà lách được trồng trong thùng xốp cùng với các dung dịch dinh dưỡng đã chuẩn bị, các dung dịch này được cho vào thùng xốp theo tỷ lệ đã xác định như trên cùng với lượng nước sử dụng là 20 lít nước mỗi thùng. Trong quá trình trồng rau xà lách, nước và các dung dịch dinh dưỡng được kiểm tra và thay mới 10 ngày 1 lần.

Rau xà lách được trồng 40 ngày tại các thí nghiệm 1, 2 và 3 sau khi thu hoạch được xác định các chỉ tiêu sau:

- Hàm lượng chất xơ. - Hàm lượng đường khử. - Hàm lượng vitamin C.

- Hàm lượng khoáng.

2.3.2. Phương pháp vật lý

2.3.2.1. Xác định hàm lượng khoáng trong nguyên liu

Nguyên tắc: Dùng nhiệt độ (530oC - 550oC) nung nóng hoàn toàn các chất hữu cơ có trong nguyên liệu. Phần tro còn lại chính là phần khoáng, đem cân trọng lượng sẽ xác định được hàm lượng tro (Nguyễn Văn Mùi, 2001).

Cách tiến hành: Trình bày ở mục 1.2.1, Phụ lục 1

2.3.2.2. Xác định độm

Nguyên tắc: Xác định độ ẩm bằng phương pháp sấy đến khối lượng không đổi, sấy mẫu ở nhiệt độ 105oC đến khối lượng không đổi. Chênh lệch khối lượng mẫu trước và sau khi sấy là lượng ẩm đã bay hơi (TCVN 1867:2001).

Cách tiến hành: Trình bày ở mục 1.2.2, Phụ lục 1.

2.3.3. Phương pháp hóa sinh

2.3.3.1. Xác định hàm lượng đạm tng s, t lđạm thu hi

- Xác định hàm lượng đạm tổng số

Nguyên tắc: Xác định hàm lượng protein bằng phương pháp Kjeldahl. Mẫu được vô cơ hóa bằng H2SO4 đậm đặc ở nhiệt độ cao và có chất xúc tác, chuyển toàn bộ nitơ trong nguyên liệu về dạng muối (NH4)2SO4. Sau đó dùng NaOH đẩy NH3 ra và dùng hơi nước lôi cuốn NH3 ra khỏi thiết bị chưng cất vào cốc hứng chứa H3BO3, cuối cùng lấy bình hứng ra và chuẩn độ lại bằng H2SO4 0,1N. Từ đó tính được lượng nitơ tổng số. Muốn tính lượng protein ta lấy lượng nitơ tổng số nhân với hệ số protein của lạc hoặc cá phế thải là 6 (Nguyễn Văn Mùi, 2001).

Cách tiến hành: Trình bày ở mục 1.2.3, Phụ lục 1.

- Xác định tỷ lệđạm thu hồi

Thu hồi đạm được xác định theo Liaset và cs (2002) như sau:

Thu hồi đạm (%) = Lượng đạm tổng số trong sản phẩm thủy phân (g) x 100/lượng đạm tổng số trong sản phẩm đem thủy phân (g).

2.3.3.2. Xác định hàm lượng amino acid

Nguyên tắc: xác định hàm lượng amino acid bằng phương pháp chuẩn độ N- formol, các amino acid có chứa nhóm -NH2 và -COOH, khi gặp formol nhóm -NH2 chuyển thành metylenic -N=CH2. Hợp chất tạo thành có tính acid mạnh hơn amino acid tự do, các nhóm carboxyl của chúng dễ dàng phân định bằng kiềm, qua đó gián tiếp tính được lượng nitơ amino acid có trong dung dịch (Nguyễn Văn Mùi, 2001).

Cách tiến hành: Trình bày ở mục 1.2.4, Phụ lục 1.

2.3.3.3. Xác định hàm lượng đường kh

Nguyên tắc: hàm lượng đường khử tổng số được xác định theo phương pháp Bertrand (TCVN 4594:1988). Nguyên tắc của phương pháp này là dựa vào phản ứng oxy hóa giữa đường khử với ion kim loại trong môi trường có tính kiềm (Nguyễn Văn Mùi, 2001).

Cách tiến hành: Trình bày ở mục 1.2.5, Phụ lục 1

2.3.3.4. Xác định hàm lượng vitamin C

Nguyên tắc: vitamin C có thể khử dung dịch iot. Dựa vào lượng iot bị khử bởi vitamin C có trong mẫu, ta tìm được hàm lượng vitamin C (Nguyễn Văn Mùi, 2001).

Cách tiến hành: Trình bày ở mục 1.2.6, Phụ lục 1

2.3.3.5. Xác định hàm lượng cellulose

Nguyên tắc: định lượng cellulose dựa trên tính chất bền của cellulose đối với tác dụng của acid mạnh và kiềm mạnh, không bị phân hủy dưới tác dụng của acid yếu. Các chất khác thường đi kèm theo cellulose như hemicelluloses, lignin, tinh bột,… ít bền hơn đối với tác dụng của acid và kiềm nên bị oxy hóa và phân giải sau đó tan vào dung dịch sau khi xử lý nguyên liệu (Nguyễn Văn Mùi, 2001).

Cách tiến hành: Trình bày ở mục 1.2.7, Phụ lục 1

2.3.4. Xử lý số liệu

Sử dụng Microsoft excel để xử lý các số liệu thô thu được từ thí nghiệm; phân tích ANOVA và kiểm định Turkey (5%) để so sánh sự khác biệt trung bình giữa các nghiệm thức. Các phân tích thống kê sử dụng phần mềm Minitab 18.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THỦY PHÂN CÁ PHẾ THẢI BẰNG CHẾ PHẨM A. oryzae N2 THỦY PHÂN CÁ PHẾ THẢI BẰNG CHẾ PHẨM A. oryzae N2

3.1.1. Xác định hàm lượng đạm tổng số ban đầu của cá phế thải

Cá phế thải (các loại cá chất lượng kém, đã có hiện tượng hư hỏng) được mua từ các chợ trên địa bàn thành phố Huế, phân tích hàm lượng đạm tổng số ban đầu thu được là 54,61%. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hương (2014) khi khảo sát hàm lượng protein tổng số ban đầu của đầu và xương cá chẽm (16,4%), nghiên cứu của Đỗ Thị Thanh Thủy và cs (2017) khi khảo sát hàm lượng protein tổng số ban đầu của cá nục gai (18,28%) và nghiên cứu của Trần Kiều Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất dịch thủy phân giàu đạm từ các phụ phẩm bằng chế phẩm aspergillus oryzae n2 và bước đầu ứng dụng trong nông nghiệp (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)