3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
2.3.3. Phương pháp hóa sinh
2.3.3.1. Xác định hàm lượng đạm tổng số, tỷ lệđạm thu hồi
- Xác định hàm lượng đạm tổng số
Nguyên tắc: Xác định hàm lượng protein bằng phương pháp Kjeldahl. Mẫu được vô cơ hóa bằng H2SO4 đậm đặc ở nhiệt độ cao và có chất xúc tác, chuyển toàn bộ nitơ trong nguyên liệu về dạng muối (NH4)2SO4. Sau đó dùng NaOH đẩy NH3 ra và dùng hơi nước lôi cuốn NH3 ra khỏi thiết bị chưng cất vào cốc hứng chứa H3BO3, cuối cùng lấy bình hứng ra và chuẩn độ lại bằng H2SO4 0,1N. Từ đó tính được lượng nitơ tổng số. Muốn tính lượng protein ta lấy lượng nitơ tổng số nhân với hệ số protein của lạc hoặc cá phế thải là 6 (Nguyễn Văn Mùi, 2001).
Cách tiến hành: Trình bày ở mục 1.2.3, Phụ lục 1.
- Xác định tỷ lệđạm thu hồi
Thu hồi đạm được xác định theo Liaset và cs (2002) như sau:
Thu hồi đạm (%) = Lượng đạm tổng số trong sản phẩm thủy phân (g) x 100/lượng đạm tổng số trong sản phẩm đem thủy phân (g).
2.3.3.2. Xác định hàm lượng amino acid
Nguyên tắc: xác định hàm lượng amino acid bằng phương pháp chuẩn độ N- formol, các amino acid có chứa nhóm -NH2 và -COOH, khi gặp formol nhóm -NH2 chuyển thành metylenic -N=CH2. Hợp chất tạo thành có tính acid mạnh hơn amino acid tự do, các nhóm carboxyl của chúng dễ dàng phân định bằng kiềm, qua đó gián tiếp tính được lượng nitơ amino acid có trong dung dịch (Nguyễn Văn Mùi, 2001).
Cách tiến hành: Trình bày ở mục 1.2.4, Phụ lục 1.
2.3.3.3. Xác định hàm lượng đường khử
Nguyên tắc: hàm lượng đường khử tổng số được xác định theo phương pháp Bertrand (TCVN 4594:1988). Nguyên tắc của phương pháp này là dựa vào phản ứng oxy hóa giữa đường khử với ion kim loại trong môi trường có tính kiềm (Nguyễn Văn Mùi, 2001).
Cách tiến hành: Trình bày ở mục 1.2.5, Phụ lục 1
2.3.3.4. Xác định hàm lượng vitamin C
Nguyên tắc: vitamin C có thể khử dung dịch iot. Dựa vào lượng iot bị khử bởi vitamin C có trong mẫu, ta tìm được hàm lượng vitamin C (Nguyễn Văn Mùi, 2001).
Cách tiến hành: Trình bày ở mục 1.2.6, Phụ lục 1
2.3.3.5. Xác định hàm lượng cellulose
Nguyên tắc: định lượng cellulose dựa trên tính chất bền của cellulose đối với tác dụng của acid mạnh và kiềm mạnh, không bị phân hủy dưới tác dụng của acid yếu. Các chất khác thường đi kèm theo cellulose như hemicelluloses, lignin, tinh bột,… ít bền hơn đối với tác dụng của acid và kiềm nên bị oxy hóa và phân giải sau đó tan vào dung dịch sau khi xử lý nguyên liệu (Nguyễn Văn Mùi, 2001).
Cách tiến hành: Trình bày ở mục 1.2.7, Phụ lục 1