3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH
Để khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm A. oryzae N2 đến khả năng thủy phân cá phế thải, chúng tôi bố trí tỷ lệ bổ sung chế phẩm ở 0, 2, 4 và 6%. Sau đó, xác định các chỉ tiêu đạm tổng số, hàm lượng amino acid, tỷ lệ đạm thu hồi và tỷ lệ sản lượng dịch thu được. Kết quả được trình bày ở hình 3.1, 3.2, 3.3.
Hình 3.1 cho thấy, khi tăng tỷ lệ chế phẩm bổ sung thu được hàm lượng đạm tổng số và amino acid tổng số tăng theo tỷ lệ thuận, thấp nhất khi không bổ sung chế phẩm và đạt cao nhất ở tỷ lệ bổ sung chế phẩm 4%, lần lượt là (16,58%, 0,52 g/L và 36,90%, 3,95 g/L). Khi tiếp tục bổ sung chế phẩm ở tỷ lệ 6% thu được hàm lượng đạm tổng số và amino acid tổng số không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với bổ sung chế phẩm ở tỷ lệ 4%. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Kiều Anh và cs (2017), khi bổ sung tỷ lệ enzyme/cơ chất là 4% thu được hàm lượng amino acid cao nhất và không có sự sai khác về ý nghĩa so với tỷ lệ 5%. Ngoài ra, hàm lượng amino acid trong dịch thủy phân thu được ở thí nghiệm của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Khan và cs (2003) khi thủy phân protein cá phế thải.
Tương ứng với hàm lượng đạm tổng số, tỷ lệ đạm thu hồi thấp nhất ở mẫu đối chứng (tỷ lệ chế phẩm 0%) và tăng lên khi bổ sung chế phẩm (hình 3.2). Ở tỷ lệ 4% và 6%, tỷ lệ đạm thu hồi đạt giá trị cao nhất lần lượt là 67,22%, 65,97% và không có sự sai khác về ý nghĩa thống kê (p<0,05), điều này có thể giải thích khi bổ sung chế phẩm