3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Việc sản xuất chế phẩm amylase và protease từ nấm mốc A. oryzae được nghiên cứu và ứng dụng rất nhiều trong thực phẩm như: Một nhóm tác giả chọn tỷ lệ nấm mốc bổ sung là 0,2% khi nghiên cứu điều kiện sản xuất koji tương từ A. oryzae (Oyashiki và cs, 1989). Năm 1996, Carlsen và cs đã nghiên cứu động học hoạt tính của α - amylase từ A. oryzae. Fujita và cs (2003), sản xuất hai loại phytase từ A. oryzae trong việc tạo ra koji công nghiệp. Ngoài ra, Wang và cs (2005), đã nghiên cứu sản xuất chế phẩm protease từ A. oryzae trong quá trình lên men bột.
dịch đạm thủy phân ví dụ như tại Pháp, Guerard (2002), đã ứng dụng công nghệ enzyme trong sản xuất dịch đạm thủy phân từ phế thải của nhà máy sản xuất cá hộp, từ đó tận dụng được nguồn phế liệu và giảm thiểu các chi phí xử lý môi trường.
Năm 2013, Wan và cs đã nghiên cứu sự phát triển của nước tương từ đậu nành hữu cơ so với đậu nành không hữu cơ, lên men nước tương với chế phẩm A. oryzae. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng acid béo không no trong nước tương lên men bằng đậu nành hữu cơ cao hơn mẫu đối chứng.
Năm 2016, Sun và cs đã nghiên cứu bổ sung chế phẩm (từ A. oryzae) giúp giảm thời gian lên men, làm tăng hàm lượng amino acid, đạm amino, chất chống oxy hóa, màu sắc cân bằng và mùi vị có thể chấp nhận hơn, ít xuất hiện các mùi vị không mong muốn. Phương pháp lên men nhanh này hiệu quả trong việc sản xuất nước mắm có chất lượng cao.
Phân bón hữu cơ dạng lỏng là một sản phẩm từ quá trình lên men sinh học rau quả, chất thải động vật và vi sinh vật hữu ích. Những vi khuẩn này giúp phân hủy chất dinh dưỡng trong thực vật làm cho chúng trở thành một chất dinh dưỡng có giá trị tiềm năng - nguồn phân hữu cơ phong phú. Khi nguyên liệu được xử lý bởi vi khuẩn, chất chuyển hóa, chẳng hạn như protein, amino acid, acid hữu cơ kích thích tố tăng trưởng, vitamin và enzyme được giải phóng, rất hữu ích cho sự phát triển hiệu quả của thực vật (Pangnakorn và cs, 2009).
Năm 2017, Busato và cs đã tiến hành nghiên cứu sản xuất phân bón từ hỗn hợp cá phế thải và cỏ nghiền nhỏ theo tỷ lệ 3:1, khảo sát chất lượng phân ủ và sử dụng phân ủ làm nguồn axit humic (HA) kích thích sự phát triển của rau diếp.
Năm 2015, Fahlivi đã tiến hành nghiên cứu sản xuất phân bón lỏng từ nội tạng cá bằng ba phương pháp: sử dụng NaOH 1M, dùng enzyme tự nhiên; dùng enzyme alcalase. Kết quả phân tích chất lượng cho thấy, phân bón xử lý alcalase có hàm lượng dinh dưỡng cao như 2,11% nitơ, 0,22% phospho và 0,25% kali. So sánh phân bón từ nội tạng cá với phân bón công nghiệp (Maxicrop) khi ứng dụng trồng trên hành tây và tỏi cho thấy tỷ lệ tăng trưởng cao nhất (92,60% đối với hành tây và 105,55% đối với tỏi) và chiều cao cây (38,50 cm đối với hành tây và 50,13 cm đối với tỏi). Phân bón xử lý xử lý alcalase rất hiệu quả để được sử dụng làm phân bón để trồng hành và tỏi sản xuất tổng tỷ lệ và năng suất cao hơn so với phân bón công nghiệp (Maxicrop).