3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.4.6. Các giải pháp khác
3.4.6.1. Giải pháp về công tác quản lý nhà nước vềđất đất đai
- Thực tế hiện nay mỗi huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Phú Yên cũng như các tỉnh lại ban hành một loại Quyết định công nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận khác nhau, nơi thì ban hành Quyết định kèm danh sách chung chung, không xác định rõ nghĩa vụ tài chính người sử dụng đất phải thực hiện, nơi thì ban hành Quyết định của từng trường hợp trong đó xác định rõ nghĩa vụ tài chính mà chủ sử dụng đất phải thực hiện, trách nhiệm của từng ngành nhiều khi không phân định rõ ràng, nên
trách nhiệm của các cơ quan tham mưu cho UBND cấp huyện nhiều khi bị chồng chéo, đẩy đưa, né tránh, thuận lợi cho cơ quan chủ quản, nhưng khó cho đơn vị chức năng khác thực hiện. Để thực hiện đồng bộ, thống nhất một loại mẫu Quyết định công nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận của UBND cấp huyện cũng như mẫu phiếu chuyển thông tin địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính, đề nghị Liên Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng Cục thuế, Bộ Tài chính ban hành mẫu Phiếu chuyển thông tin địa chính, Quyết định công nhận quyền sử dụng đất đến từng người sử dụng đất tương tự như qui định về mẫu Quyết định thu hồi đất, mẫu quyết định giao đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất để áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.
- Cần theo một quy trình thống nhất trước khi tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận vào hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất thì tổ chức này có phiếu xin ý kiến kèm theo hồ sơ gửi Văn phòng đăng ký đất đai về điều kiện được cấp Giấy chứng nhận sau khi thực hiện chuyển quyền sử dụng đất. Nếu Văn phòng đăng ký đất đai trả lời đủ điều kiện thì tổ chức hành nghề công chứng mới làm tiếp các thủ tục để tránh rủi ro và phiền hà cho công dân ...
- Rà soát, phân loại các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai để từng bước xây dựng quy trình giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có hiệu quả hơn.
- Thực hiện tốt công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cho các xã, thị trấn và thường xuyên kiểm tra việc phân bổ quỹ đất cho các phương án quy hoạch sử dụng đất.
- Xây dựng hồ sơ địa chính cho Thị trấn Chí Thạnh và xã An Chấn với độ chính xác cao để phục vụ công tác cấp GCNQSDĐ. thường xuyên cập nhật, chỉnh lý biến động về hồ sơ địa chính.
- Thu hồi các dự án treo trên địa bàn huyện, đặc biệt là các dự án treo ở xã An Chấn, An Hòa và Thị trấn Chí Thạnh, nhanh chóng thực hiện công tác dồn điền đổi thửa để người dân yên tâm đầu tư sản xuất.
- Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra về tình hình sử dụng đất, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật đất đai.
- Cải tiến quy trình và thủ tục đăng ký, xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Để đẩy nhanh tiến độ của công tác cấp giấy chứng nhận thì việc cải tiến quy trình và thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải nghiên cứu kỹ lưỡng. Nhà nước nên đổi mới một số quy định, như Luật đất đai 2013 có quy định giấy chứng nhận được cấp riêng cho từng thửa đất, như vậy nếu chủ sử dụng đất càng nhiều thửa thì càng phải cấp nhiều giấy chứng nhận, trong đó có một số thửa rất manh mún, quy định như vậy sẽ gây khó khăn cho công tác cấp giấy chứng nhận và gây phiền hà cho người dân. Mặt khác người sử dụng đất trước khi được cấp giấy chứng nhận phải nộp lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất. Các khoản phí, lệ phí này thường là không
nhỏ, đặc biệt đối với người dân ở nông thôn, nơi có thu nhập thấp. Cần có những biện pháp để khắc phục tình trạng này, nhằm hạn chế các trường hợp người sử dụng đất không được cấp giấy chứng nhận vì không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính.
- Đầu tư thêm kinh phí cho công tác đo đạc, lập bản đồ khu dân cư, bản đồ địa chính của từng xã và các loại giấy tờ tài liệu có liên quan. Tiến hành đo vẽ, lập mới bản đồ khu dân cư chất lượng không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận cho các hộ. Tăng cường củng cố hệ thống hồ sơ địa chính chỉ đạo cán bộ các xã, thị trấn đặc biệt coi trọng công tác lưu trữ tài liệu địa chính ở cơ sở để phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận.
- Các quy định về thủ tục hành chính khi tiến hành cấp giấy chứng nhận còn quá cồng kềnh, phải qua nhiều cấp, sự phân cấp không thích hợp với yêu cầu thực tế, thủ tục thực hiện liên quan đến nhiều cơ quan, như thủ tục cấp giấy chứng nhận lần đầu phải qua 7 cơ quan, đơn vị ở 2 cấp xã, huyện là: UBND cấp xã, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, Chi Cục thuế, Kho bạc Nhà nước, mà trong đó quy định về trách nhiệm của các cấp các ngành còn thiếu cụ thể, đôi khi còn chồng chéo gây mất thời gian khi thực hiện. Ví dụ như: hồ sơ công nhận quyền sử dụng đất cấp giấy chứng nhận lần đầu đã được Chi nhánh văn phòng đăng ký kiểm tra, xác minh, thẩm định, ký xác nhận đủ điều kiện công nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận, nhưng khi luân chuyển hồ sơ trình cho phòng Tài nguyên và Môi trường, Quyết định công nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận của UBND huyện thì phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp tục thẩm định, kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ đã được Chi nhánh xác nhận đủ điều kiện trong khi không phải thực hiện xác nhận bất cứ một văn bản nào ngoại trừ do Chi nhánh chuyển đến gây mất thời gian, hao phí sức lao động của công chức, làm gia tăng chi phí quản lý, hành chính.
- Thực tế này đòi hỏi Nhà nước phải quy định lại rõ ràng hơn nữa trách nhiệm từng cấp, từng cơ quan chức năng, rút ngắn một số khâu, một số thủ tục không cần thiết đảm bảo tinh giảm tối đa các thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý của công việc.
- Hoàn thiện các văn bản pháp luật, quy định cụ thể chi tiết, hạn chế đến mức thấp nhất các xung đột pháp luật giữa các văn bản pháp luật với nhau cùng điều chỉnh một vấn đề. Đồng thời Nhà nước có chế tài hạn chế đến mức thấp nhất việc gây phiền hà, sách nhiễu đối với cán bộ này, tạo điều kiện cho cán bộ địa chính quen, nhớ, thuộc địa bàn, quy hoạch các công trình ngầm, tham mưu chuẩn xác cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm tốt công tác quản lý đất đai. Cán bộ này buộc phải chú tâm vào công tác lập, quản lý và chỉnh lý hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính theo Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3.4.6.2. Giải pháp về hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính
- Hồ sơ địa chính là hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với người sử dụng đất, bao gồm các tài liệu: bản đồ địa chính, Sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận, Sổ mục kê
đất đai, Sổ theo dõi biến động đất đai.
Hồ sơ địa chính của huyện Tuy An được thành lập ở dạng giấy từ những năm 1995 -1997. Nhưng thực trạng đất đai trong những năm qua biến động rất nhanh do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá diễn ra mạnh, do các chính sách đất đai thay đổi, tình trạng vi phạm pháp luật đất đai xảy ra nhiều. Việc cập nhật, chỉnh lý các biến động về đất đai vào hồ sơ địa chính không theo kịp với thực tế, tỷ lệ các biến động về đất đai được cập nhật, chỉnh lý trong hồ sơ địa chính (cả bản đồ địa chính và các loại sổ) còn thấp lại không đồng bộ, thậm chí nhiều nơi không chỉnh lý, hệ quả là các hồ sơ địa chính được lập ở các xã, thị trấn mặc dù tốn rất nhiều thời gian, kinh phí… nhưng nhanh chóng bị lạc hậu, không phản ánh chính xác được thực tế sử dụng đất.
Để công tác quản lý Nhà nước về đất đai được tốt hơn, đảm bảo yêu cầu và có hiệu quả cao thì công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính có vai trò hết sức quan trọng. Hiện nay, diện tích đất đai thực tế tại Huyện đã biến động lớn so với diện tích đo đạc bản đồ năm 1995-1997 gây rất nhiều khó khăn trong quản lý, xử lý các vụ việc phát sinh cũng như xác định diện tích hợp pháp khi đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận. Việc hoàn thiện hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Tuy An theo hướng điện tử hóa phù hợp với yêu cầu quản lý đất đai hiện đại là cần thiết.
Huyện Tuy An cần tiến hành lập Dự án xây dựng hệ thống Hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030 trình Sở Tài nguyên Môi trường xem xét. Trong quá trình lập Dự án xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai, phải xác định rõ công việc từ năm 2015 đến 2020 phải thực hiện một cách cụ thể nhằm xây dựng hệ thống Hồ sơ địa chính vừa đảm bảo tính pháp lý, vừa đáp ứng yêu cầu tra cứu, cập nhật thông tin được kịp thời, chính xác, phục vụ ngày càng tốt hơn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Đồng thời, với việc hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý đất đai, công tác địa chính (đo đạc, cấp giấy chứng nhận) theo các dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt vẫn được thực hiện theo kế hoạch hàng năm.
Dự án tổng thể xây dựng hệ thống Hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030 được xây dựng và thực hiện sẽ là hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ đắc lực cho việc xây dựng các định hướng về phát triển kinh tế - xã hội của huyện; đồng thời phù hợp với chủ trương, định hướng phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường trong giai đoạn mới. Khi dự án hoàn thiện huyện Tuy An sẽ có được một hệ thống hồ sơ địa chính điện tử và hồ sơ địa chính dạng giấy hoàn thiện và đồng bộ phục vụ tích cực cho công tác quản lý nhà nước về đất đai nói riêng và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tuy An nói chung.
3.4.6.3. Giải pháp về tài chính
Bất kỳ một hoạt động nào cũng cần có kinh phí để thực hiện. Tài chính là một trong những yêu cầu tiên quyết cho mọi hoạt động. Công tác cấp giấy chứng nhận muốn được hoàn thành tốt thì đặc biệt phải cần kinh phí cho các công việc như:
- Kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại, đặc biệt để đưa công nghệ thông tin vào quy trình kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận, quản lý thông tin đất đai và nhà ở.
- Kinh phí để cập nhật hệ thống hồ sơ quản lý đất đai như đo đạc, khảo sát, lập bản đồ địa chính, lưu trữ hồ sơ.
- Kinh phí để đào tạo cho đội ngũ cán bộ địa chính, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về mọi mặt để đáp ứng cho yêu cầu công việc trong thời đại đổi mới, để áp dụng được những thành tựu khoa học vào trong công việc
Hiện nay nguồn tài chính Nhà nước cung cấp cho công tác cấp giấy chứng nhận còn eo hẹp, lại chưa kịp thời. Vì vậy các cơ quan quản lý, chính sách tài chính cần nghiên cứu để có những chính sách cụ thể như: một mặt tăng cường đầu tư kinh phí, mặt khác nghiên cứu qui định rõ các thủ tục hành chính về đăng ký đất đai được thực hiện theo hình thức dịch vụ hành chính công, vừa để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách, từng bước tạo cơ chế cho Văn phòng đăng ký đất đai hoạt động tự chủ về tài chính đảm bảo tự thu, tự trang trải kinh phí hoạt động cho hệ thống văn phòng đăng ký đất đai, có cơ chế khuyến khích tạo điều kiện trích kinh phí thu được từ nguồn thu tiền sử dụng đất để phục vụ công tác đăng ký đất đai tại cấp xã, tại văn phòng đăng ký, phòng Tài nguyên và Môi trường khi xử lý tồn tại trong quản lý, sử dụng đất đai để công nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ