Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên, vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là bệnh viêm tử cung . Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm tử cung và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao.
Do đó, tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh.
Theo Bilken (1994) [34], viêm tử cung thường sảy ra trong lúc sinh do nhiễm vi khuẩn E.coli gây dung huyết và các vi khuẩn gram dương.
Theo Urban (1983) [37], Bilken (1994) [34], các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có nguồn gốc từ nước tiểu, các tác giả đã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu lợn nái sắp sinh thường có chứa các vi khuẩn E.coli,
Staphylococcus aureus, Streptococcus spp. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các
tác giả khác lạighi nhận các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung là các vi khuẩn cơ hội thuộc nhóm vi sinh vật hiếu khí có mặt ở nền chuồng, lúc lợn nái sinh cổ tử cungmở, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Do đó theo Smith (1995) [36], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Sau khi mổ khámnhững lợn vô sinh đã xác định được nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái
đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý: viêm vòi tử cung có mủ
Theo Bidwel. C, Williamson. S (2005)[35], đã có những nghiên cứu về tình hình mắc bệnh sinh sản của lợn nái sinh sản do vi rút, vi khuẩn… gây ra. Các ông cũng đưa ra các biện pháp nhằm phát hiện và giảm khả năng mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) trên lợn nái sinh sản:
- Để điều tra nguyên nhân gây nhiễm trùng của bệnh sinh sản cần có hồ sơ điều trị bệnh.
- Triệu chứng lâm sàng, trật tự xuất hiện các triệu chứng.
- Kết hợp của các xét nghiệm chẩn đoán thích hợp là cần thiết. Gửi tất cả các mẫu lấy từ lợn con bị hủy bỏ và chết non và nhau thai đến phòng thí nghiệm hoặc gửi ít nhất một lít huyết thanh từ các con tiêu huỷ.
- Các phân tích từ phòng thí nghiệm là rất cần thiết để có biện pháp hạn chế sự bùng phát của dịch.
Theo Andrew Gresham (2003) [33], điều tra tình hình mắc bệnh sinh sản tại Vương Quốc Anh thì bệnh sinh sản ở lợn có một căn nguyên không nhiễm trùng và thường liên quan đến yếu tố managemental, dinh dưỡng hay môi trường. Tuy nhiên, bệnh Enzootic và bệnh dịch sinh sản truyền nhiễm kéo dài có thể gây ra thiệt hại đáng kể. Bệnh truyền nhiễm sinh sản của lợn ở Anh thường là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, vi rút và đôi khi nấm và động vật nguyên sinh cư trú trong đàn gia súc. Thỉnh thoảng, bệnh sinh sản xảy ra do nhiễm các mầm bệnh như hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp, Parvovirus lợn và
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng
- Đàn lợn nái sinh sản
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Trại chăn nuôi lợn Nguyễn Thị Ánh Tuyết - xã Cao Minh - thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.
- Thời gian: Từ ngày 28/05/2020 đến ngày 28/11/2020.
3.3. Nội dung tiến hành
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn Nguyễn Thị Ánh Tuyết - xã Cao Minh - thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.
- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái nuôi tại trại. - Xác định tình hình nhiễm bệnh, thực hiện quy trình phòng trị bệnh cho đàn lợn nái nuôi tại trại.
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi
- Tình hình chăn nuôi của trại Nguyễn Thị Ánh Tuyết trong 3 năm gần đây. - Cơ cấu của đàn nái sinh sản tại trại.
- Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái tại trại. - Kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn nái. - Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái của trại.
3.4.2. Phương pháp thực hiện
3.4.2.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại trại lợn trại lợnNguyễn Thị Ánh
Tuyết - xã Cao Minh - thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc
Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, em tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại.
3.4.2.2. Phương pháp xác định tình hình nhiễm bệnh và áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho lợn nái sinh sản tại cơ sở
- Phương pháp xác định tình hình nhiễm bệnh: Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn, em tiến hành theo dõi hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Quan sát các biểu hiện như: trạng thái cơ thể, bộ phận sinh dục ngoài, dịch viêm, phân... Ghi chép vào nhật ký thực tập hàng ngày.
Từ các triệu chứng thu thập được tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn dưới sự hướng dẫn của quản lý trại.
- Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại: Thực hiện các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn mà trang trại đang thực hiện.
3.4.2.3. Phương pháp chẩn đoán bệnh gặp trên đàn lợn nái tại trại
- Theo dõi, quan sát tình trạng sức khỏe của đàn lợn nái
- Dựa trên triệu chứng lâm sàng điển hình của từng bệnh để chẩn đoán đàn lợn nái.
3.4.3. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu
Tỷ lệ lợn nái sinh sản mắc bệnh (%) = Σ số lợn nái mắc bệnh
x 100 Σ số lợn nái theo dõi
Tỷ lệ lợn nái sinh sản khỏi bệnh (%) = Σ số lợn nái khỏi bệnh
x 100 Σ số lợn nái điều trị
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại Nguyễn Thị Ánh Tuyết - xã Cao Minh - thị Xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc qua 3 năm (2018 - 2020) - thị Xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc qua 3 năm (2018 - 2020)
Trong thời gian thực tập tại trại, em đã tiến hành theo dõi và so sánh về tình hình chăn nuôi của trại qua 3 năm từ 2018 - 2020 qua số liệu trực tiếp được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại quy mô và cơ cấu đàn lợn của trại qua 3 năm (2018 - 2020)
STT Chỉ tiêu Số lượng (con)
2018 2019 2020
1 Lợn đực giống 1 1 1
2 Lợn nái sinh sản 95 119 133
3 Lợn hậu bị 0 0 15
Tính chung 96 120 149
(Nguồn: Thống kê trại)
Qua bảng 4.1 cho thấy: Cơ cấu đàn lợn của công ty tính đến năm 2020 gồm có 149 con trong đó có 1 lợn đực giống, 133 lợn nái sinh sản và 15 con nái hậu bị. Kết quả sản xuất cụ thể là:
Số lợn nái sinh sản từ năm 2018 là 95 con, tới năm 2019 là 119 con. Số lượng lợn nái có xu hướng tăng lên năm 2020 đạt 148 nái do đưa thêm 15 con hậu bị vào sinh sản. Lợn đực giống của trại năm 2018 là 1 con duy trì đến năm 2020.Trại đặc biệt chú trọng đến lợn nái hậu bị để thay thế cho các lợn nái sinh sản không đủ tiêu chuẩn như: nái già, đẻ quá nhiều lứa, nái sảy thai nhiều lần, nái bị bệnh...
Từ năm 2018 đến năm 2020 số đầu lợn tăng lên cho thấy quy mô chăn nuôi lợn của trại có xu hướng phát triển ổn định. Số lượng nuôi các loại lợn của trại có sự chênh lệch rõ rệt. Lợn nái tại trại được theo dõi tỉ mỉ và ghi chép cẩn thận các số liệu như: Số tai, ngày phối giống, số lứa đẻ, ngày đẻ dự kiến, ngày đẻ thực tế, số con sơ sinh, số con chọn nuôi, ngày cai sữa... được ghi trên thẻ gắn với từng nái trong chuồng. Hàng tháng, có loại thải những con nái sinh sản kém, không đủ tiêu chuẩn để làm giống.
Để đạt được những kết quả như trên, ngoài việc áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất..., trang trại đã tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu vệ sinh thú y, đồng thời thực hiện quá trình chu chuyển đàn một cách hợp lý nên số lượng và cơ cấu đàn lợn luôn được ổn định và phát triển qua các năm.
4.2. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái tại trại
Chăm sóc, nuôi dưỡng là một trong những quy trình không thể thiếu của bất kỳ trại chăn nuôi nào. Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại trại, em đã được kỹ thuật trại phân công trực tiếp chăm sóc cho đàn lợn nái mang thai.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đáp ứng nhu cầu sinh trưởng, phát triển của đàn lợn mang thai.
- Hàng ngày, em vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy thức ăn cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt gầm, cuối giờ chiều phải chở phân ra khu xử lý phân. Lợn nái mang thai được ăn loại thức ăn hỗn hợp 9054/GF08 và 9044/GF07 của công ty Cổ phần Greenfeed với chế độ ăn chia như sau:
Từ ngày phối giống đến 21 ngày mang thai cho ăn thức ăn 9054/GF08 (tỷ lệ protein thô tối thiểu 16,5%, năng lượng trao đổi tối thiểu 3200 kcal/kg), đối với nái hậu bị ăn 1,6 - 1,8 kg/con/ngày, còn với nái dạ ăn 2,0 - 2,2 kg/con/ngày.
Từ ngày 22 đến ngày 84 mang thai cho ăn thức ăn 9044 /GF07 (tỷ lệ protein thô tối thiểu 14%, năng lượng trao đổi tối thiểu 3000 kcal/kg), đối với nái hậu bị ăn từ 2,0 - 2,2 kg/con/ngày, còn nái dạ ăn 2,2 - 2,5 kg/con/ngày.
Từ ngày 85 đến 110 ngày mang thai cho ăn thức ăn 9044/GF07 (tỷ lệ protein thô tối thiểu 14%, năng lượng trao đổi tối thiểu 3000 kcal/kg), đối với nái hậu bị cho ăn từ 2,2 - 2,4 kg/con/ngày và nái dạ cho ăn từ 2,5 - 3,0 kg/con/ngày.
Đối với nái chửa từ 110 đến 113 ngày cho ăn thức ăn 9054/GF08 (tỷ lệ protein thô tối thiểu 16,5%; năng lượng trao đổi tối thiểu 3200 kcal/kg), với tiêu chuẩn 2,0 kg/con/ngày.
* Chăm sóc và quản lý lợn
Chuồng trại đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật ấm về mùa Đông, thoáng mát về mùa Hè.
Công việc hàng ngày cần làm ở chuồng bầu là: kiểm tra nguồn nước, cho lợn ăn, làm vệ sinh chuồng, máng ăn, đồng thời quan sát hành vi, biểu hiện của đàn lợn nái.
* Công tác theo dõi chăm sóc lợn nái
Hàng ngày, tiến hành quan sát, kiểm tra để có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn lợn nái và giúp phân biệt lợn nái khỏe, lợn nái ốm để kịp thời tách lợn nái ốm ra một ô riêng để có kế hoạch điều trị và phương pháp chăm sóc riêng.
Sáng sớm em tiến hành kiểm tra tình hình bệnh tật, sau đó cho lợn ăn, vệ sinh chuồng trại và tham gia điều trị bệnh cho đàn lợn nếu có.
Tùy vào thời tiết mà điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng cho phù hợp, bằng các phương pháp như: sử dụng dàn mát, hệ thống tưới mái, tăng quạt thông gió vào mùa Hè, vào mùa Đông che chắn bạt phía đầu chuồng tránh gió lùa trực tiếp vào lợn nái.
Kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 4.2.
Bảng 4.2: Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái mang thai tại trại
Công việc Đơn vị tính (lần) Số lượng Kết quả hoàn thành (%)
Cho lợn ăn Lần/ngày 2 100
Vệ sinh máng ăn Lần/ngày 2 100
Vệ sinh chuồng (dọn phân) Lần/ngày 2 100
Tắm cho lợn Lần/ngày 1 100
Qua bảng 4.2, cho thấy: Em đã thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái tại cơ sở đã đạt kết quả cao 100%. Trong 6 tháng thực hiện công việc, em đã học tập, tích lũy kinh nghiệm về xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đáp ứng nhu cầu sinh trưởng, phát triển của đàn lợn mang thai. Cân đối dinh dưỡng cho phù hợp với lợn ở từng giai đoạn khác nhau. Cho ăn đúng khẩu phần, đảm bảo chất dinh dưỡng, đặc biệt chú ý cho ăn đủ vitamin và khoáng chất.Tuy nhiên, trên thực tế còn tùy thuộc vào thể trạng của nái mà điều chỉnh mức ăn cho nái mang thai: nái quá gầy thì phải cho ăn thêm thức ăn tinh, còn những nái quá béo phải giảm thức ăn tinh. Và điều quan trọng là thức ăn của lợn nái phải đảm bảo, không được mốc, không nhiễm độc tố,… và phải cho lợn uống nước tự do.
4.3. Kết quả công tác phòng bệnh cho đàn lợn nái tại trại
4.3.1. Kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu quyết định tới thành quả chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại…
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn.
Cùng với việc vệ sinh ăn uống, vệ sinh thân thể, vệ sinh sinh sản… thì việc vệ sinh chuồng trại, cải tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi được công ty rất quan tâm. Ngoài ra, tại cửa mỗi chuồng nuôi đều có khay vôi sát trùng để trước khi vào chuồng để kỹ thuật, kỹ sư và sinh viên thực tập đều phải dẫm qua. Công tác vệ sinh tại chuồng bầu được thực hiện rất nghiêm ngặt. Hàng ngày, em đều thực hiện vệ sinh theo lịch vệ sinh mà trại đưa ra.
Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ và được tiêu độc bằng thuốc sát trùng APA Clean định kỳ, pha với tỷ lệ 1/500 - 1/300 (tương đương 2 - 3 ml/lít nước). Cùng với việc thường xuyên quét dọn, tiêu độc chuồng, trang trại lập kế hoạch tiêu độc và phát quang bụi rậm xung quanh chuồng trại cũng như tiêu diệt chuột. Việc vệ sinh chuồng trại được thực hiện theo một lịch cụ thể do trang trại quy định nhưng vẫn có những thay đổi cho phù hợp tuỳ vào điều kiện thời tiết. Do nhận thức rõ được điều này nên trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt các công việc được giao.
Bảng 4.3: Lịch sát trùng chuồng bầu của trại
Thứ Trong chuồng Ngoài chuồng Ngoài khu vực chăn nuôi
Thứ 2 Phun sát trùng Phun sát trùng
toàn bộ khu vực Phun sát trùng toàn bộ khu vực
Thứ 3 Dội vôi
Thứ 4 Phun sát trùng
Thứ 5 Dội vôi
Thứ 6 Phun sát trùng Phun sát trùng
toàn bộ khu vực Phun sát trùng toàn bộ khu vực
Thứ 7 Vệ sinh tổng
chuồng
Vệ sinh tổng
khu Vệ sinh tổng khu
(Nguồn: Kỹ thuật trại)
Qua việc thực hiện nghiêm ngặt quy trình vệ sinh sát trùng chuồng trại và vệ sinh sát trùng đối với người chăn nuôi trước khi vào chuồng. Em nhận thức được tầm quan
trọng của việc thực hiện các biện pháp ATSH cho chuồng nuôi. Nếu người chăn nuôi thực hiện tốt những công việc này sẽ hạn chế dịch bệnh, nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi đồng thời bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Tuy nhiên, việc vệ sinh sát trùng chuồng trại đạt hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người thực hiện và việc lựa chọn phương pháp, cách thức thực hiện. Trong thời gian thực tập, em đã thực hiện