Kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại trại nguyễn thị ánh tuyết xã cao minh, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 53 - 56)

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu quyết định tới thành quả chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại…

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn.

Cùng với việc vệ sinh ăn uống, vệ sinh thân thể, vệ sinh sinh sản… thì việc vệ sinh chuồng trại, cải tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi được công ty rất quan tâm. Ngoài ra, tại cửa mỗi chuồng nuôi đều có khay vôi sát trùng để trước khi vào chuồng để kỹ thuật, kỹ sư và sinh viên thực tập đều phải dẫm qua. Công tác vệ sinh tại chuồng bầu được thực hiện rất nghiêm ngặt. Hàng ngày, em đều thực hiện vệ sinh theo lịch vệ sinh mà trại đưa ra.

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ và được tiêu độc bằng thuốc sát trùng APA Clean định kỳ, pha với tỷ lệ 1/500 - 1/300 (tương đương 2 - 3 ml/lít nước). Cùng với việc thường xuyên quét dọn, tiêu độc chuồng, trang trại lập kế hoạch tiêu độc và phát quang bụi rậm xung quanh chuồng trại cũng như tiêu diệt chuột. Việc vệ sinh chuồng trại được thực hiện theo một lịch cụ thể do trang trại quy định nhưng vẫn có những thay đổi cho phù hợp tuỳ vào điều kiện thời tiết. Do nhận thức rõ được điều này nên trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt các công việc được giao.

Bảng 4.3: Lịch sát trùng chuồng bầu của trại

Thứ Trong chuồng Ngoài chuồng Ngoài khu vực chăn nuôi

Thứ 2 Phun sát trùng Phun sát trùng

toàn bộ khu vực Phun sát trùng toàn bộ khu vực

Thứ 3 Dội vôi

Thứ 4 Phun sát trùng

Thứ 5 Dội vôi

Thứ 6 Phun sát trùng Phun sát trùng

toàn bộ khu vực Phun sát trùng toàn bộ khu vực

Thứ 7 Vệ sinh tổng

chuồng

Vệ sinh tổng

khu Vệ sinh tổng khu

(Nguồn: Kỹ thuật trại)

Qua việc thực hiện nghiêm ngặt quy trình vệ sinh sát trùng chuồng trại và vệ sinh sát trùng đối với người chăn nuôi trước khi vào chuồng. Em nhận thức được tầm quan

trọng của việc thực hiện các biện pháp ATSH cho chuồng nuôi. Nếu người chăn nuôi thực hiện tốt những công việc này sẽ hạn chế dịch bệnh, nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi đồng thời bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Tuy nhiên, việc vệ sinh sát trùng chuồng trại đạt hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người thực hiện và việc lựa chọn phương pháp, cách thức thực hiện. Trong thời gian thực tập, em đã thực hiện đầy đủ quy trình vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi của trại.

Kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh

Công việc Đơn vị tính

(lần) Số lượng

Kết quả hoàn thành

(%)

Vệ sinh khu vực, hành lang Lần/ngày 2 100

Phun sát trùng Lần/tuần 3 100

Phát quang bụi rậm, cây cỏ Lần/tháng 1 100

Dội vôi Lần/tuần 2 100

Qua bảng 4.4 cho thấy: Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở em được giao trực tiếp tham gia vệ sinh khu vực hành lang; phun sát trùng; phát quang bụi rậm, cây cỏ; dội vôi đều đạt 100%.

Qua quá trình làm em nắm được quy trình vệ sinh sát trùng trong chăn nuôi, sử dụng thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp và điều quan trọng là khi phun sát trùng phải mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang, đội mũ...Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng APA Clean định kỳ, pha với tỷ lệ 1/500 - 1/300 (tương đương 2 - 3 ml/lít nước). Khi phun khử trùng cần pha đúng tỷ lệ, không nên pha nhiều gây tốn kém, tổn thương bề mặt da của lợn; nếu pha quá ít, không đủ liều để tiêu diệt vi khuẩn dẫn đến lợn bị bệnh. Khi phun thì phun lần lượt từ cuối chuồng đến đầu chuồng, phun trực tiếp lên lợn nái mang thai, hai bên hành lang tra cám, nền chuồng. Dội vôi trong

chuồng được em thực hiện hàng tuần, khi dội thì pha vôi sống với nước theo tỷ lệ 1 kg vôi cho 10 lít nước. Vệ sinh tổng chuồng được em thực hiện hàng ngày gồm các công việc như: quét dọn hành lang đường đi, quét dọn đường cấp thức ăn, rửa máng,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại trại nguyễn thị ánh tuyết xã cao minh, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)