Ngoài việc thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái mang thai được nuôi dưỡng ở chuồng bầu , em còn được tham gia vào một số công việc khác bên chuồng đẻ như:đỡ đẻ, mài nanh - bấm đuôi, tiêm sắt - nhỏ cầu trùng , thiến lợn đực.
* Đỡ đẻ
- Chuẩn bị: Lồng úm, bóng điện úm cho lợn con, thảm úm, bột làm khô lợn con, găng tay, thuốc sát trùng.
Bóng úm được bật trước khi lợn đẻ để sưởi ấm ổ úm cho lợn con. - Thao tác
+ Tắm nái sạch sẽ
+ Cho lồng úm vào, rồi cho thảm và lắp bóng úm + Lau sàn bằng chổi và nước pha sát trùng
+ Sau khi lợn mẹ đẻ, một tay cầm chắc lợn con, vuốt hết dịch, màng bọc và nhớt ở các lỗ tự nhiền, phần thân và chân lợn. Dùng bột lăn rắc đều lên mình lợn con, tránh phần mắt, mũi và miệng
+ Sau khi lợn con khô, cho uống Ig-oneS với liều 2ml/con, chú ý: kiểm tra vú lợn mẹ và vệ sinh vú sạch sẽ trước khi cho lợn con bú.
+ Trong quá trình đỡ đẻ cần theo dõi lợn mẹ.
* Mài nanh
Sử dụng máy mài nanh.
Thao tác: Bắt lợn con lên sau đó kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng lên trên. Một tay giữ chắc đầu lợn và bóp miệng cho lợn con
mở miệng ra, một tay cầm máy, mài nanh dọc theo hàm của lợn con. Khi mài phải cẩn thận, tránh mài vào lưỡi của lợn con, không mài quá sâu làm cho hàm của lợn con chảy máu (tránh vi khuẩn xâm nhập).
* Bấm đuôi
Sử dụng kìm cắt đuôi. Cắt ở vị trí cách gốc đuôi 3 cm.
Thao tác: Một tay bắt lợn con lên sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới, ngón cái và ngón trỏ cầm đuôi, một tay cầm kìm và cắt, thao tác cắt phải dứt khoát, tránh gây chảy máu nhiều cho lợn, sát trùng bằng cồn iod.
* Thiến lợn đực
Tiến hành thiến lợn đực lúc 4 - 5 ngày tuổi, trước khi thiến cần chú ý nếu con nào bị hecni cần đánh dấu để lại sau 10 ngày mới tiến hành mổ, tránh bị lòi ruột sau khi thiến. Những con đến thời gian thiến nhưng còn bé và yếu thì tạm thời chưa thiến, khi nào khỏe sẽ thiến sau. Nguyên nhân thiến lợn đực là để tránh được mùi hôi hấp thụ vào thịt trong thời gian nuôi thịt.
Cách thiến được tiến hành như sau: Do lợn con 5 ngày tuổi còn bé nên em lấy tay trái cầm 2 chân sau lên và đầu quay ngược xuống dưới, với tư thế quay ra ngoài, tay phải cầm dao thiến rạch (phải rạch dứt khoát tránh rạch lại nhiều lần lợn con sẽ bị đau) 2 đường theo chiều dọc để vết rạch bằng đường kính dịch hoàn (tránh rạch quá dài dẫn đến vết rạch lâu khỏi hoặc có thể lợn con bị lòi ruột) sau đó dùng 2 chân kẹp con lợn đồng thời 2 tay bóp mạnh 2 dịch hoàn ra ngoài.
Dùng panh kẹp vào thừng dịch hoàn và kéo ra, cuối cùng tiêm cho lợn con 1 ml kháng sinh Vetrimoxin LA đề phòng nhiễm trùng và bôi cồn iod 5% vào vết rạch.
* Tiêm sắt
Lợn con được tiêm đề phòng thiếu sắt bằng Fer-Plus với liều 2 ml/con tương đương với 200 mg sắt/con.
* Nhỏ cầu trùng
-Nhỏ vào miệng bằng chaiPig-cox với liều 2 ml/con tương đương với 100 mg toltrazuril/con để phòng bệnh cầu trùng.
- Bôi thêm cồn iod vào rốn và đuôi.
* Kỹ thuật phối giống lợn
- Phát hiện lợn động dục
+ Đứng yên khi bị đè lên lưng hoặc sự có mặt của đực giống. + Đứng lên, nằm xuống, vẩy đuôi lên xuống.
+ Âm hộ sưng và đỏ.
+ Dịch trong chảy ra từ âm hộ. - Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái
+ Bước 1: Phối ngay sau khi phát hiện động dục, có lần để nái động dục nghỉ ngơi 1-2 giờ rồi phối.
+ Bước 2: Dùng đực giống để kích thích nái trong lúc phối.
+ Bước 3: Lau âm hộ bằng khăn loại bỏ bụi, sau đó dùng khăn giấy lau lại một lượt.
+ Bước 4: Sử dụng ống tinh đã được bôi trơn luồn vào âm hộ chếch 45 dọc theo sống lưng xoay ngược chiều kim đồng hồ khi có cảm giác kịch tay thì dừng lại (ngồi lên lưng nái), xoáy nắp lọ tinh để cho tinh dịch chảy.
+ Bước 5: Khi tinh dịch đã đi vào trong âm đạo rút nhẹ ống dẫn tinh xoay theo chiều kim đồng hồ và vỗ mạnh vào lưng lợn nái một cách đột ngột để lợn nái đóng cổ tử cung lại
Qua bảng 4.9, em đã thực hiện thành công 12 lần thụ tinh nhân tạo cho lợn nái, tỷ lệ an toàn đạt 100%. Dù làm chưa được nhiều do khi lợn lên giống đồng loạt, cần kết hợp với kỹ thuật để tiến hành thụ tinh nhanh tránh bỏ lỡ thời điểm thích hợp. Đỡ đẻ cho 20 lợn nái, mài nanh + bấm đuôi cho 257 con lợn con, tiêm sắt + nhỏ cầu trùng cho 123 con lợn con, thiến lợn đực cho 240 con
tất cả đều đạt tỷ lệ cao 100%. Số lần thực hiện bên chuồng đẻ của em còn ít do toàn bộ thời gian của em chủ yếu là làm việc bên chuồng bầu. Do trại không có công nhân nên chỉ khi hoàn thành công việc được giao bên chuồng bầu hoặc được kỹ thuật trại hỗ trợ công việc xong sớm thì em sẽ sang bên chuồng đẻ hỗ trợ.
Bảng 4.9: Bảng kết quả thực hiện một số công tác khác
Loại lợn Công tác khác Số lợn thực hiện (con) Số lợn an toàn (con) Tỷ lệ an toàn (%)
Lợn nái Phối giống 12 12 100
Đỡ đẻ 20 20 100
Lợn con
Mài nanh + bấm đuôi 257 257 100
Tiêm sắt + nhỏ cầu trùng 123 123 100
Thiến lợn đực 240 240 100
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ