Kết quả công tác chẩn đoán bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại trại nguyễn thị ánh tuyết xã cao minh, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 58 - 59)

Trong chăn nuôi gia súc gia cầm, chẩn đoán đúng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời là rất cần thiết, giúp cho con vật nhanh chóng khỏi bệnh, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Trong thời gian 6 tháng thực tập, hàng ngày em cùng với cán bộ kỹ thuật của trại tiến hành kiểm tra, theo dõi lợn nái để phát hiện những con có biểu hiện khác thường.

Chẩn đoán thường dựa vào triệu chứng lâm sàng của lợn nái kết hợp với kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao và sử dụng những biện pháp phi lâm sàng.Em đã trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp và nguyên nhân gây ra bệnh. Sau đây là kết quả phát hiện, chẩn đoán lợn nái mắc bệnh tại trại.

Bảng 4.7. Kết quả phát hiện và chẩn đoán lợn nái mắc bệnh Chỉ tiêu Tên bệnh Số nái theo dõi (con) Số nái mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Viêm tử cung 148 16 10,81 Viêm khớp 4 2,70

Qua bảng 4.7 cho thấy: Trong tổng số 148 lợn nái em theo dõi trong 6 tháng thực tập, có 16 lợn nái bị viêm tử cung sau đẻ là cao nhất chiếm 10,81%; 4 nái bị mắc bệnh viêm khớp chiếm tỷ lệ 2,70 %.

Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung cao do đàn lợn nái tại trại thuộc các dòng nái ngoại có năng suất sinh sản cao nhưng chưa thích nghi được với điều kiện của nước ta. Bên cạnh đó, quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc chưa tốt kết hợp với khí hậu không thuận lợi. Mặt khác, trong quá trình phối giống và quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật lấy thai không đúng kỹ thuật làm xây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Lợn mắc bệnh viêm khớp chiếm tỷ lệ 2,70%, bệnh do vi khuẩn gây ra và do mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất, thoái hóa xương,... Các bệnh trên làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của lợn nái sinh sản.

Kết quả của trại thấp hơn các nghiên cứu của Trần Tiến Dũng và cs. (2002)[6], lợn nái bị viêm tử cung chiếm 30 - 50%; theo kết quả công bố của Nguyễn Văn Thanh (2007)[23], lợn nái có tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ là 42,4%. Nguyễn Văn Thanh và cs. (2016)[25], cho biết: Tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ của lợn nái biến động từ 62,10 - 86,96%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại trại nguyễn thị ánh tuyết xã cao minh, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)