NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH CỦA NGƯỜI COR

Một phần của tài liệu Địa Đồ Duyên Hải Miền Trung - Sông Trà phần 7 pptx (Trang 52 - 53)

I. NGHỆ THUẬT DÂN GIAN 1 NGH Ệ THUẬT DIỄN XƯỚ NG

2. NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH

2.5. NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH CỦA NGƯỜI COR

Cũng như người Hrê, người Cor ở Quảng Ngãi luôn chú trọng ñến vẻ ñẹp trong vật dụng sinh hot hàng ngày, vật dụng trong lễ hội, tín ngưỡng, ñặc biệt trong lễ hội ăn trâu.

Trong lễ hội ăn trâu, người Cor phải mất hàng vài trăm công ñể làm cây nêu và

các gu tum, gu vla. Qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, cây nêu, các gu không chỉ là công cụ của nghi lễ mà còn là một tác phẩm nghệ thuật ñiêu khắc hết sức ñộc ñáo, trong ñó chứa ñựng quan niệm về vũ trụ, về cuộc sống, về cái ñẹp của người Cor từ bao ñời truyền lại. Trên thân cây nêu, vốn ñược làm bằng gỗ chò, là loại cây gỗ thân thẳng, luôn vươn cao, tượng trưng cho khí phách người Cor, các nghệ nhân ñã chạm trổ công phu hàng trăm hình vẽ khác nhau: mặt trăng, mặt trời, sao ñêm; cây cỏ, hoa lá; thỏ, rùa, nai, khỉ, gà, chó, tổ ong, chim sẻ, chim ñại bàng..., và ñặc biệt là chim chèo bẻo (sip-plip), và chim phượng hoàng ñất (sip-rak), là những loài chim tượng trưng cho lòng khát khao, quả cảm, chí hiên ngang của người Cor, vv. Nói chung, gần như trong tự nhiên có những gì gần gũi với con người ñều ñược người Cor phô bày trong bóng dáng hiên ngang của cây nêu ngày hội. ðể thể hiện các hình ảnh ñó, người Cor ñã dùng chính những con dao vẫn thường dùng hàng ngày ñể khắc vạch, tỉa tót công phu, dùng những thứ màu sắc có trong tự nhiên ñể tô vẽ. Các màu ñỏ, ñen, trắng luôn là những gam màu chủ ñạo. Khi các gam màu này ñược hòa quyện vào nhau trên thân cây nêu bằng các loại hoa văn cách ñiệu, như hoa văn xương cá, hoa văn rìa vải, hoa văn cây trái, hoa văn kỷ hà, hoa văn hình học, thì thân cây nêu trở nên một tác phẩm mỹ thuật tuyệt ñẹp, vừa rực rỡ, vừa ñối ứng, vừa hài hòa, vừa dứt khoát, nhất là ở phần gốc nêu, nơi có "mâm thần" xòe bốn phía.

Cũng trong lễ hội ăn trâu, người Cor còn có gu vla và gu tum. Gu vla là chiếc gu treo ở xà nhà, nơi các ñấng thần linh trú ngụ. Gu vla có 2 bộ phận, gu trống (gu pô) và gu mái (gu pi). Trên gu pô, các hoa văn họa tiết ñược bố trí nối tiếp theo chiều dọc thẳng ñứng của thân gu (trụ vuông), với 7 phần không lặp lại, gồm các vạch kẻ ngang, dọc, ô hộc, hình tam giác, hình vuông, hình răng cưa, hình rìa vải; biểu thị

gỗ, 8 mảng hoa văn, tương tự như gu pô, nhưng có cách ñiệu khác hơn trong các ñường diềm hình tròn, tựa như 4 cánh hoa rực rỡ những gam màu ñen, ñỏ, trắng.

Gu tum là gu treo ở gian bếp, là gu dành riêng cho thần Lửa, với quan niệm, trong ngày hội thần Lửa bận rộn không ñược tham dự nên phải làm gu cho thần "thưởng thức" riêng. Các hoa văn họa tiết gu tum tương tự như gu vla, nhưng giản ñơn hơn,

và gu tum cũng nhỏ hơn gu vla.

Nhìn chung, mỗi mảng chạm khắc, trang trí của người Cor trên các thành phần cây nêu, trên các gu, và cả những vật dụng ñồ ñan (gùi xui pót, gùi lép, rá ñựng cơm, lá phướn...), các ñồ dùng sinh hoạt như trang phục (cổ truyền), con dao, ống ñựng thuốc..., ñều thể hiện bàn tay tài hoa, óc thẩm mỹ cao, luôn trung thành với những mô típ hoa văn truyền thống của dân tộc mình, bởi ñó chính là thế giới nghệ thuật riêng của người Cor mà các dân tộc khác không có ñược.

Một phần của tài liệu Địa Đồ Duyên Hải Miền Trung - Sông Trà phần 7 pptx (Trang 52 - 53)