Phương pháp dự báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tái cơ cấu sử dụng đất tại huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 31)

4. Điểm mới của đề tài

2.3.4. Phương pháp dự báo

Dự báo nhu cầu sử dụng đất của các ngành, hướng tái cơ cấu sử dụng đất đai trong tương lai theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Tây Hòa nói riêng và tỉnh Phú Yên nói chung.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Huyện Tây Hòa là một huyện có đồng bằng rộng lớn, có nhiều đồi núi cao và không có tiếp giáp biển, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, có tọa độ địa lý từ 120 45’7” đến 120 45’15” độ vĩ Bắc và 1090 15’ 13” đến 1090 15’39” độ kinh Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Sơn Hòa và huyện Phú Hòa; - Phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa;

- Phía Đông giáp huyện Đông Hòa; - Phía Tây giáp huyện Sông Hinh.

Diện tích tự nhiên 60.945,06ha, dân số 117.429 người (năm 2014) với mật độ

dân số: 193 người/km2. Gồm 11 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thị trấn, 6 xã đồng

bằng và 4 xã miền núi (Sơn Thành Đông, Sơn Thành Tây, Hòa Mỹ Tây, Hòa Thịnh).

b. Khí hậu

Đặc điểm của khí hậu huyện Tây Hòa: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Trong năm có 2 mùa rõ rệt.

Nắng trung bình các tháng trong năm dao động từ 122 đến 264 giờ và tổng số giờ nắng trong cả năm 2.384 giờ, thậm chí ngay những tháng mùa mưa, không phải bầu trời lúc nào cũng bị mây phủ mà xen kẽ có những ngày nắng gián đoạn hoặc nắng cả ngày. Điều này thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Chế độ mưa nhiều năm tại điểm đo mưa Hòa Đồng và Sơn Thành cho thấy, tổng

lượng mưa trung bình nhiều năm từ 2.237 – 2.374 mm.

Chế độ gió, bão, áp thấp nhiệt đới: Có hai hướng gió chủ đạo trong năm là gió

Tây - Nam và gió mùa Đông Bắc. Ngoài ra, còn có gió Nồm thổi thường xuyên trong ngày.

c. Địa hình, địa mạo

Huyện Tây Hòa có 2 dạng địa hình, địa mạo chính như sau:

- Vùng đồi núi: nằm về hướng Nam giáp tỉnh Khánh Hòa và huyện Sông Hinh trải dài từ tây sang đông chiếm trên 60% tổng diện tích tự nhiên. Địa hình bị chia cắt mạnh, độ cao trung bình từ 300 - 700m so với mặt nước biển, có nhiều núi có độ cao lớn tập trung ở xã Hòa Mỹ Tây như: Hòn Dù (1.446m), Hòn Chúa (1.005m), Hòn Kỳ Đà (710m), Hòn Ông (1.104m); địa hình phức tạp, độ dốc lớn, chia cắt mạnh.

- Dạng địa hình đồng bằng: Do bồi tụ của sông Ba và sông Bánh Lái trải dài từ Tây sang Đông chiếm gần 40% diện tích tự nhiên toàn Huyện. Phía Tây là vùng đất đỏ bazan như một bình nguyên thấp có độ cao trung bình từ 30 - 40m. Phía Đông, Bắc là vùng đất phù sa cũng là vùng đồng bằng trồng lúa 2 vụ lớn nhất Tỉnh, nhờ sự bồi lắng phù sa hàng năm của 2 con sông chính: sông Bánh Lái và sông Ba.

Nằm ở sườn đông của dãy Trường Sơn, nơi tiếp giáp giữa đồng bằng và núi với nhiều dãy núi cao thấp đan xen nhau.

3.1.2. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Gồm nước mưa, nước mặt của các sông, suối, hồ chứa, thủy vực,... Nguồn nước mặt của huyện Tây Hòa hàng năm rất lớn, là nơi tiếp nhận toàn bộ nguồn nước của hệ thống sông Ba chảy qua, sông Bánh Lái, sông Trong, nước hồi qui của nguồn thủy nông Đồng Cam.

- Nguồn nước dưới đất: Theo kết quả khảo sát, thăm dò cho thấy nguồn nước dưới đất của Huyện khá dồi dào và chất lượng nước tương đối tốt tồn tại dưới 2 dạng nước lỗ hổng và nước khe nứt.

b. Tài nguyên đất

Trên cơ sở từ tài liệu đất đai, thổ nhưỡng và bản đồ đất của tỉnh Phú Yên, huyện Tây Hoà có 7 nhóm đất chính như sau:

- Đất cát và cồn cát

Diện tích 598ha chiếm 0,98%. Diện tích phân bố chính ở ven sông Ba và Sông Bánh Lái ở thị trấn Phú Thứ và các xã Hòa Phú, Hòa Phong, Hòa Bình 1, Hòa Thịnh, Hòa Mỹ Đông và Hòa Mỹ Tây.

Thành phần cơ giới là cát, cát thô rời rạc, tỷ lệ cát trên 97%, khả năng giữ nước kém, hàm lượng dinh dưỡng trong đất thấp. Khả năng khai thác loại đất này cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế chỉ tận dụng trồng cỏ, dưa, bí,... là nguồn vật liệu xây dựng quan trọng.

- Đất phù sa (P)

Diện tích 14.247 ha, chiếm 23,38 %, so với tổng diện tích đất tự nhiên, do quá trình bồi tụ của sông Ba, sông Bánh Lái, phân bố ở thị trấn Phú Thứ, xã Hòa Phú, Hòa Phong, Hòa Bình 1, Hòa Tân Tây, Hòa Thịnh, Hòa Mỹ Đông và Hòa Mỹ Tây.

Nhóm đất này có 2 loại là: đất phù sa được bồi hàng năm và đất phù sa không được bồi hàng năm. Đất phù sa được bồi tụ hàng năm nằm ở vùng thấp trũng, thường bị ngập lũ, có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, thích hợp với nhiều loại cây trồng. Các loại cây trồng thích hợp là cây nông nghiệp ngắn ngày: cây lúa, hoa màu,…. Đất phù sa không được bồi hàng năm, tập trung ở khu vực có địa hình cao không bị ngập lũ, thành phần cơ giới nhẹ, ít chua hoặc trung tính, hàm lượng dinh dưỡng từ khá đến giàu, thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày: mía, sắn, bắp,…

- Nhóm đất xám (X)

Diện tích 1.621 ha chiếm 2,66 % so với tổng diện tích đất tự nhiên.

Đất xám được hình thành trên phù sa cổ và đá cát, phân bố chủ yếu ở Hòa Phong, Hòa Đồng, Hòa Thịnh.

Đất có đặc điểm thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, phản ứng đất chua, độ no bazơ thấp, nghèo mùn, các chất dinh dưỡng tổng số, dễ tiêu và đều nghèo. Đất thích hợp với cây trồng cạn, cây công nghiệp và cây ăn quả. Nếu chủ động được nước tưới, phân bón và khử chua sẽ nâng cao năng suất cây trồng và chuyển đổi cây trồng.

- Đất đen (Ru)

Diện tích 3.420 ha chiếm 5,61% so với tổng diện tích đất tự nhiên, phân bổ vùng Sơn Thành Tây, Sơn Thành Đông, Hòa Phú.

Nhóm đất đen có nhiều ưu điểm, địa hình khá bằng phẳng, giữ ẩm tốt, thoát nước tốt, ít bị ngập úng, là vùng đất có giá trị tiềm năng cao nhất của Huyện, có khả năng xây dựng vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng hóa giá trị cao như: tiêu, cao su, cây ăn quả,….

- Nhóm đất đỏ vàng

Diện tích 37.119ha gồm các loại đất đỏ vàng nguồn gốc phân hóa từ đá macma acid, đá sét biến chất, đá mácma bazơ,…. chiếm 60,91%. Diện tích tập trung ở vùng đồi, núi các xã Hòa Thịnh, Hòa Mỹ Tây, Sơn Thành Đông, Sơn Thành Tây,... đất có thành phần cơ giới nhẹ, thường có kết cấu kém, tầng đất mỏng (thường nhỏ hơn 1,2 m). Đất chua, độ no bazơ nhỏ hơn 50%, nghèo mùn, đạm, lân; hàm lượng kali khá hơn so với loại đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, đất có hàm lượng cấp hạt sét thấp (nhỏ hơn 20%, nếu tính cả cấp hạt sét vật lý thì cũng chỉ đạt xấp xỉ 30%), vì thế dung tích hấp thu thấp, khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng kém.

Về tính chất, đất này kém hơn nhiều so với loại đất đỏ vàng hình thành trên đá sét và đá biến chất, đá granit. Phần lớn chúng được phân bố ở những nơi có địa hình dốc trên 15 độ, nên dễ bị xói mòn mạnh. Một số nơi vùng tiếp giáp giữa đồng bằng và núi đã được khai thác gỗ, củi mạnh, phá rừng làm nương rẫy sau đó bỏ hoang hóa tạo nhiều vùng đất đồi trọc. Hướng sử dụng loại đất này là bảo vệ, khai thác hiệu quả bền vững rừng tự nhiên hiện có, rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng để phân định cụ thể rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Những nơi đã biến thành đất trống (đất chưa sử dụng) đẩy mạnh trồng rừng kinh tế, một số vùng đất tốt thuận lợi giao thông chuyển sang xây dựng đồng cỏ chăn nuôi, trồng cây lâu năm như chuối, mít, thanh long,.…

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi

Diện tích 2.381 ha chiếm 3,9% so với tổng diện tích đất tự nhiên.

Phân bố ở các vùng đồi núi cao trên 1000 mét có ở các xã Hòa Mỹ Tây, Sơn Thành Đông, loại đất này hình thành trên đá macma acid có quá trình ferralit mạnh, có thành phần cơ giới nhẹ, lẫn nhiều thạch anh, khả năng giữ nước kém. Đất có pH

chua (pHKCl từ 4,0- 5,0), Cation kiềm trao đổi và độ no bazơ thấp, hàm lượng hữu

cơ từ trung bình đến nghèo, lân tổng số và dễ tiêu rất nghèo, kali tổng số nghèo. Loại đất này hiện là rừng tự nhiên.

- Đất xói mòn trơ sỏi đá (E)

Diện tích 167 ha chiếm 0,27% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Loại đất này có mặt ở tất cả các loại đá mẹ khác nhau.

Đất bị xói mòn mạnh trơ sỏi đá, tầng đất mặt bị bào mòn, rửa trôi mãnh liệt nên còn rất mỏng, có đá lộ đầu hoặc mất hẳn tầng đất để trơ ra cả đá gốc, trở nên khô hạn khốc liệt. Đất không còn kết cấu và đã kiệt chất dinh dưỡng. Hồi phục độ phì nhiêu cho loại đất này chỉ còn cách là trồng cây gây rừng hoặc bảo vệ để phục hồi tự nhiên. Nhưng đây là cả một vấn đề khó khăn, cần có sự đầu tư lớn trong một thời gian dài.

Bảng 3.1. Các nhóm đất và loại đất huyện Tây Hòa

STT Loại đất hiệu Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) 1 NHÓM ĐẤT CÁT 598 0,98 Đất cát điển hình C 598 0,98 2 NHÓM ĐẤT PHÙ SA 14.247 23,38 Đất phù sa trung tính ít chua P 904 1,48 Đất phù sa chua Pc 4.112 6,75 Đất phù sa có tầng đốm gỉ Pb 372 0,61 Đất phù sa glây Pg 8.859 14,54 3 NHÓM ĐẤT XÁM 1.621 2,66 Đất xám trên phù sa cổ X 1.503 2,47

Đất xám trên macma acid và đá cát Xa 118 0,19

4 NHÓM ĐẤT ĐEN 3.420 5,61

Đất nâu thẫm trên đá phong hoá của đá bọt và đá bazan Ru 3.420 5,61

5 NHÓM ĐẤT ĐỎ VÀNG 37.119 60,91

Đất đỏ vàng đá macma acid Fa 26.492 43,47

Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 102 0,17

Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 115 0,19

Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 10.310 16,92

Đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính Fu 100 0,16

6 NHÓM ĐẤT MÙN VÀNG ĐỎ TRÊN NÚI 2.381 3,9

Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit Ha 2.381 3,9

7 NHÓM ĐẤT XÓI MÒN TRƠ SỎI ĐÁ 167 0,27

Đất xói mòn trơ sỏi đá E 167 0,27

8 ĐẤT KHÁC (sông, suối, mặt nước chuyên dụng,…) 1.392 2,28

TỔNG CỘNG 60.945 100

3.1.3. Tăng trưởng kinh tế

a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, bình quân GDP giai đoạn 2005 – 2015 là 13,00% (vượt chỉ tiêu 1,37% so với Nghị quyết Đảng bộ đề ra), cao hơn so với chỉ tiêu tăng trưởng của Tỉnh 12,5%. Trong đó, cơ cấu GDP (2015) theo khu vực kinh tế như sau: nông – lâm - thủy sản chiếm 40,97%; công nghiệp - xây dựng 24,53%; dịch vụ 34,5%. Tổng sản phẩm trên địa bàn giá thực tế năm 2015 đạt 24 tỷ đồng tăng 1,4 lần so với năm 2005. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2015 đạt 537,3 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người 13,34 triệu đồng năm 2015.

Bảng 3.2. Tăng trưởng kinh tế huyện giai đoạn 2005-2015

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị

tính Chỉ tiêu Nghị quyết Kết quả thực hiện SS Nghị quyết đạt %

I Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình

quân/ năm % 11,63 13 111,78

II Giá trị sản xuất tăng bình quân/ năm

Nông - lâm nghiệp % 3,84 4,2 109,38

Công nghiệp - TTCN - xây dựng % 15,72 19,8 125,95

Thương mại - dịch vụ % 23,17 21,8 94,09

III Những chỉ tiêu chủ yếu

1 Tổng sản lượng lương thực có hạt tấn 80.250 85.536 106,59

Trong đó: lúa tấn 77.813 82.188 105,62

2 Thu nhập bình quân đầu người Tr.đồng 7,5 13,34 177,87

3

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Ngành nông - lâm nghiệp % 42,47 40,97

Ngành công nghiệp - TTCN-xây dựng % 23,59 24,53

Ngành thương mại - dịch vụ % 33,94 34,5

4 Thu ngân sách nhà nước Tỉ đồng 31 24 77,42

5 Tổng số vốn đầu tư trên địa bàn Tỉ đồng 454,1 537,3 118,32

6 Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia % 80 40,9 51,13

Trường THCS đạt chuẩn quốc gia % 60 30 50

7 Tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới còn % 8 7

Xóa nhà ở tạm cho hộ nghèo Nhà Xóa hết Còn 67

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Chỉ tiêu Nghị quyết Kết quả thực hiện SS Nghị quyết đạt %

9 Thôn văn hóa % 80 47,28 59,1

Gia đình văn hóa % 90 72,62 80,69

10 Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,12 1,12 100

11 XD xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế Xã 8/11 8/11 100

12 Trạm y tế có 1 bác sĩ Xã 11/11 3/11 37

13 Số hộ gia đình có sử dụng điện % 100 99,4 99

Tỉ lệ sử dụng điện thoại (số máy/100 dân) % 4 19 475

14 Xã vững mạnh về an ninh- quốc phòng % 9/11 11/11 122

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đến năm 2015 [42]

Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện giai đoạn 2005 - 2015

STT Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện Thực hiện Tăng bình quân (% năm) 2005 2015 2005 – 2015

Giá trị tăng thêm (GCĐ 1994) Tỷ đồng 311,72 601,04 13,2

1 Nông-lâm - ngư Tỷ đồng 178,52 258,010 6,2

2 Công nghiệp –xây dựng Tỷ đồng 62,7 151,014 19,6

3 Dịch vụ Tỷ đồng 70,5 192,016 20,8

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đến năm 2015 [42] b. Chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế được thể hiện trong cơ cấu kinh tế là: từng năm giảm tỷ trọng các ngành nông – lâm - ngư nghiệp, tăng các ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ.

- Tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng bình quân GDP tăng từ 19,8% năm 2005 và tăng lên 21,51% năm 2015.

- Tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ bình quân GDP từ 22,3% năm 2005

và tăng lên 32,72% năm 2015.

- Tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp bình quân GDP có xu thế giảm từ

Bảng 3.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành qua các năm

STT Chỉ tiêu (%) Thực hiện

2005 2015

Cơ cấu kinh tế theo ngành 100 100

1 Nông - lâm – ngư 57,8 42,77

2 Công nghiệp – xây dựng 19,8 21,51

3 Dịch vụ 22,3 32,72

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đến năm 2015 [42] * Đánh giá chung:

Dễ dàng nhận thấy rằng: Trong giai đoạn vừa qua huyện Tây Hòa có mức tăng trưởng kinh tế khá, cơ cấu các ngành kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, sẽ có sự chuyển dịch mạnh trong thời gian tới.

Kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn đã phát triển thành hàng hóa, nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng, nhất là khu vực các xã phía tây huyện như Hòa Phú, Sơn Thành Đông, Sơn thành Tây có thuận lợi phát triển cây công nghiệp: cao su, tiêu với qui mô lớn sẽ thay đổi mạnh trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp.

3.1.4. Thực trạng các vấn đề xã hội

a. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Dân số:

Dân số trung bình của huyện Tây Hòa đến năm 2014 là 117.429 người, mật

độ dân số trung bình 193 người/km2; Trong đó: mật độ đông nhất là xã Hòa Đồng

với 1.061 người/km2, thấp nhất là xã Sơn Thành Tây với 33 người/km2. Về phân theo giới tính, tỉ lệ:

Bảng 3.5. Tỉ lệ dân số của huyện Tây Hòa

STT Hạng mục ĐVT 2005 2010 2013 2014

1 Tổng dân số người 114.113 116.090 116.733 117.429

2 Nam người 56.623 57.090 58.512 58.862

3 Nữ người 57.490 59.000 58.221 58.567

Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 [45] - Lao động và việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tái cơ cấu sử dụng đất tại huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)