4. Điểm mới của đề tài
3.1.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a. Mạng lưới giao thông:
Mạng lưới giao thông của huyện Tây Hoà phân bố tương đối hợp lý, gồm 2 loại hình: đường bộ là chính và đường sông có rất ít, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá và hành khách đi lại các vùng trong và ngoài Tỉnh.
- Đường bộ
Có tổng chiều dài đường bộ khoảng 361 km, mật độ trung bình 0,49 km/km2
lớn hơn bình quân toàn Tỉnh. Các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã
phân bố khá cân đối: QL29 dài 30,85 km và tỉnh lộ ĐT 645 dài 3,5km (chiếm 10%),
huyện lộ dài 93.12 km (chiếm 21,8%), đường liên xã dài 223,92km (chiếm 68,2%).
+ Quốc lộ 29: Dài 109,44km, bắt đầu từ cảng Vũng Rô theo hướng tây, qua
các huyện Đông Hoà, Tây Hoà, Sông Hinh đến cuối thị xã Buôn Hồ (Đắc Lắc). Nền
đường rộng 9m, mặt nhựa rộng 6m. Phần qua địa bàn huyện dài 30,85 km, qua thị trấn Phú Thứ, các xã Hòa Tân Tây, Hoà Phong, Hoà Phú, Sơn Thành Đông, Sơn Thành Tây. Chất lượng đường tốt, khả năng thông hành lớn. Đây là tuyến giao thông quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu mua bán với các tỉnh Tây Nguyên và các khu vực lân cận.
+ Tỉnh lộ ĐT 645: Tại km 1.339+500, phường Phú Lâm đi qua các xã Hòa Thành – huyện Đông Hòa, đoạn đi qua huyện dài 3,5 km đi qua xã Hòa Bình 1 giáp TT Phú Thứ tại Gò Mầm.
+ Huyện lộ: Có 15 tuyến, liên kết quốc lộ 29, tỉnh lộ ĐT 645 với xã lộ, đi qua các trung tâm xã, các khu dân cư tập trung, cơ sở tiểu thủ công nghiệp (thị trấn Phú Thứ, Hoà Bình 1, Hoà Phong, Hoà Đồng) và đi qua các vùng nguyên liệu mía, sắn
(Hoà Mỹ Đông, Hoà Mỹ Tây, Hoà Phú, Hoà Thịnh, Sơn Thành Đông, Sơn Thành
Tây). Trong các năm qua đã làm mới được cầu Bến Củi mới, tuyến đường Bến Mít đi Sơn Thành Đông và nâng cấp được nhiều tuyến, đường Huyện có các tuyến sau:
• Đường ĐH.71 cầu Phước Nông – Hòa Tân Đông: điểm đầu giao ĐT 645
tại km 5+500 (cầu Phước Nông), điểm cuối giao với Quốc lộ 29 tại xã Hòa Tân Đông. Toàn tuyến dài 1,5 km, có chất lượng xấu, nền rộng 5 m, mặt đường đất rộng 3,5 m, gây khó khăn việc đi lại.
• Đường ĐH.72 đường vào bãi rác và nghĩa trang huyện: điểm đầu giao với đường ĐH.82 Phú Nhiêu – Hòa Phong, điểm cuối tại bãi rác huyện. Toàn tuyến dài 2,5 km, nền rộng 6 m, mặt rộng 3,5 m, đã được đầu tư 0,8 km BTXM, 1,2 km thấm nhập nhựa, còn lại 0,5 km là đường đất.
• Đường ĐH.73 chợ Chiều – Hoóc Răm: điểm đầu tại cầu Bà Bích, điểm
cuối hồ Hoóc Răm. Toàn tuyến dài 7,2 km, nền rộng 5 m, mặt BTXM rộng 3,5 m, thuận lợi cho việc đi lại.
• Đường ĐH.74 Ga Gò Mầm – nhà 5 Bình:điểm đầu tại ga Gò Mầm xã Hòa
Tân Tây, điểm cuối tại nhà 5 Bình xã Hòa Đồng. Toàn tuyến dài 4,3 km, nền rộng 5m, mặt BTXM rộng 3,5 m, thuận lợi cho việc đi lại.
• Đường ĐH.75 Phú Thứ - Hòa Thịnh:điểm đầu giao với Quốc lộ 29, điểm
cuối tại thôn Đồng Tàu (Hoà Thịnh). Toàn tuyến dài 12 km, có chất lượng tốt, nền
đường rộng 7,5 m, mặt bê tông nhựa rộng 5,5 m.
• Đường ĐH.76 Xuân Mỹ - Đập Suối Lạnh: điểm đầu giao nhau với đường
Phú Thuận - Mỹ Thành, điểm cuối tại thôn Mỹ Điền (xã Hòa Thịnh). Toàn tuyến dài 12,8 km, nền rộng 5 m, mặt rộng 3,5 m. Tuyến đã được đầu tư 5,5 km BTXM, 4km bê tông nhựa, 1,9 km thấm nhập nhựa, còn lại 1,4 km là đường cấp phối.
• Đường ĐH.77 Lạc Chỉ - Hòa Thịnh: Điểm đầu giáp đường Xuân Mỹ - Đập
Suối Lạnh, điểm cuối tại Suối Lạnh, dài 3,5 km. Toàn tuyến dài 3,5 km, nền rộng 5m, mặt rộng 3,5 m, kết cấu đường cấp phối, nên đi lại rất khó khăn, nhất là mùa mưa.
• Đường ĐH.78 Phú Thuận - Mỹ Thành: điểm đầu giao với đường Phú Thứ
- Hoà Thịnh tại Km 4 + 600, điểm cuối tại Bến Mít (Hoà Mỹ Tây). Chiều dài 10,5km, nền rộng 7,5 m, mặt bê tông nhựa rộng 5,5 m.
• Đường ĐH.79 UBND xã Hòa Mỹ Đông – Ga Hòn Sặc: điểm đầu tại UBND xã Hòa Mỹ Đông, điểm cuối tại ga Hòn Sặc. Toàn tuyến dài 4 km, nền rộng 6,5 m, mặt thấm nhập nhựa rộng 3,5 m.
• Đường ĐH.80 Suối Mâm - Suối Phẩn: điểm đầu giao với đường Phú
Thuận - Mỹ Thành tại Km 7+800, điểm cuối Suối Phẩn. Toàn tuyến dài 3,3 km, đường dốc, nền đường rộng 5 m, mặt đường 3,5 m, kết cấu đường cấp phối, không đảm bảo lưu thông.
• Đường ĐH.81 Kênh N6 – Hòa Đồng:điểm đầu tại kênh N6 xã Hòa Phong,
điểm cuối Lù cùng xã Hòa Đồng. Toàn tuyến dài 5,8 km, nền đường rộng 5 m, mặt đường 3,5 m, đã đầu tư 1,3 km BTXM, 1,8 km thấm nhập nhựa, còn lại 2,7 km là đường cấp phối, gây khó khăn cho việc đi lại.
• Đường ĐH.82 Phú Nhiêu – Hòa Phong: điểm đầu giao với đường Phú
Thuận - Mỹ Thành tại Km 1+300, điểm cuối cầu Hào Ba (Hoà Phong). Toàn tuyến
dài 4,8 km, nền rộng 6,5 m, mặt thấm nhập nhựa rộng 3,5 m.
• Đường ĐH.83 Xếp Thông – Núi Lá: điểm đầu giao với Quốc lộ 29 (Hoà
Phú), điểm cuối giao với đường ĐH.78 Phú Thuận - Mỹ Thành tại Km 4 (Hoà Mỹ
Tây). Toàn tuyến dài 5,4 km, nền rộng 6 m, mặt thấm nhập nhựa rộng 3,5 m.
• Đường ĐH.84 Sơn Thành Đông - Cầu Bến Mít: Điểm đầu giao với Quốc
lộ 29 (Sơn Thành Đông), điểm cuối tại cầu Bến Mít. Toàn tuyến dài 11,5 km, nền rộng 5 m, mặt BTXM rộng 3,5 m, chất lượng tốt nên đi lại thuận lợi.
• Đường ĐH.85 Sơn Thọ - Sơn Nghiệp: điểm đầu tại trụ sở thôn Sơn Thọ,
điểm cuối tại thôn Sơn Nghiệp. Toàn tuyến dài 4 km, nền rộng 6 m, mặt thấm nhập nhựa rộng 3,5 m.
+ Xã lộ: Có 215 tuyến đường, chiều dài 223,92 km. Cụ thể: BTXM: 57,22 km (chiếm 25,6%), bê tông nhựa: 6,05 km (chiếm 2,7%); thấm nhập nhựa: 0,4 km (chiếm 0,2%); đường đá dăm, cấp phối, đường đất: 160,25 km (chiếm 71,6%), đường xấu còn nhiều, dễ hư hỏng, xuống cấp, thiếu công trình cầu, cống, khó đi lại, thường gây ách tắc giao thông vào mùa mưa, đang tập trung bê tông xi măng theo đề án nông thôn mới.
- Đường sông
Tây Hoà có sông Ba, sông Bánh Lái, sông Đồng Bò chảy qua, tuy nhiên vận
tải đường sông chỉ có tuyến Phú Thứ - Hoà Định Đông (Phú Hoà) qua sông Ba
bằng đò ngang. Tuyến này hình thành tự phát, khi đi lại trong mùa lũ rất nguy hiểm, do nước Sông Ba chảy với vận tốc lớn mang theo nhiều cây gỗ mục, rơm rác,… không đảm bảo an toàn nên giảm đi lại rất nhiều.
- Bến, bãi đỗ xe
Bến xe huyện chưa được đầu tư xây dựng. Hiện chỉ có một số điểm dừng đón, trả khách hình thành tự phát tại các điểm dân cư tập trung dọc trục ĐT 645, QL
29: có các điểm cố định là: điểm đón, trả khách TT Phú Thứ (tại km 10+300 QL
29), điểm đón, trả khách Sơn Thành (tại km 23+00 QL29).
Bảng 3.7. Thống kê hiện trạng hệ thống đường xã, huyện
STT Tên xã Số tuyến Tổng chiều dài (km) Chiều rộng nền TB (m) Tổng chiều dài đường nhựa, BT % 1 TT Phú Thứ (HB 2) 16 21,20 4,75 12 2 Hòa Bình 1 14 11,99 4,5 39 3 Hòa Đồng 12 25,26 4,42 18 4 Hòa Mỹ Đông 12 16,65 4,50 12 5 Hòa Mỹ Tây 10 14,40 4,80 16 6 Hòa Phong 34 27,13 4,50 9 7 Hòa Phú 29 14,22 4,34 11
8 Hòa Tân Tây 7 6,7 5,50 99,8
9 Hòa Thịnh 17 28,10 4,24 29
10 Sơn Thành Đông 5 14,20 4,40 0
11 Sơn Thành Tây 13 17,90 4,20 0
Những tồn tại: Hệ thống giao thông chất lượng còn thấp. Ngoài QL 29, ĐT645
và các tuyến Phú Thứ - Hoà Thịnh (một phần), Phú Thuận - Mỹ Thành, Xếp Thông –
Núi Lá được nhựa hoá, một phần được bê tông hóa, số ít vẫn còn là đường đất.
Mặt đường hẹp (nền đường rộngdưới 6,5m chiếm 75% tổng chiều dài đường
bộ), có độ bằng phẳng thấp (mặt đường đất, cấp phối chiếm 62,5% tổng chiều dài
đường bộ) và dễ hư hỏng, xuống cấp, chưa thông suốt vào mùa mưa. Do đó chưa đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, đã ảnh hưởng đến tốc độ xe chạy, khả năng thông xe. Trong những năm gần đây, nhất là năm 2013 đường bê tông xi măng nông thôn được xây dựng nhiều.
- Hệ thống thủy lợi, đê kè
Toàn huyện có 26 công trình thuỷ lợi lớn, nhỏ, gồm: 7 đập dâng, 7 hồ chứa, 12 trạm bơm, tưới 52% diện tích đất nông nghiệp, 74% diện tích đất trồng cây hàng năm.
+ Kênh chính Nam – hệ thống Đồng Cam: Dài 37 km, rộng 9m được gia cố bê tông, dẫn nước sông Ba từ đập Đồng Cam tưới chủ động 6.400 ha lúa 2 vụ của: thị trấn Phú Thứ, các xã Hoà Phong, Hoà Phú, Hoà Bình 1, Hoà Đồng, Hoà Mỹ Đông, Hoà Mỹ Tây, Hoà Tân Tây, Sơn Thành Đông.
+Đập dâng: Có 7 đập dâng nước được xây dựng trên các sông, suối nhánh của sông Bàn Thạch, cung cấp nước tưới cho trên 1.000 ha lúa, mía các xã Hoà Tân Tây, Hoà Thịnh. Hầu hết công trình xây dựng lâu, cần được duy tu sửa chữa.
+ Trạm bơm: Có 12 trạm bơm điện, lấy nước từ sông Bàn Thạch và sông Đồng Bò, cung cấp nước tưới cho trên 670 ha lúa, mía, các xã Hoà Mỹ Tây, Hoà Mỹ Đông, Hoà Thịnh, Hoà Tân Tây, Hoà Phú bổ sung lượng nước cho kênh cấp 2 – hệ thống thuỷ nông Đồng Cam. Các công trình hoạt động tốt, nhưng hiệu suất tưới thấp.
+ Hồ chứa nước: Có 7 hồ chứa nước quy mô nhỏ ở khu vực xã Sơn Thành Đông, Sơn Thành Tây và Hoà Tân Tây điều tiết, cung cấp nước tưới cho 1.000ha mía, lúa, nuôi cá, chăn nuôi gia súc, phục vụ dân sinh xã Sơn Thành Tây, Sơn Thành Đông, Hòa Tân Tây.
Bảng 3.8. Các công trình thủy lợi – đập dâng nước
STT Tên công trình Địa điểm Diện tích
tưới (ha) Năm xây dựng Ghi chú I Hệ thống đập dâng
1 Đập Bầu Đá Hòa Tân Tây 80 1992 Tưới lúa
2 Đập Đồng Lau Hòa Tân Tây 44 1977 Tưới lúa
3 Đập An San, Hòa Thịnh 450 1983 Tưới lúa
4 Đập Phú Hữu Hòa Thịnh 173 Tưới lúa
5 Đập Suối Lạnh Hòa Thịnh 80 1983 Tưới lúa
6 Đập Ông Uyển Hòa Thịnh 18 1983 Tưới lúa
7 Đập Bản Thượng Hòa Thịnh 55 Tưới lúa
II Hệ thống các hồ chứa
1 Hồ Đồng Tròn Sơn Thành Đông 100 1984 Tưới lúa
2 Hồ Sơn Tây Thượng Sơn Thành Tây 20 Tưới cây CN
3 Hồ Sơn Tây hạ Sơn Thành Tây 13 Tưới cây CN
4 Hồ Suối Hiền Sơn Thành Tây 300 Tưới cây CN
5 Hồ Trường Lạc Sơn Thành Tây 300 Tưới cây CN
6 Hồ Lạc Phong Sơn Thành Tây 300 1990 Tưới cây CN
7 Hồ Hóc Răm Hòa Tân Tây 52 Tưới lúa 2 vụ
Những tồn tại: Hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh nhưng phần lớn xây dựng trước năm 1995, một số hạng mục công trình đã xuống cấp, chưa được sửa chữa kịp thời. Hệ thống kênh mương chưa hoàn chỉnh nên lượng nước tưới tổn thất còn lớn, tại một số khu vực thuộc các xã Hoà Tân Tây, Hoà Mỹ Tây, Hòa Mỹ Đông, Hòa Thịnh,... còn thiếu nước sản xuất vào mùa khô.
- Hệ thống cấp điện:
Tây Hoà được cung cấp điện từ lưới điện quốc gia thông qua 2 trạm biến áp: (1)Trạm biến áp E22 - TT Phú Thứ có công suất 25MVA.
Lưới điện: mạng lưới điện trung áp, hạ áp phát triển đồng bộ, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của dân cư.
Một số tồn tại:
Đường dây hạ thế đi cắt qua nhà dân, vườn cây, nhiều đường nhánh, cột điện
xuống cấp, bán kính cấp điện áp xa (gần 2km - lớn hơn qui định 800 m). Hầu hết
dây dẫn có tiết diện nhỏ, chủ yếu sử dụng dây đồng trần loại 3xM38 + 1xM22, 3xM22 + 1xM16 chắp nối nhiều lần nên tổn thất điện áp lớn.
Kết cấu hạ tầng cấp điện có một số nơi chưa đồng bộ ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác. Nguồn điện đảm bảo công suất chuyển tải nhưng lưới điện xây dựng nhiều nơi đã lâu chưa nâng cấp thay thế. Nhất là đường dây hạ áp xây dựng chưa
đảm bảo chất lượng kỹ thuật (dây dẫn, tiết diện, hành lang an toàn lưới điện,…), vị
trí một số trạm biến áp chưa phù hợp nên tỷ lệ tổn thất điện năng trên lưới cao, chất lượng điện không đảm bảo.
- Hệ thống cấp, thoát nước + Cấp nước:
• Khu vực thị trấn Phú Thứ: chưa đầu tư nhà máy nước, việc sử dụng nước sinh hoạt và sản xuất chủ yếu dùng nước giếng đào, giếng khoan, chất lượng nước tương đối tốt.
• Khu vực nông thôn: Đã có 02 công trình cấp nước tập trung tại thôn Quảng Mỹ, xã Hòa Mỹ Tây có công suất 84m3/ngày.đêm và tại thôn Đá Mài, xã Sơn Thành Tây còn các khu vực nông thôn khác nhân dân khai thác từ giếng đào, giếng khơi, nguồn nước ngầm dồi dào, chất lượng nước đánh giá chung còn tốt. Tỷ lệ số hộ sử dụng nước sạch đạt trên 90%.
+ Thoát nước: Hầu hết dân cư sống trên địa bàn thị tứ và nông thôn, các hộ gia đình đều có vườn, vì vậy việc thoát nước chủ yếu tự thấm và thoát theo địa hình tự nhiên. Nước mặt, nước mưa thoát ra các dòng sông, kênh và khu ruộng thấp. Nước thải trong các khu vệ sinh công cộng, nhà dân và các chuồng trại chủ yếu thoát tự thấm.
- Truyền thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông
Hệ thống bưu chính - viễn thông có bước chuyển biến mạnh trong việc hiện đại hoá trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân trên địa bàn. Các dịch vụ chuyển tiền nhanh, chuyển phát nhanh, điện hoa, tiết kiệm bưu
điện,… được đưa vào áp dụng rộng rãi ở các xã. Năm 2005, toàn huyện có 8 bưu điện văn hoá xã và 3 bưu cục, bán kính phục vụ bình quân 1,5 km/điểm, dân số phục vụ bình quân 15 nghìn người/điểm. Tổng số thuê bao điện thoại: 3.343 chiếc, mật độ sử dụng 2,8 máy/100 dân, thấp hơn bình quân chung cả tỉnh và cả nước:
+ Mạng bưu cục phân bố dọc theo QL 29, ĐT 645, nằm ở điểm dân cư tập trung lớn (Phú Thứ, Đồng Bò, Sơn Thành). Các bưu cục cung cấp dịch vụ điện thoại, gửi bưu phẩm, internet,… với chất lượng dịch vụ tốt.
+ Mạng lưới điểm bưu điện văn hoá xã, gần các tuyến giao thông, các điểm dân cư nông thôn. Các bưu điện văn hoá xã vừa là điểm cung cấp dịch vụ điện thoại, gửi bưu phẩm,… vừa là điểm văn hoá phục vụ đọc sách, báo cho nhân dân. Bưu điện trung tâm huyện chưa được đầu tư.
Ngoài ra, trên địa bàn có 6 trạm thu phát sóng di động BTS tại thôn Phú Thứ (Hoà Bình 2 nay là TT Phú Thứ), Thạch Bàn (Hoà Phú), Mỹ Thạnh Tây (Hoà Phong), Bình Thắng (Sơn Thành Đông), Mỹ Xuân 1 (Hoà Thịnh), Phú Thuận (Hoà Mỹ Đông) phủ sóng trên 70% địa bàn dân cư.
- Quản lý chất thải rắn, vệ sinh môi trường và nghĩa trang
Xử lý chất thải rắn: Huyện đã có nhiều nỗ lực trong đầu tư, vận hành thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. Một số xã rác thải sinh hoạt được tổ chức thu gom đúng định kỳ. Rác thải được xe chuyên dùng vận chuyển về bãi rác trên Núi Hương, xử lý theo phương thức chôn lấp hợp vệ sinh. Rác thải độc hại y tế đã có lò đốt rác y tế của bệnh viện đa khoa Huyện.
Vệ sinh môi trường nông thôn có bước phát triển tốt trên 80% số hộ toàn Huyện đã xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, vệ sinh về chuồng trại chăn nuôi cũng đạt khá, có trên 71% hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh mặc dù đây là huyện chăn nuôi có qui mô lớn.
Đánh giá chung về môi trường của Huyện trong thời gian qua: tuy có nhiều khó khăn, phức tạp nhưng công tác bảo vệ môi trường Huyện có nhiều nỗ lực trong tuyên truyền, vận động người dân về bảo vệ môi trường, đã đầu tư được một số công trình xử lý rác thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, công nghiệp, đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt các cơ sở vi phạm về bảo vệ môi trường.