Giải pháp về khoa học, công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tái cơ cấu sử dụng đất tại huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 73)

4. Điểm mới của đề tài

3.4.6. Giải pháp về khoa học, công nghệ

Để đạt được tốc độ phát triển bình quân hằng năm đối với nhóm ngành nông nghiệp 6,2%/năm, cơ cấu kinh tế đạt 20,6% so cơ cấu sử dụng đất mới 48.910,7ha thì biện pháp đề ra là:

- Trồng trọt: chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất sản lượng từ đó nâng cao giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích, nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh.

- Chăn nuôi: Tập trung phát triển vật nuôi có lợi thế gắn với kiểm soát dịch bệnh và chủ động nguồn thức ăn xanh, nguồn thức ăn tươi. Đa dạng hóa vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

- Cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi: giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi. Đến năm 2020: trồng trọt chiếm 60%, chăn nuôi 40% trong tổng sản phẩm của ngành Nông nghiệp.

- Xây dựng bộ giống cây trồng, con nuôi chủ lực đặc trưng của tỉnh có năng

suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao và thích ứng với biến đổi khí hậu cho các sản phẩm chủ lực. Cùng với bộ giống hiện có, hàng năm tổ chức khảo nghiệm, tuyển chọn thêm các giống mới có nhiều ưu việt để thay thế các giống cũ.

- Đa dạng hóa các loại máy làm đất để nâng cao năng suất, tiến độ và chất lượng. Tiếp tục khuyến khích đầu tư phát triển cơ giới hóa khâu gieo trồng và thu hoạch, phấn đấu đến hết năm 2020 tỷ lệ cơ giới hóa.

- Nghiên cứu, lựa chọn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và giải pháp công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

+ Trồng trọt: Mở rộng áp dụng trồng cây hồ tiêu bằng tưới tiết kiệm,…. + Chăn nuôi: Áp dụng công nghệ chăn nuôi chuồng kín, chăn nuôi không mùi, công nghệ sản xuất thịt sạch, trứng sạch, công nghệ sử lý chất thải...

- Tăng cường ứng dụng VietGAP, GlobalGAP… và các chế phẩm sinh học trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

- Tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh Phú Yên và các sở, ngành, có cơ chế ưu đãi mời, gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các khu, vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

CHƯƠNG IV

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

- Tây Hòa là huyện là một huyện có đồng bằng rộng lớn, có nhiều đồi núi

cao và không có tiếp giáp biển, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, có tổng diện tích tự nhiên 60.945,06ha, dân số 117.429 người (năm 2014) với mật độ dân số: 193 người/km2. Giai đoạn 2005 – 2015 giá trị sản xuất của huyện liên tục tăng năm 2015 đạt 24 tỷ đồng tăng 1,4 lần so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13%. Với địa hình đa dạng, hệ sinh thái rừng phong phú, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm Tây Hòa có tiềm năng phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp rất tốt.

- Bằng phương pháp thu thập, thống kê, xử lý số liệu bằng phần mềm Excel, phần mềm SPSS xác định được biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 – 2010, 2010 – 2015

Giai đoạn 2005 – 2010 diện tích đất nông nghiệp tăng 2.630,06ha, nhưng đất trồng lúa giảm 7,99ha; đất phi nông nghiệp tăng 22,45ha; đất chưa sử dụng giảm 2.551,45ha.

Giai đoạn 2010 – 2015 diện tích đất nông nghiệp giảm 27,65ha; đất phi nông nghiệp tăng 59,69ha; đất chưa sử dụng giảm 32,04ha.

- Kết quả phân tích mối tương quan mối tương quan giữa cơ cấu sử dụng đất và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội bằng phần mềm Excel, phần mềm SPSS.20 xây dựng được cơ cấu sử dụng đất mới:

Đất nông nghiệp với tổng diện tích 48.910,7ha tăng 0,84% so với năm 2015, trong đó: đất trồng lúa nước diện tích 7.324,2ha giảm 0,02%; đất rừng phòng hộ giảm 2,06%; các loại đất khác tăng gồm: đất trồng cây lâu năm 3,2%, đất rừng sản xuất 0,77%, đất nông nghiệp khác 7,36%.

Đất phi nông nghiệp với tổng diện tích 7.803,9ha tăng 4,14% so với năm 2015, trong đó: đất cụm công nghiệp giảm 0,1%; các loại đất còn lại tăng gồm: đất quốc phòng 1,52%, đất an ninh 1,28%, đất khoáng sản 0,03%, đất phát triển hạ tầng 1,11%, đất có di tích lịch sử - văn hóa 0,03%.

Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng với diện tích 4,6ha giảm 4,98% so với năm 2015.

- Để nâng cao hiệu quản lý sử dụng đất, thực hiện hiệu quả cơ cấu sử dụng đất mới phải thực hiện đồng bộ 6 giải pháp: Tiếp tục hoàn thiện chính sách về đất đai; khai thác, sử dụng quỹ đất nông nghiệp hiện có trên địa bàn huyện; các giải pháp về nguồn lực, vốn đầu tư; giải pháp về kỹ thuật; giải pháp về khoa học, công nghệ.

4.2. Kiến nghị

- Đề tài cần được nghiên cứu sâu hơn để cơ cấu sử dụng đất mới phù hợp với đặc điểm của vùng nghiên nứu (lập các phương trình tương quan phi tuyến với nhiều chỉ tiêu hơn).

- UBND tỉnh Phú Yên và UBND huyện Tây Hòa cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch sử dụng đất. Trong đó, cần quy hoạch và hình thành vùng sản xuất nông sản hàng hoá và xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao, KCN chế biến nông sản hàng hoá và phát triển ngành nghề. Việc dự báo và xác định nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp phải trên cơ sở khoa học tránh quy hoạch tràn lan, gây lãng phí đất.

- Chính quyền địa phương cần tiếp tục quản lý chặt chẽ quỹ đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa có năng suất cao. Trên cơ sở huy động vốn tự có trong nhân dân là chính, cần có chính sách ưu đãi, hình thành vùng và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đầu tư nguồn ngân sách của địa phương để đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt trong khu vực nông thôn.

- Chính quyền địa phương phối kết hợp với các cơ quan chức năng trong việc quản lý chặt chẽ môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu dân cư và trong cụm công nghiệp tập trung Tây Hòa. Cần có biện pháp xử lý nghiêm minh các cơ sở vi phạm quy định về thải chất gây ô nhiễm môi trường.

- Các cấp, các ngành trung ương và địa phương cần tiếp tục có những nghiên cứu về hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật của nhà nước để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất nông nghiệp và nâng cao đời sống người dân trong quá trình CNH mạnh mẽ như hiện nay. Tiếp tục có những nghiên cứu sâu và toàn diện hơn để đánh giá, phân tích các quy luật tác động của quá trình CNH đến đất nông nghiệp và cư dân nông thôn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Vũ Thị Bình (1999), Quy hoạch phát triển nông thôn, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.

[2] Nguyễn Đình Bồng (2002), Quỹ đất quốc gia – Hiện trạng và dự báo sử

dụng đất, Tạp chí khoa học đất, số 16/2002.

[3] Nguyễn Đình Bồng (2013), Quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất đai ứng phó với biến đổi khí hậu, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[4] Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, khóa IX, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 12 tháng 3 năm 2003, Hà Nội.

[5] Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, khóa IX, Đại hội X, Báo cáo của về các Văn kiện Đại hội X của Đảng, Hà Nội.

[6] Võ Tử Can (2001), Phương pháp luận cơ bản về quy hoạch sử dụng đất đai, Viện Điều tra Quy hoạch đất đai - Tổng cục địa chính, Hà Nội.

[7] Chính phủ (2009), Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của

Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, Hà Nội.

[8] Cục Thống kê huyện Tây Hòa, Niên giám thống kê 2005- 2015. Nhà xuất bản Thống kê.

[9] Nguyễn Sinh Cúc (2008), Phát triển khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng và vấn đề nông dân mất đất nông nghiệp, Tạp chí Cộng Sản, số 14(158).

[10] Đào Trung Chính (2010), Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư kinh nghiệm quốc tế và bài học áp dụng vào Việt Nam, Tổng hợp báo cáo khoa học, Tổng cục quản lý đất đai, Hà Nội.

[11] Trần Văn Chử (1998), Đô thị hoá và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[12] Nguyễn Thị Dung (2009), Chính sách đền bù khi thu hồi đất của một số nước trong khu vực và Việt Nam, Tạp chí công sản, số 11.

[13] Nguyễn Tấn Dũng, Chỉ thị về tăng cường quản lý sử dụng đất của các quy hoạch và dự án đầu tư, Hà Nội.

[14] Xuân Dũng (2011), Năm 2020 diện tích đất nông nghiệp của cả nước là 26732 nghìn ha, Báo QĐND Thứ Năm, 20/10/2011, Hà Nội.

[15] Đảng Bộ Cơ quan Chính quyền huyện Tây Hoà (2010), Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ Cơ quan Chính quyền huyện Tây Hoà lần thứ I, nhiệm kỳ 2010-2015.

[16] Đảng Bộ Cơ quan Chính quyền huyện Tây Hoà (2015), Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ Cơ quan Chính quyền huyện Tây Hoà lần thứ II, nhiệm kỳ 2015-2020.

[17] Đảng Bộ huyện Tây Hoà (2005), Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tây Hoà lần thứ IX, nhiệm kỳ 2005-2010.

[18] Đảng Bộ huyện Tây Hoà (2010), Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tây Hoà lần thứ X, nhiệm kỳ 2010-2015.

[19] Đảng Bộ huyện Tây Hoà (2015), Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tây Hoà lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015-2020.

[20] Đảng Bộ tỉnh Phú Yên (2005), Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng tỉnh Phú Yên lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2005-2010.

[21] Đảng Bộ tỉnh Phú Yên (2010), Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng tỉnh Phú Yên lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010-2015.

[22] Đảng Bộ tỉnh Phú Yên (2015), Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng tỉnh Phú Yên lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020.

[23] Nguyễn Thị Thu Hiền (2015), Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

[24] Nguyễn Hữu Ngữ, Nguyễn Thị Hải, Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất,

Đại học nông lâm Huế, 2013.

[25] Ngân hàng thế giới (2008), Tài liệu tham khảo Quản lý bền vững đất đai, NXB Ngân hàng thế giới, Washington DC.

[26] Mai Thành (2009), Chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn sau thu hồi đất, Tạp chí Cộng Sản, số 15.

[27] Quốc hội (1987), Luật Đất đai ngày 29 tháng 12 năm 1987, Hà Nội. [28] Quốc hội (1993), Luật Đất đai ngày 14 tháng 7 năm 1993, Hà Nội. [29] Quốc hội (2003), Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2003, Hà Nội. [30] Quốc hội (2013), Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2003, Hà Nội. [31] Quốc hội (2013), Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

[32] Phạm Bình Quyền (2003), Hệ sinh thái nông nghiệp và phát triển bền vững, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[33] Chu Văn Thỉnh (2000), Cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính

sách và sử dụng hợp lý quỹ đất đai, đề tài độc lập cấp Nhà nước, Tổng cục địa chính, Hà Nội.

[34] Lê Đình Thắng, Trần Tú Cường (2007), Quy hoạch sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường Tài nguyên và Môi trường, số 10 (48), tháng 10, Hà Nội 2007.

[35] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 về Phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế.

[36] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 về Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

[37] Tổng cục Quản lý đất đai (2000), Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia 2000-2005, Hà Nội.

[38] Tổng cục Quản lý đất đai (2005), Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia 2005-2010, Hà Nội.

[39] Tổng cục Quản lý đất đai (2010), Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia 2011-2020, Hà Nội.

[40] Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Hà Nội (2009), Báo cáo tình hình sử dụng đất xây dựng khu, cụm công nghiệp.

[41] UBND huyện Tây Hòa (2005), Báo cáo kiểm kê đất đai huyện Tây Hòa, Phú Yên.

[42] UBND huyện Tây Hòa (2015), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tây Hòa đến 2015 định hướng đến năm 2020.

[43] UBND huyện Tây Hòa (2006), Kế hoạch sử dụng đất 5 năm ( 2006- 2010) tại huyện Tây Hòa.

[44] UBND huyện Tây Hòa (2008), Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép với các yêu cầu bảo vệ môi trường đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) tại huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.

[45] UBND huyện Tây Hòa (2014), Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Tây Hòa.

[46] UBND tỉnh Phú Yên (2011), Báo cáo thống kê đất đai năm 2010 tỉnh Phú Yên.

[47] Phạm Văn Vân (2013), Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến tình hình quản lý sử dụng đất nông nghiệp huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội,

Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.

[48] Nguyễn Thị Hải Yến (2013), Nghiên cứu tác động của quá trình công

nghiệp hoá đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA

Thông tin thu thập trong Phiếu điều tra này chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu khoa học. Không cung cấp cho các tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc sử dụng vào mục đích khác.

Thôn (Khu phố)………., xã (thị trấn) ………, huyện Tây Hoà, tỉnh Phú Yên.

I. THÔNG TIN CHUNG

Họ và tên người được phỏng vấn: ………; Tuổi:……… Địa chỉ: ……… 1. Tổng số người trong gia đình: ... người.

2. Phân theo độ tuổi:

- Dưới 16 tuổi: ... người. - Từ 18 đến 55 tuổi (đối với nữ): ... người. - Từ 18 đến 60 tuổi (đối với nam): ... người. - Trên 60 tuổi: ... người. 3. Phân theo ngành nghề

- Số người có việc làm: ... người. - Làm nông nghiệp: ... người. - Làm trong khu công nghiệp của địa phương: ... người. - Tiểu thủ công nghiệp: ... người. - Kinh doanh dịch vụ hay nghề phụ: ... người. - Ngành nghề khác: ... người. - Không có việc làm: ... người. - Số người có nhu cầu đào tạo nghề: ... người.

II. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ THU HỒI ĐẤT CỦA HỘ TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2015

1. Diện tích đang sử dụng Đã được cấp giấy CNQSDĐ

- Đất nông nghiệp: ……….(m2)

- Đất ở: ………...(m2)

- Đất khác: ………..(m2)

2. Có nằm trong diện thu hồi đất đai không? Có Không

3. Diện tích đất nằm trong diện thu hồi

- Đất nông nghiệp: ……….(m2)

- Đất ở: ………...(m2)

- Đất khác: ………..(m2)

Lý do thu hồi: ……… Thu hồi năm: ………. 4. Diện tích đất thuê thêm để sản xuất

- Đất nông nghiệp: ……….(m2)

- Đất khác: ………..(m2)

5. Được bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi

- Đất nông nghiệp: ……….(m2)

- Đất ở: ………...(m2)

- Đất khác: ………..(m2)

- Tiền: ………..(đồng) 6. Đã sử dụng tiền bồi thường để:

Thâm canh trên diện tích còn lại Chuyển đổi cây, con có năng suất cao Đầu tư khác cho sản xuất nông nghiệp Chỉ cho con cái học hành

Sữa chữa, xây mới nhà ở Mua xe cộ, tài sản khác Gửi tiết kiệm Trả nợ

Hình thức khác:………..

7. Đã được nhà nước hỗ trợ thông qua hình thức nào Được đào tạo nghề

Được giao đất, cho thuê đất

Được đào tạo nghề và có việc làm ổn định Giao đất để kinh doanh thương mại dịch vụ

Đào tạo nghề nhưng việc làm không ổn định Giao đất nông nghiệp

Đào tạo nghề nhưng không có việc làm Ưu tiên đấu thầu đất nông nghiệp công ích Được miễn, giảm thuỷ lợi phí

Được cấp tư liệu sản xuất Được vay vốn

Hình thức hỗ trợ khác: ……….

III. TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2010 – 2015

1. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp 1.1. Trồng trọt Loại cây trồng Năm 2010 Năm 2015 Diện tích (m2) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Giá trị sản lượng (nghìn đ) Diện tích (m2) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Giá trị sản lượng (nghìn đ) 1. Cây lương thực - Lúa - Ngô - Khoai lang - Cây khác 2. Cây CN & thực phẩm - Lạc - Đậu tương - Khoai tây - Rau - Hoa, cây cảnh - Cây ăn quả - Cây khác

1.2. Chăn nuôi Loại vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tái cơ cấu sử dụng đất tại huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)