Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tái cơ cấu sử dụng đất tại huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 33 - 37)

4. Điểm mới của đề tài

3.1.2. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Gồm nước mưa, nước mặt của các sông, suối, hồ chứa, thủy vực,... Nguồn nước mặt của huyện Tây Hòa hàng năm rất lớn, là nơi tiếp nhận toàn bộ nguồn nước của hệ thống sông Ba chảy qua, sông Bánh Lái, sông Trong, nước hồi qui của nguồn thủy nông Đồng Cam.

- Nguồn nước dưới đất: Theo kết quả khảo sát, thăm dò cho thấy nguồn nước dưới đất của Huyện khá dồi dào và chất lượng nước tương đối tốt tồn tại dưới 2 dạng nước lỗ hổng và nước khe nứt.

b. Tài nguyên đất

Trên cơ sở từ tài liệu đất đai, thổ nhưỡng và bản đồ đất của tỉnh Phú Yên, huyện Tây Hoà có 7 nhóm đất chính như sau:

- Đất cát và cồn cát

Diện tích 598ha chiếm 0,98%. Diện tích phân bố chính ở ven sông Ba và Sông Bánh Lái ở thị trấn Phú Thứ và các xã Hòa Phú, Hòa Phong, Hòa Bình 1, Hòa Thịnh, Hòa Mỹ Đông và Hòa Mỹ Tây.

Thành phần cơ giới là cát, cát thô rời rạc, tỷ lệ cát trên 97%, khả năng giữ nước kém, hàm lượng dinh dưỡng trong đất thấp. Khả năng khai thác loại đất này cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế chỉ tận dụng trồng cỏ, dưa, bí,... là nguồn vật liệu xây dựng quan trọng.

- Đất phù sa (P)

Diện tích 14.247 ha, chiếm 23,38 %, so với tổng diện tích đất tự nhiên, do quá trình bồi tụ của sông Ba, sông Bánh Lái, phân bố ở thị trấn Phú Thứ, xã Hòa Phú, Hòa Phong, Hòa Bình 1, Hòa Tân Tây, Hòa Thịnh, Hòa Mỹ Đông và Hòa Mỹ Tây.

Nhóm đất này có 2 loại là: đất phù sa được bồi hàng năm và đất phù sa không được bồi hàng năm. Đất phù sa được bồi tụ hàng năm nằm ở vùng thấp trũng, thường bị ngập lũ, có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, thích hợp với nhiều loại cây trồng. Các loại cây trồng thích hợp là cây nông nghiệp ngắn ngày: cây lúa, hoa màu,…. Đất phù sa không được bồi hàng năm, tập trung ở khu vực có địa hình cao không bị ngập lũ, thành phần cơ giới nhẹ, ít chua hoặc trung tính, hàm lượng dinh dưỡng từ khá đến giàu, thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày: mía, sắn, bắp,…

- Nhóm đất xám (X)

Diện tích 1.621 ha chiếm 2,66 % so với tổng diện tích đất tự nhiên.

Đất xám được hình thành trên phù sa cổ và đá cát, phân bố chủ yếu ở Hòa Phong, Hòa Đồng, Hòa Thịnh.

Đất có đặc điểm thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, phản ứng đất chua, độ no bazơ thấp, nghèo mùn, các chất dinh dưỡng tổng số, dễ tiêu và đều nghèo. Đất thích hợp với cây trồng cạn, cây công nghiệp và cây ăn quả. Nếu chủ động được nước tưới, phân bón và khử chua sẽ nâng cao năng suất cây trồng và chuyển đổi cây trồng.

- Đất đen (Ru)

Diện tích 3.420 ha chiếm 5,61% so với tổng diện tích đất tự nhiên, phân bổ vùng Sơn Thành Tây, Sơn Thành Đông, Hòa Phú.

Nhóm đất đen có nhiều ưu điểm, địa hình khá bằng phẳng, giữ ẩm tốt, thoát nước tốt, ít bị ngập úng, là vùng đất có giá trị tiềm năng cao nhất của Huyện, có khả năng xây dựng vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng hóa giá trị cao như: tiêu, cao su, cây ăn quả,….

- Nhóm đất đỏ vàng

Diện tích 37.119ha gồm các loại đất đỏ vàng nguồn gốc phân hóa từ đá macma acid, đá sét biến chất, đá mácma bazơ,…. chiếm 60,91%. Diện tích tập trung ở vùng đồi, núi các xã Hòa Thịnh, Hòa Mỹ Tây, Sơn Thành Đông, Sơn Thành Tây,... đất có thành phần cơ giới nhẹ, thường có kết cấu kém, tầng đất mỏng (thường nhỏ hơn 1,2 m). Đất chua, độ no bazơ nhỏ hơn 50%, nghèo mùn, đạm, lân; hàm lượng kali khá hơn so với loại đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, đất có hàm lượng cấp hạt sét thấp (nhỏ hơn 20%, nếu tính cả cấp hạt sét vật lý thì cũng chỉ đạt xấp xỉ 30%), vì thế dung tích hấp thu thấp, khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng kém.

Về tính chất, đất này kém hơn nhiều so với loại đất đỏ vàng hình thành trên đá sét và đá biến chất, đá granit. Phần lớn chúng được phân bố ở những nơi có địa hình dốc trên 15 độ, nên dễ bị xói mòn mạnh. Một số nơi vùng tiếp giáp giữa đồng bằng và núi đã được khai thác gỗ, củi mạnh, phá rừng làm nương rẫy sau đó bỏ hoang hóa tạo nhiều vùng đất đồi trọc. Hướng sử dụng loại đất này là bảo vệ, khai thác hiệu quả bền vững rừng tự nhiên hiện có, rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng để phân định cụ thể rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Những nơi đã biến thành đất trống (đất chưa sử dụng) đẩy mạnh trồng rừng kinh tế, một số vùng đất tốt thuận lợi giao thông chuyển sang xây dựng đồng cỏ chăn nuôi, trồng cây lâu năm như chuối, mít, thanh long,.…

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi

Diện tích 2.381 ha chiếm 3,9% so với tổng diện tích đất tự nhiên.

Phân bố ở các vùng đồi núi cao trên 1000 mét có ở các xã Hòa Mỹ Tây, Sơn Thành Đông, loại đất này hình thành trên đá macma acid có quá trình ferralit mạnh, có thành phần cơ giới nhẹ, lẫn nhiều thạch anh, khả năng giữ nước kém. Đất có pH

chua (pHKCl từ 4,0- 5,0), Cation kiềm trao đổi và độ no bazơ thấp, hàm lượng hữu

cơ từ trung bình đến nghèo, lân tổng số và dễ tiêu rất nghèo, kali tổng số nghèo. Loại đất này hiện là rừng tự nhiên.

- Đất xói mòn trơ sỏi đá (E)

Diện tích 167 ha chiếm 0,27% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Loại đất này có mặt ở tất cả các loại đá mẹ khác nhau.

Đất bị xói mòn mạnh trơ sỏi đá, tầng đất mặt bị bào mòn, rửa trôi mãnh liệt nên còn rất mỏng, có đá lộ đầu hoặc mất hẳn tầng đất để trơ ra cả đá gốc, trở nên khô hạn khốc liệt. Đất không còn kết cấu và đã kiệt chất dinh dưỡng. Hồi phục độ phì nhiêu cho loại đất này chỉ còn cách là trồng cây gây rừng hoặc bảo vệ để phục hồi tự nhiên. Nhưng đây là cả một vấn đề khó khăn, cần có sự đầu tư lớn trong một thời gian dài.

Bảng 3.1. Các nhóm đất và loại đất huyện Tây Hòa

STT Loại đất hiệu Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) 1 NHÓM ĐẤT CÁT 598 0,98 Đất cát điển hình C 598 0,98 2 NHÓM ĐẤT PHÙ SA 14.247 23,38 Đất phù sa trung tính ít chua P 904 1,48 Đất phù sa chua Pc 4.112 6,75 Đất phù sa có tầng đốm gỉ Pb 372 0,61 Đất phù sa glây Pg 8.859 14,54 3 NHÓM ĐẤT XÁM 1.621 2,66 Đất xám trên phù sa cổ X 1.503 2,47

Đất xám trên macma acid và đá cát Xa 118 0,19

4 NHÓM ĐẤT ĐEN 3.420 5,61

Đất nâu thẫm trên đá phong hoá của đá bọt và đá bazan Ru 3.420 5,61

5 NHÓM ĐẤT ĐỎ VÀNG 37.119 60,91

Đất đỏ vàng đá macma acid Fa 26.492 43,47

Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 102 0,17

Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 115 0,19

Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 10.310 16,92

Đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính Fu 100 0,16

6 NHÓM ĐẤT MÙN VÀNG ĐỎ TRÊN NÚI 2.381 3,9

Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit Ha 2.381 3,9

7 NHÓM ĐẤT XÓI MÒN TRƠ SỎI ĐÁ 167 0,27

Đất xói mòn trơ sỏi đá E 167 0,27

8 ĐẤT KHÁC (sông, suối, mặt nước chuyên dụng,…) 1.392 2,28

TỔNG CỘNG 60.945 100

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tái cơ cấu sử dụng đất tại huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)