Điềukiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng quế tại huyện bảo thắng tỉnh lào cai (Trang 38)

1.4.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Bảo Thắng có tọa độ địa lý:22021'42'' đến 22021'40'' vĩ độ Bắc - 104005'03'' đến 194005'20'' vĩ kinh độ Đông. Huyện Bảo Thắng nằm ở trung tâm tỉnh Lào Cai, giáp với hầu hết các đơn vị hành chính cấp huyện khác trong tỉnh (trừ 2 huyện Bát Xát và Si Ma Cai), Phía đông giáp huyện Bắc Hà; Phía đông nam giáp huyện Bảo Yên; Phía tây giáp thị xã Sa Pa; Phía tây bắc giáp thành phố Lào Cai; Phía nam giáp huyện Văn Bàn; Phía bắc giáp huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (với đường biên giới dài 7 km) và huyện Mường Khương.

Huyện Bảo Thắng có diện tích 651,98 km², dân số năm 2019 là 103.262 người, mật độ dân số đạt 158 người/km2. Huyện lỵ là thị trấn Phố Lu, cách thành phố Lào Cai khoảng 40 km về hướng đông nam. Trên địa bàn huyện có Quốc lộ 70, quốc lộ 4E, cao tốc Hà Nội - Lào Cai, có đường sắt Côn Minh - Hà Nội, sông Hồng đi qua. Ngoài ra còn có nhiều tỉnh lộ và đường liên xã tới các thôn bản.

29

Hình 1.4. Huyện Bảo Thắng, Tỉnh Lào Cai

1.4.1.2 Địa hình

- Địa hình bị chia cắt làm hai khu vực Tả ngạn và Hữu ngạn bởi dòng sông Hồng chảy qua với chiều dài 38 km.Phần lớn hệ thống đồi núi có độ cao trung bình từ 100 - 400m, địa hình bao gồm: Những dải thung lũng hẹp chạy dài. phía Tây là dải núi thấp của dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao từ 800 -1.000m. phía Đông là dải núi thấp của dãy núi đá vôi chạy dọc sông Chảy.

1.4.1.3 Khí hậu

Đặc điểm thời tiết, khí hậu được chia thành 2 mùa tương đối rõ rệt là: Mùa mưa và mùa khô (Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau. mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10, có năm kéo dài đến hết tháng 11).Lượng mưa trung bình năm từ 1.600 - 1.800 mm. nhiệt độ trung bình năm từ 24 - 26 độ C, nhiệt độ cao nhất 40 độ C, thấp nhất là 2 độ C. Do ảnh hưởng của địa hình, địa mạo trong khu vực đặc biệt là hai dãy núi Hoàng Liên Sơn và dãy núi Con Voi đã gây một số hiện tượng đặc biệt như: Mưa phùn trung bình 9,4 ngày/năm chủ yếu vào tháng 01, 02, 12. sương mù 32 ngày/năm chủ yếu vào tháng 11. 12.

30

Huyện Bảo Thắng Có 10 nhóm đất chính, được chia làm 30 loại đất. 10 nhóm đất là: đất phù sa, đất lầy, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất mùn alit trên núi, đất mùn thô trên núi, đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, đất sói mòn mạnh trơ sỏi đá và đất dốc tụ. Một số nhóm đất đang được sử dụng thiết thực:

- Nhóm đất phù sa: diện tích nhỏ, phân bố chủ yếu dọc sông Hồng , có độ phì tự nhiên khá cao.

- Nhóm đất đỏ vàng: thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng hoặc vàng đỏ rực rỡ. Hình thành và phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn ở độ cao 900m trở xuống.

- Nhóm đất mùn alit trên núi: Phân bố tập chung ở các xã Phú nhuận, Tằng Loong, Gia phú ....có thảm rừng đầu nguồn khá tốt, thích hợp, rừng hỗn giao.

- Nhóm đất đỏ vàng bị biến đổi màu do trồng lúa: đây là các loại đất feralitic hoặc mùn feralitic ở các sườn và chân sườn ít dốc. Diện tích ít phân bố rải rác ở các xã. Hiện trạng sử dụng đất Tổng diện tích đất tự nhiên là 68.506,7 ha. • Diện tích đất rừng Lâm nghiệp: 40.156,32 ha • Diện tích đất sản xuất Nông nghiệp: 21.200,2 ha • Diện tích đất sử dụng cho mục đích khác: 3.151,85 ha 1.4.2 Điu kin kinh tế - xã hi

- Kinh tế: Chủ yếu phát triển trồng cây nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và trồng trọt cây ăn quả, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (khu công nghiệp Tằng loỏng),

- Dịch vụ du lịch thương mại đang phát triển - Tỷ lệ hộ nghèo tính đến năm 2019 là 6,91%,

- Dân cư - an ninh xã hội:Tổng dân số toàn huyện có 103.537 nhân khẩu và 26.124 hộ gia đình, trong đó số người ở độ tuổi lao động là 65.873 người chiếm 63,62%; Có 17 dân tộc anh em cùng chung sống gồm: Dân tộc Kinh,

31

Tày, Nùng, Ráy, Giao, Mường, Mông, Xã Phó, Phù Lá, Ê Đê, Thái, Hoa, Bố Ý, Na Chí, Hà Nhì, Khơ Me, Sán Chay.

• Trên 70% dân số có nguồn thu nhập kinh tế bằng nghề Nông lâm nghiệp. • Tình hình an ninh luôn được giữ vững ổn định. Các tín ngưỡng tôn giáo sinh hoạt đúng pháp luật.

Hình 1.5. Đồng bào người Dao đỏ trên rừng Quế tại địa phương

1.4.3. Thun li và khó khăn

1.4.3.1 Thuận lợi

Cây Quế là cây trồng rừng mới xuất hiện được vài năm trở lại đây những đã hứa hẹn nhiều thay đổi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc vùng cao, là một trong những cây có nguồn thu nhập hàng đầu có vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc. Hiện nay, tỉnh Lào Cai nói chung và huyện Bảo Thắng nói riêng đã xây dựng quy hoạch phát triển vùng trồng Quế tại 50 xã thuộc 04 huyện: Bảo Yên, Bảo Thắng, Bắc Hà và Văn Bàn với tổng diện tích quy hoạch ổn định vùng Quếđến năm 2025 là 25.000 ha.

Chủ trương của huyện là tạo mọi điều kiện để khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư phát triển vào để nâng cao năng suất lẫn chất lượng Quế địa phương nhằm thu hút để có thể có các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn, đặc

32

biệt là các nhà máy sản xuất, chế biến tinh dầu từ cây Quế, và sản xuất chế biến nhân tạo từ gỗ Quế.

1.4.3.2 Khó khăn

Bên cạnh các lợi thế phát triển và hiệu quả kinh tếđạt được, việc phát triển rừng trồng quế còn một số khó khăn, tồn tại đó là: Cây quế là cây ưa bóng, việc trồng quế tại các khu vực có thời gian chiếu nắng dài hoặc phát dọn thực bì trước khi trồng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống của quế; việc thu mua, bán quế trên địa bàn huyện Bảo Thắng chủ yếu thông qua các tư thương, chưa có đơn vị cụ thể đứng ra ký hợp đồng. Việc phát triển cây quế một cách ồ ạt, tự phát khả năng sẽ gây phá vỡ quy hoạch và “cung” vượt “cầu”, ảnh hưởng đến giá thành, thu nhập từ quế sau này. Năng suất, chất lượng sản phẩm quế tại huyện chưa cao; chưa áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm quế; diện tích trồng còn manh mún, nhỏ lẻ, không tập trung nên công tác quản lý bảo vệ và tiêu thụ sản phẩm sau khi rừng được khai thác còn gặp nhiều khó khăn.

1.4.4 Đặc đim chung v din tích và sn lượng Quế ca huyn Bo Thng, Lào Cai Lào Cai

Cây Quế ở huyện Bảo Thắng có chất lượng tốt, là cây truyền thống từ lâu đời gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng báo dân tộc thiểu số vùng cao, vùng sâu, là một trong những nguồn thu nhập chính có vai trò quan trọng đến đời sống kinh tế và nhu cầu hàng ngày của bà con dân tộc thiểu số, hầu hết các hộ xóa đói giảm nghèo tiến tới làm giầu cũng từ cây Quế. Chính vì vậy qua bao nhiêu sự thăng trầm của cơ chế thị trường cây Quế của huyện Bảo Thắng vẫn vững vàng phát triển, từng bước điều chỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện môi trường sinh thái, khai thác tốt tiềm năng lợi thế trong vùng. Hiện nay cây Quếđã phát triển hầu hết ở các xã trong huyện. Cây Quế đã được xác định là cây lâm nghiệp mũi nhọn của huyện Bảo Thắng. Chính vì vậy Huyện ủy, HĐND - UBND huyện cùng các cấp các ngành tập

33

trung chỉ đạo, tuyên truyền vận động nhân dân các dân tộc trong huyện xây dựng kế hoạch mỗi năm trồng mới, trồng sau khai thác diện Quế từ 1.000 ha trở lên, đến nay đã đưa tổng diện tích Quế của toàn huyện lên4.710 ha, sản lượng trung bình đạt: 1,5-2 tấn/ ha.

Gỗ Quế được các cơ sở, Hợp tác xã thu mua, sản xuất ván bóc, xẻ thanh bao bì, xẻ nan bán cho Đài Loan,Trung Quốc, ngoài ra gỗ Quế còn bán cho các cơ sở, Công ty xây dựng .v.v.

34

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

• Đối tượng: Cây quế (Cinnamomumcassia Nees & Eberth) huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

• Phạm vi: Nghiên cứu về thực trạng gây trồng, phát triển cây quế tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

-Địa điểm: huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

-Thời gian: Từ tháng 06 năm 2019 đến tháng 7 năm 2020

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1Điều tra thực trạng trồng quế tại khu vực nghiên cứu: Diện tích; phân bổ, điều kiện khí hậu đất đai; Biện pháp kỹ thuật trồng, tình hình khai thác chế biến, thị trường tiêu thụ quế.

2.3.2. Đánh giá sinh trưởng, năng suất, chất lượng quế và hiệu quả kinh tế: tình hình sinh trưởng/ tăng trưởng quế Năng xuất; chất lượng; độ dày vỏ; tình hình sâu bệnh hại; hiệu quả kinh tế

2.3.3. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rừng trồng quế

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp kế tha tài liu

Kế thừa tài liệu về đặc điểm về điều kiện tự nhiên, thời tiết của khu vực, đặc điểm về tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu; Kết quả việc rà soát, đánh giá hiệu quả thực hiện quy hoạch vùng trồng cây Quế và hệ thống các cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh Lào Cai của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lào Cai năm 2019.

2.4.2. Điu tra thu thp s liu

2.4.2.1. Phương pháp RRA, PRA

Điều tra đánh giá thực trạng trồng cây Quế tại huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai.

35

Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) trong đó áp dụng các công cụ:

- Phỏng vấn định hướng và bán định hướng - Phỏng vấn nhóm tiêu điểm

Thu thập các tài liệu có liên quan hiện trang gây trồng Quế của huyện, phỏng vấn các bên liên quan, chủ hộ và các doanh nghiệp trồng rừng Quế để thu thập thông tin về thực trạng trồng, khai thác, chế biến và thị trường tiêu thụ Quếở huyện Bảo Thắng.

Lập phiếu điều tra phỏng vấn hộ gia đình theo dạng câu hỏi bản định hướng, phiếu điều tra sinh thái loài, vềđất, về sinh trưởng, tiềm năng cung cấp nguyên liệu và giá trị sử dụng.

Điều tra nguồn nguyên liệu: diện tích (tổng diện tích ước tính), quy mô trồng (tập trung hay phân tán), sản lượng khai thác hàng năm; điều kiện khai thác, chất lượng nguyên liệu (chiều cao, đường kính, tuổi cây). Số lượng phỏng vấn 20 hộ trồng quế nhiều nhất tại huyện Bảo Thắng.

2.4.2.2. Điều tra OTC

-Lập OTC

Số lượng 5 OTC tại rừng trồng Quế ở các độ tuổi 3-5-7-9-11. Loại ô tiêu chuẩn được sử dụng là ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời có diện tích 500m2 cho kiểu rừng trồng. Ô tiêu chuẩn với kích thước 20 m x 25 m. Loại ô tiêu chuẩn này thích hợp trong khu vực có độ dốc nhỏ hơn 200

Ô tiêu chuẩn đo đếm cần đáp ứng các tiêu chí sau:

-Đại diện cho điều kiện địa hình và đại diện cho từng cấp tuổi của cây. Việc lập ô tiêu chuẩn tiến hành theo các bước như sau:

1. Trong khu vực điều tra, dùng cọc đóng đểđánh dấu điểm xuất phát lập ô;

2. Một người đứng tại điểm xuất phát và sử dụng GPS hoặc địa bàn cầm tay đểđịnh hướng cho các cạnh của ô tiêu chuẩn;

36

3. Những người khác sử dụng thước dây để đo khoảng cách từđiểm xuất phát theo các cạnh của ô tiêu chuẩn. Chiều dài của các cạnh của ô tiêu chuẩn là khoảng cách đã được cải bằng. Trong quá trình xác định chiều dài của các cạnh, cứ 5 - 10 m nên dùng cọc để đánh dấu;

4. Để chắc chắn ô tiêu chuẩn là hình vuông, các góc vuông hình thành bởi hai cạnh của ô phải là 900 và tại trung điểm của hai cạnh đối diện, sử dụng thước dây để kiểm tra độ dài của khoảng cách bằng giữa hai trung điểm này.

5. Sau khi lập ô với các cọc được đánh dấu tại mỗi khoảng cách từ 05 - 10m, (tùy thuộc vào điều kiện địa hình), trên mỗi cạnh của ô vuông, sử dụng dây nilon nối các cọc của ô đểđánh dấu ranh giới của ô tiêu chuẩn.

6. Ghi chép các thông tin chung trong ô trong phiếu điều tra hiện trường.

Điều tra trong OTC

Trong ô tiêu chuẩn, tiến hành đo đếm số liệu cây trong OTC theo những chỉ tiêu chọn lọc (đo các trị sốđường kính ngang ngực (D1.3); chiều cao vút ngọn (Hvn); đường kính tán (Dt) của lâm phần Quếở tuổi 3-11 năm được thống kê trên những ô tiêu chuẩn 500 m2 (25*20 m). Trong mỗi lâm phần Quế ở tuổi 3-11 năm đo đạc điển hình trên 1 ô tiêu chuẩn đại diện (tổng số 5 OTC). Nội dung đo đếm trong ô tiêu chuẩn bao gồm mật độ lâm phần (N, cây), D1.3 (cm) và H (m) của từng cây. Chỉ tiêu D1.3 (cm) của tất cả những cây trong ô tiêu chuẩn được đo đạc bằng thước dây với độ chính xác 0,1 cm. Chỉ tiêu H (m) được đo đạc bằng cây sào với độ chính xác 0,1 m. Tất cả những chỉ tiêu đo đếm trong ô tiêu chuẩn được tập hợp thành bảng biểu lập sẵn.

- Ảnh hưởng của những yếu tố ngoại cảnh như khí hậu, thời tiết, độ ẩm và lượng mưa.

-Ảnh hưởng của địa hình tới sinh trưởng và phát triển: Các yếu tố địa hình như là chân, sườn, đỉnh, khe núi, suối chia cắt.

Điều tra đánh giá lựa chọn cây Quế có năng suất, phẩm chất tinh dầu và các sản phẩm cuối cùng cao nhất trong khu vực và năng suất này ổn định ít nhất trong 3 năm.

37

2.4.2.3. Xác định hàm lượng tinh dầu (hay năng suất tinh dầu):

* Nơi thực hiện phân tích hàm lượng tinh dầu, thành phần hóa học: Viện Khoa Học Lâm nghiệp Việt Nam

-Tính độ dày vỏ, và xác định hàm lượng tinh dầu theo cách sau:

+ Lấy mẫu; Mỗi cây có năng suất và phẩm chất cao (theo đánh giá của người dân) thu 1 mẫu. Mẫu vỏ quếđược lấy trên cây ở cùng một độ cao 1,3 m tính từ gốc, theo cùng một hướng, mỗi cây lấy 1 mẫu. Hàm lượng tinh dầu được tính theo trọng lượng mẫu khô. Thời điểm lấy mẫu trung với thời điểm thu hoạch vỏ của người dân (tập trung vào tháng 10). Xác định hàm lượng tinh dầu theo phương pháp sau:

+ Xử lí mẫu: Mẫu được hong khô ngoài nắng nhẹ sau đó được đóng vào bao gói để tránh ẩm mốc. Trước khi cất tinh dầu mẫu được sấy khô ở nhiệt độ 50° bằng đèn hồng ngoại cho đến khi trọng lượng không đổi (cân trọng lượng trước khi sấy, tiến hành sấy và kiểm tra cho đến khi trọng lượng không đổi có nghĩa là trọng lượng khô kiệt).

Vỏ quếđược đập nhỏ thành từng mảnh nhỏ sau đó cho vào bộ chưng cất tinh dầu bằng lôi cuốn nước, dựa vào lượng tinh dầu thu được và lượng mẫu nguyên liệu đã xác định để tính hàm lượng tinh dầu từ mẫu phân tích.

* Phương pháp tách tinh dầu ra khỏi mẫu phân tích

Với mẫu vỏ quế, sử dụng phương pháp chưng cất lôi cuốn bằng hơi nước (steam distillation). Dòng hơi nước nóng được tạo ra từ bình cầu được sục qua lớp nguyên liệu cuốn theo các cấu tử tinh dầu từ nguyên liệu đi lên đến bộ phận ngưng tụ (ống sinh hàn). Tại đây hỗn hợp tinh dầu và hơi nước được ngưng tụ và chảy xuống bộ phận tách lớp. Do tinh dầu quế nặng hơn nước lên sẽ chìm xuống phía đáy của dụng cụ tách lớp. Quá trình chưng cất diễn ra liên tục trong 5,5 đến 6 giờ. Kết thúc quá trình chưng cất, tinh dầu được tách ra khỏi pha nước và được làm khô qua Na2SO4 khan để loại hoàn toàn nước. Mẫu tinh dầu được chuyển vào ống đo thể tích chuyên dụng để xác định thể tích và khối lượng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng quế tại huyện bảo thắng tỉnh lào cai (Trang 38)