Đặc điểm chung về diện tích và sản lượng Quếc ủa huyện Bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng quế tại huyện bảo thắng tỉnh lào cai (Trang 42 - 52)

Lào Cai

Cây Quế ở huyện Bảo Thắng có chất lượng tốt, là cây truyền thống từ lâu đời gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng báo dân tộc thiểu số vùng cao, vùng sâu, là một trong những nguồn thu nhập chính có vai trò quan trọng đến đời sống kinh tế và nhu cầu hàng ngày của bà con dân tộc thiểu số, hầu hết các hộ xóa đói giảm nghèo tiến tới làm giầu cũng từ cây Quế. Chính vì vậy qua bao nhiêu sự thăng trầm của cơ chế thị trường cây Quế của huyện Bảo Thắng vẫn vững vàng phát triển, từng bước điều chỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện môi trường sinh thái, khai thác tốt tiềm năng lợi thế trong vùng. Hiện nay cây Quếđã phát triển hầu hết ở các xã trong huyện. Cây Quế đã được xác định là cây lâm nghiệp mũi nhọn của huyện Bảo Thắng. Chính vì vậy Huyện ủy, HĐND - UBND huyện cùng các cấp các ngành tập

33

trung chỉ đạo, tuyên truyền vận động nhân dân các dân tộc trong huyện xây dựng kế hoạch mỗi năm trồng mới, trồng sau khai thác diện Quế từ 1.000 ha trở lên, đến nay đã đưa tổng diện tích Quế của toàn huyện lên4.710 ha, sản lượng trung bình đạt: 1,5-2 tấn/ ha.

Gỗ Quế được các cơ sở, Hợp tác xã thu mua, sản xuất ván bóc, xẻ thanh bao bì, xẻ nan bán cho Đài Loan,Trung Quốc, ngoài ra gỗ Quế còn bán cho các cơ sở, Công ty xây dựng .v.v.

34

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

• Đối tượng: Cây quế (Cinnamomumcassia Nees & Eberth) huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

• Phạm vi: Nghiên cứu về thực trạng gây trồng, phát triển cây quế tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

-Địa điểm: huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

-Thời gian: Từ tháng 06 năm 2019 đến tháng 7 năm 2020

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1Điều tra thực trạng trồng quế tại khu vực nghiên cứu: Diện tích; phân bổ, điều kiện khí hậu đất đai; Biện pháp kỹ thuật trồng, tình hình khai thác chế biến, thị trường tiêu thụ quế.

2.3.2. Đánh giá sinh trưởng, năng suất, chất lượng quế và hiệu quả kinh tế: tình hình sinh trưởng/ tăng trưởng quế Năng xuất; chất lượng; độ dày vỏ; tình hình sâu bệnh hại; hiệu quả kinh tế

2.3.3. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rừng trồng quế

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp kế tha tài liu

Kế thừa tài liệu về đặc điểm về điều kiện tự nhiên, thời tiết của khu vực, đặc điểm về tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu; Kết quả việc rà soát, đánh giá hiệu quả thực hiện quy hoạch vùng trồng cây Quế và hệ thống các cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh Lào Cai của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lào Cai năm 2019.

2.4.2. Điu tra thu thp s liu

2.4.2.1. Phương pháp RRA, PRA

Điều tra đánh giá thực trạng trồng cây Quế tại huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai.

35

Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) trong đó áp dụng các công cụ:

- Phỏng vấn định hướng và bán định hướng - Phỏng vấn nhóm tiêu điểm

Thu thập các tài liệu có liên quan hiện trang gây trồng Quế của huyện, phỏng vấn các bên liên quan, chủ hộ và các doanh nghiệp trồng rừng Quế để thu thập thông tin về thực trạng trồng, khai thác, chế biến và thị trường tiêu thụ Quếở huyện Bảo Thắng.

Lập phiếu điều tra phỏng vấn hộ gia đình theo dạng câu hỏi bản định hướng, phiếu điều tra sinh thái loài, vềđất, về sinh trưởng, tiềm năng cung cấp nguyên liệu và giá trị sử dụng.

Điều tra nguồn nguyên liệu: diện tích (tổng diện tích ước tính), quy mô trồng (tập trung hay phân tán), sản lượng khai thác hàng năm; điều kiện khai thác, chất lượng nguyên liệu (chiều cao, đường kính, tuổi cây). Số lượng phỏng vấn 20 hộ trồng quế nhiều nhất tại huyện Bảo Thắng.

2.4.2.2. Điều tra OTC

-Lập OTC

Số lượng 5 OTC tại rừng trồng Quế ở các độ tuổi 3-5-7-9-11. Loại ô tiêu chuẩn được sử dụng là ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời có diện tích 500m2 cho kiểu rừng trồng. Ô tiêu chuẩn với kích thước 20 m x 25 m. Loại ô tiêu chuẩn này thích hợp trong khu vực có độ dốc nhỏ hơn 200

Ô tiêu chuẩn đo đếm cần đáp ứng các tiêu chí sau:

-Đại diện cho điều kiện địa hình và đại diện cho từng cấp tuổi của cây. Việc lập ô tiêu chuẩn tiến hành theo các bước như sau:

1. Trong khu vực điều tra, dùng cọc đóng đểđánh dấu điểm xuất phát lập ô;

2. Một người đứng tại điểm xuất phát và sử dụng GPS hoặc địa bàn cầm tay đểđịnh hướng cho các cạnh của ô tiêu chuẩn;

36

3. Những người khác sử dụng thước dây để đo khoảng cách từđiểm xuất phát theo các cạnh của ô tiêu chuẩn. Chiều dài của các cạnh của ô tiêu chuẩn là khoảng cách đã được cải bằng. Trong quá trình xác định chiều dài của các cạnh, cứ 5 - 10 m nên dùng cọc để đánh dấu;

4. Để chắc chắn ô tiêu chuẩn là hình vuông, các góc vuông hình thành bởi hai cạnh của ô phải là 900 và tại trung điểm của hai cạnh đối diện, sử dụng thước dây để kiểm tra độ dài của khoảng cách bằng giữa hai trung điểm này.

5. Sau khi lập ô với các cọc được đánh dấu tại mỗi khoảng cách từ 05 - 10m, (tùy thuộc vào điều kiện địa hình), trên mỗi cạnh của ô vuông, sử dụng dây nilon nối các cọc của ô đểđánh dấu ranh giới của ô tiêu chuẩn.

6. Ghi chép các thông tin chung trong ô trong phiếu điều tra hiện trường.

Điều tra trong OTC

Trong ô tiêu chuẩn, tiến hành đo đếm số liệu cây trong OTC theo những chỉ tiêu chọn lọc (đo các trị sốđường kính ngang ngực (D1.3); chiều cao vút ngọn (Hvn); đường kính tán (Dt) của lâm phần Quếở tuổi 3-11 năm được thống kê trên những ô tiêu chuẩn 500 m2 (25*20 m). Trong mỗi lâm phần Quế ở tuổi 3-11 năm đo đạc điển hình trên 1 ô tiêu chuẩn đại diện (tổng số 5 OTC). Nội dung đo đếm trong ô tiêu chuẩn bao gồm mật độ lâm phần (N, cây), D1.3 (cm) và H (m) của từng cây. Chỉ tiêu D1.3 (cm) của tất cả những cây trong ô tiêu chuẩn được đo đạc bằng thước dây với độ chính xác 0,1 cm. Chỉ tiêu H (m) được đo đạc bằng cây sào với độ chính xác 0,1 m. Tất cả những chỉ tiêu đo đếm trong ô tiêu chuẩn được tập hợp thành bảng biểu lập sẵn.

- Ảnh hưởng của những yếu tố ngoại cảnh như khí hậu, thời tiết, độ ẩm và lượng mưa.

-Ảnh hưởng của địa hình tới sinh trưởng và phát triển: Các yếu tố địa hình như là chân, sườn, đỉnh, khe núi, suối chia cắt.

Điều tra đánh giá lựa chọn cây Quế có năng suất, phẩm chất tinh dầu và các sản phẩm cuối cùng cao nhất trong khu vực và năng suất này ổn định ít nhất trong 3 năm.

37

2.4.2.3. Xác định hàm lượng tinh dầu (hay năng suất tinh dầu):

* Nơi thực hiện phân tích hàm lượng tinh dầu, thành phần hóa học: Viện Khoa Học Lâm nghiệp Việt Nam

-Tính độ dày vỏ, và xác định hàm lượng tinh dầu theo cách sau:

+ Lấy mẫu; Mỗi cây có năng suất và phẩm chất cao (theo đánh giá của người dân) thu 1 mẫu. Mẫu vỏ quếđược lấy trên cây ở cùng một độ cao 1,3 m tính từ gốc, theo cùng một hướng, mỗi cây lấy 1 mẫu. Hàm lượng tinh dầu được tính theo trọng lượng mẫu khô. Thời điểm lấy mẫu trung với thời điểm thu hoạch vỏ của người dân (tập trung vào tháng 10). Xác định hàm lượng tinh dầu theo phương pháp sau:

+ Xử lí mẫu: Mẫu được hong khô ngoài nắng nhẹ sau đó được đóng vào bao gói để tránh ẩm mốc. Trước khi cất tinh dầu mẫu được sấy khô ở nhiệt độ 50° bằng đèn hồng ngoại cho đến khi trọng lượng không đổi (cân trọng lượng trước khi sấy, tiến hành sấy và kiểm tra cho đến khi trọng lượng không đổi có nghĩa là trọng lượng khô kiệt).

Vỏ quếđược đập nhỏ thành từng mảnh nhỏ sau đó cho vào bộ chưng cất tinh dầu bằng lôi cuốn nước, dựa vào lượng tinh dầu thu được và lượng mẫu nguyên liệu đã xác định để tính hàm lượng tinh dầu từ mẫu phân tích.

* Phương pháp tách tinh dầu ra khỏi mẫu phân tích

Với mẫu vỏ quế, sử dụng phương pháp chưng cất lôi cuốn bằng hơi nước (steam distillation). Dòng hơi nước nóng được tạo ra từ bình cầu được sục qua lớp nguyên liệu cuốn theo các cấu tử tinh dầu từ nguyên liệu đi lên đến bộ phận ngưng tụ (ống sinh hàn). Tại đây hỗn hợp tinh dầu và hơi nước được ngưng tụ và chảy xuống bộ phận tách lớp. Do tinh dầu quế nặng hơn nước lên sẽ chìm xuống phía đáy của dụng cụ tách lớp. Quá trình chưng cất diễn ra liên tục trong 5,5 đến 6 giờ. Kết thúc quá trình chưng cất, tinh dầu được tách ra khỏi pha nước và được làm khô qua Na2SO4 khan để loại hoàn toàn nước. Mẫu tinh dầu được chuyển vào ống đo thể tích chuyên dụng để xác định thể tích và khối lượng của tinh dầu thu được.

38

đều để đồng nhất mẫu. Mẫu sau khi đồng nhất được xay nhỏ trên máy xay chuyên dụng đến kích thước nhỏ hơn 2 mm. Lấy 150 gam mẫu bột vỏ quế này đi chưng cất theo phương pháp lôi cuốn bằng hơi nước. Tiến hành chưng cất 2 mẫu song song đểđánh giá độ lặp lại của thí nghiệm. Cũng từ mẫu bột vỏ quế sau khi nghiền mịn, lấy 3 mẫu, mỗi mẫu cân chính xác 10,0 gam mang đi sấy khô kiệt ở 1050C để tính độẩm nguyên liệu. Hàm lượng tinh dầu được tính trên mẫu khô kiệt.

Hình 2.1. Vỏ quế Hình 2.2. Vỏ quế băm nhỏ

Hình 2.3a. Vỏ quế sau nghiền Hình 2.3b. Vỏ quế sau nghiền

Hình 2.4. Chưng cất tinh dầu vỏ quế Hình 2.5. Chưng cất tinh dầu lá quế

39

3 mẫu đơn thành một mẫu hỗn hợp. Cân 300 gam lá hỗn hợp rồi rửa sạch sau đó cho vào nồi chưng cất bằng inox để chưng cất. Đồng thời cũng lấy 100 gam lá hỗn hợp mang đi sấy khô kiệt ở 1050C để tính độẩm nguyên liệu. Quá trinh cũng được lặp lại 2 lần đểđánh giá độ lặp của thí nghiệm.

Hình 2.6. Phân tách tinh dầu quế (lớp dưới)

* Phương pháp tính hàm lượng và phân tích thành phần hóa học tinh dầu

Mẫu tinh dầu sau khi được làm khô qua Na2SO4được xác định thể tích và trọng lượng, từđó tính được hàm lượng và tỉ trọng của tinh dầu trong từng mẫu nghiên cứu.

Tỉ trọng tinh dầu tính theo công thức

= ( )

d: tỷ trọng của tinh dầu,

m: trọng lượng của tinh dầu, g V: thể tích của tinh dầu, ml

Hàm lượng tinh dầu trong mẫu phân tích được tính theo công thức

= ∗ 100%

H: hàm lượng tinh dầu trong mẫu, % m: trọng lượng của tinh dầu, gam;

W: trọng lượng của mẫu nguyên liệu (tính theo trạng thái khô kiệt) dùng để chưng cất, gam.

40

Thành phần hóa học trong mẫu tinh dầu được khảo sát trên thiết bị sắc ký khí, detecto ion hóa ngọn lửa GC/FID và sắc ký khí với detecto khối phổ GC/MS.

* Phương pháp đánh giá chất lượng tinh dầu

Chất lượng tinh dầu của các mẫu phân tích được đánh giá theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6029:2008 về tinh dầu Quế và theo Dược điển Việt Nam III, từđó sẽ chọn ra mẫu cho chất lượng tinh dầu tốt nhất.

2.4.3 Phương pháp ni nghip

Xử lí số liệu OTC đã thu thập được.

Công thức tính trung bình đường kính ngang ngực:

D1 + D2 +...+ Dn D1.3 =

N

•D1.3 là giá trịđường kính trung bình của cây tại vị trí 1.3m

• D1, D2,..Dn là đường kính của các cây được đo tại 1.3m

• N là tổng số cây điều tra.

-Công thức tính trung bình chiều cao vút ngọn của cây:

H1+H2+..+Hn Hvn=

N

Trong đó:

Hvn là giá trị trung bình chiều cao vút ngọn của cây. H1,H2,..,Hn là chiều cao vút ngọn của cây.

N là tổng sô cây điều tra.

Công thức tính trung bình độ tàn che của cây:

Dt1+Dt2+…+Dtn Dt=

N

Trong đó:

41

Dt1,Dt2,..Dtn là đường kính tán của cây 1,2,..n N là tổng số cây điều tra.

42

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng quế tại huyện bảo thắng tỉnh lào cai (Trang 42 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)